Lời toà soạn: Lịch sử 5.000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.  

Thái Bình thiên quốc tồn tại chỉ 15 năm, ngắn ngủi nhưng hào hùng, khiến cả triều Thanh và phương Tây run sợ. Sự tồn tại của nó chính là lời cảnh tỉnh của Trời cao với thế nhân. Cứ khi nào đạo đức xã hội bại hoại thì sẽ có đại nạn. Hồng Tú Toàn đã hoàn thành sứ mệnh cảnh tỉnh thế nhân phải biết tôn kính Thiên thượng mà giữ gìn đạo đức phẩm hạnh, chờ đợi đến ngày được cứu độ.

Phần 5: Tinh trung Hồng Nhân Can – những vần thơ bất tuyệt hào hùng

Trong Thái Bình Thiên Quốc, Can vương Hồng Nhân Can là một trong số những huynh đệ cùng gia tộc với Hồng Tú Toàn, khi còn nhỏ đã từng đi theo Hồng Tú Toàn học tập một năm. Thời trẻ vì yêu thích đọc sách thánh hiền, ông đã viết nên một tập kinh sử liệt kê những điều bản thân từng trải. Ông không chỉ hiểu biết sâu sắc về thời kỳ Xuân Thu đại nghĩa mà còn tinh thông am hiểu về thiên văn.

Hồng Nhân Can kể rằng, đường huynh Hồng Tú Toàn của ông là một bậc trung tín, có tư chất thông minh và đặc biệt xem trọng nghiên cứu văn thơ. Bản thân Hồng Nhân Can cũng vậy, mỗi lần nhìn thấy những câu chữ trung trinh, lễ tiết, nhân nghĩa ông sẽ ghi nhớ mãi không quên.

Bậc quân sư lỗi lạc như Văn Khúc tinh hạ phàm

Sau cuộc khởi nghĩa của Hồng Tú Toàn tại Kim Điền, Hồng Nhân Can luôn mong muốn sẽ có đủ bản lĩnh để tương lai phò tá các huynh đệ của mình. Vậy nên, ông quyết định theo học người Tây phương ở Hương Cảng, đồng thời nghiên cứu về thiên văn, địa lý, lịch số và y thuật chữa bệnh. Hồng Nhân Can đã lưu lại tại Hương Cảng khoảng bảy năm, ông cũng từng đến Đông Quản (Quảng Đông) để hành nghề y và xem bói trong một năm, và ở hai năm tại Thượng Hải.

Trong thời gian ở Hương Cảng, Hồng Nhân Can luôn cảm mến phong tục, tập quán, và các nghi lễ phương Tây của người dân nơi xứ lạ. Người Tây phương ở đây cũng có thiện cảm với Hồng Nhân Can, thông qua ông mà họ có được nhiều mối quan hệ thông thương và mậu dịch hòa hảo.

Sau khi cha mẹ mất và làm trọn đạo hiếu của một người con, Hồng Nhân Can bắt đầu tiến về Thiên Kinh để trợ giúp Hồng Tú Toàn, tận dụng mọi hiểu biết của mình để phò tá. Tại bữa tiệc tiễn biệt ở Hương Cảng, ông đã viết một bài thơ:

Bên gối kinh nghe nhạn Nam chinh,
Dõi theo buồm gió rạng đôi bờ
Chẳng gảy tỳ bà ly biệt khúc,
Đem mấy vần thơ thổi cờ đi.

Ý sâu cỏ biếc long lanh sóng
Xa cách quan san nhạn hữu tình.
Vẫy tay thuyền đi thôi chớ ngóng,
Anh hùng nay nhé thỏa vẫy vùng.

Về sau khi Hồng Nhân Can đến Thiên Kinh, Hồng Tú Toàn rất ngưỡng mộ tài năng và học vấn của ông nên phong tước vị cho ông làm “Khai triều tinh trung quân sư Can Vương”, mệnh lệnh ông trợ giúp việc quản lý triều chính.

(Ảnh minh họa: yutaizx.club)

Vào thời điểm Hồng Nhân Can được phong tước vị vương gia, bá quan văn võ cả triều đều buông lời oán thán, bởi vì ông chưa lập nên công trạng nào mà lại được phong vương. Trước đó vào thời Tam Quốc, Lưu Bị mời Gia Cát Lượng trợ giúp, Quan Vũ và Trương Phi cũng mang tâm không phục. Triều đại Hán, Hàn Tín là một vị danh tướng tài ba xuất chúng, vì nhà Hán mà gây dựng cả cơ đồ giang sơn, nhưng lại vấp phải rất nhiều lời gièm pha phê bình. Còn Hồng Nhân Can, vì thấy các quan văn võ mỗi người một lời nhốn nháo ầm ĩ nên ông đã từ chối tước vị vương gia để tránh lòng quân oán giận.

Hồng Tú Toàn bèn triệu tập quần thần, mệnh lệnh cho Hồng Nhân Can phải lên đài thụ ấn. Hồng Tú Toàn nói: “Sóng gió đang lên, không lâu rồi sẽ ngừng lại”. Hồng Nhân Can trước mặt mọi người đã bước lên đàm luận đạo nghĩa, nói về thiên văn địa lý cùng những tư tưởng chính trị mới. Ông không chỉ một lần nữa đem chế độ Đông Vương ra nghị luận, mà còn mang những án kiện trước kia đã được công bố lần lượt phê bình và diễn nói lại rõ ràng. Ông phong thái đĩnh đạc ngay thẳng, ngôn từ mạnh mẽ phóng khoáng, khiến văn võ quần thần đều nghẹn ngào lắng nghe, ai ai cũng đều tấm tắc tán thưởng. Sau đó mọi người đã thay đổi sắc mặt, ca tụng rằng ông quả xứng là Văn Khúc tinh hạ phàm.

Hồng Tú Toàn hạ chiếu lệnh: Về sau, đối với những chuyện đại sự trong quân đội và chính trị, nếu có vấn đề nào không giải quyết được thì hãy đi hỏi Can Vương, những vấn đề chính sự đối ngoại thì đi hỏi Anh Vương, còn với những chuyện đại sự trong ngoài không thể giải quyết được thì đi hỏi Thiên Vương. Bởi vậy, mọi người phải kiềm chế tâm thái, tiết chế bản thân.

Hồng Nhân Can soạn bộ “Tư chính tân thiên”, ông nói: “Không mưu cầu tước lộc vinh hiển, mà phải thực sự mong muốn góp phần tham gia soạn thảo những phương án, kế sách, dùng hiểu biết tài năng mà lắng nghe, báo đáp ơn tri ngộ với Thánh Chủ”. Ông không phải vì ham muốn tước lộc, mà là vì báo đáp ơn tri ngộ của Thánh Chủ. Nội dung của “Tư chính tân thiên” nói về vấn đề chấn hưng thương nghiệp, kinh doanh ngân hàng, xây dựng đường sắt, khai khoáng, sáng lập bưu chính, làm báo giấy, thậm chí còn lập nên người giám hộ theo chế độ tư pháp quy định và giám sát chính phủ, v.v.

Những động thái như việc Anh vương Trần Ngọc Thành dẫn quân đi chinh phạt Giang Bắc, Lý Tú Thành tiến đánh Hồ Bắc, Giang Tây và Tô Hàng… đều là xuất phát từ những kế sách mưu lược của Hồng Nhân Can. Vào thời kì cuối của Thái Bình Thiên Quốc, các vị vương gia trú đóng ở nhiều vùng biên cương, tự ý cầm giữ lương bổng, vì tước vị càng lớn thì chiêu binh càng thêm vững chắc, cho nên khi triều chính muốn điều động binh quyền thì không còn hiệu nghiệm.

Hồng Nhân Can có ý định liên hợp với ngoại quốc, đánh hạ Vũ Hán và Kinh Tương để khống chế toàn bộ Trường Giang, sau đó sẽ từ Tứ Xuyên công phạt Thiểm Tây. Nhưng bởi vì Lý Tú Thành quá vui thú nơi Tô Hàng nên không để ý đại cục của Giang Bắc, từ đó gây khó dễ cho Hồng Nhân Can khi muốn liên hợp với người Tây phương. Bởi vậy, mặc dù kế hoạch ban đầu rất chu toàn nhưng cuối cùng lại bị thói ham vui của Lý Tú Thành làm hủy cả đại cục.

(Ảnh minh họa: ifuun.com)

Noi theo Văn Thiên Tường, phó mệnh cho trời

Sau thất bại của quân Thái Bình tại Quảng Xương Ấp, Hồng Nhân Can bị quân Thanh bắt và giam giữ tại quân doanh Tịch Bảo Điền. Trần Doanh nói với Hồng Nhân Can rằng, nếu khai ra tân Thiên Vương thì sẽ được thả, đồng thời còn được trọng thưởng một ngàn lượng bạc, đảm bảo con đường tương lai sẽ rộng mở.

Hồng Nhân Can đáp rằng: “Ngươi bảo ta khuyên vương chủ đầu hàng, nhưng chuyện này không phải đạo của một bề tôi đối với vua. Huống chi lại còn muốn ta dẫn các ngươi đi bắt tân Thiên Vương hay sao? Ta vốn là huynh đệ với thiên hoàng, là vương thúc của đương kim ấu chủ, là một vương gia khai triều tinh trung quân sư, tổng chưởng quản lý mọi việc chính sách quan trọng cả trong ngoài triều đình, làm sao có thể chịu nỗi khuất nhục này? Mọi chuyện đã đến bước này, ngươi muốn giết cứ giết, không cần vũ nhục ta”.

Trần Doanh Quan thấy bản tính chính trực ngay thẳng của ông, đã đem ông giải đến quan dưới trướng Tịch đại nhân. Tịch Bảo Điền nói: “Hôm nay bắt được một kẻ không chịu thừa nhận thân phận của mình. Ta muốn giết hắn mà lại không biết được danh tánh, quả là uổng phí để hắn chết đi, chi bằng ngươi ra xác nhận thân phận hắn một chút”.

Hồng Nhân Can nói: “Sắp chết đến nơi, ta cũng chẳng phải mua danh cầu lợi. Xưa nay trung thần không liên đới tham gia mọi việc giữa hai vua, liệt nữ không gả hai chồng. Nước còn thì ta còn, nước mất thì ta mất”.

Hồng Nhân Can mặc dù bị bắt nhưng vẫn coi bản thân là vương tước đại thần của Thiên triều, tuân thủ thân phận của một thần tử, không bán chủ cầu vinh.

Hồng Tú Toàn trước khi băng hà đã từng lưu lại di chiếu cho thiên hạ biết rằng: “Trẫm mến mộ người huynh đệ có tài văn chương, kiến thức hiểu biết về các nước rất sâu rộng, trên thông thiên văn dưới tường địa lý”. Hồng Tú Toàn căn dặn Hồng Nhân Can hãy quản lý mọi việc đại sự từ quân đội đến chính trị, ngày sau tận tâm trợ giúp ấu chủ, không quên hoàng mệnh.

Hồng Nhân Can đã trả lời rằng, sau khi Thiên Vương băng hà ông nhất định sẽ hết lòng tận tâm phò tá triều chính, cúc cung tận tụy. Về sau thành Thiên Kinh bị vây hãm, ông cùng ấu chủ bị thất lạc. Từ đó ông luôn tự trách bản thân vì đã không làm tròn theo di mệnh của lão Thiên Vương lúc lâm chung, làm sao có thể bán chủ cầu vinh đây?

Hồng Nhân Can nói: “Ta nghĩ, nhân sinh giữa trời đất thì phải thật sự dốc hết lòng với hai chữ Trung Hiếu thì mới có thể thành công. Đã không làm tròn bổn phận tận hiếu, nếu như hôm nay lại không thể tận trung, bên trên lại phụ sự phó thác của lão Thiên Vương, khiến ấu chủ sống còn hiện chưa rõ. Nay ta lại không thể chỉ huy kiềm chế các vương thì còn có mặt mũi nào sống tạm bợ chỉ chốc lát này”. Hồng Nhân Can tự dằn vặt bản thân, thể hiện rằng ông muốn làm theo Văn Thiên Tường, cho rằng sinh tử được mất đều phó mặc cho mệnh trời, không đòi hỏi mong cầu điều chi.

Bởi vậy ông nói với Tịch đại nhân: “Ngươi cứ việc áp giải ta đến Bắc Kinh, hãy giết ta để thành toàn tâm nguyện của ta, ta cũng chẳng có gì phải hối tiếc”. Hồng Nhân Can ngôn từ lưu loát, thẳng thắn, chính trực, không một chút sợ hãi né tránh, nói đến tận cùng tâm huyết của một vị trung thần chính nghĩa, dù trong hoàn cảnh nào cũng không phản bội vương chủ của mình.

150 năm đã trôi qua, khi hồi tưởng lại cuộc hành trình đầy bi tráng của các vị vương, vì để tránh cho những thứ xấu xa lưu truyền làm dơ bẩn thương khung, ông đã tận lực trông coi bảo vệ những thần tử trung tín cho đến thời khắc cuối cùng. Sinh tử đối với ông cũng chỉ là được mất nhất thời, không đáng phải nhắc đến, có thể giữ vững được lời ủy thác của Thiên Vương mới chính là sứ mệnh của ông tại vùng đất Trung Hoa này.

Vào khoảnh khắc cuối cuộc đời, những điều ông mang theo không phải là nỗi sợ hãi sinh tử, mà là sự nuối tiếc khi cơ đồ đại nghiệp vẫn chưa đạt được, chí lớn kiên cường, hùng tráng vẫn chưa thực hiện xong.

Tài liệu của Quân cơ xứ triều Thanh, Tuần phủ kiêm Đề đốc Giang Tây Hàm Quan Phòng hỏi cung Hồng Nhân Can, hiện đang lưu giữ ở Bảo tàng Cố cung Đài Bắc. (Ảnh: epochtimes.com)

Phụ lục: Bài thơ tuyệt mệnh của Hồng Nhân Can

Xuân Thu đại nghĩa biệt ra đi
Vẫn còn mê muội chẳng biết chi
Giặc Bắc làm mê chân bản tính
Cương thường văn vật đảo điên thì.

Chí lớn đuổi giặc còn chưa báo
Miêu Cách bảy mươi đức chưa tròn.
Gót chân giẫm nát mây đầu núi
Ngắm trông biển cả mảnh trăng thu.

Chí lớn vẫn còn trời đất rộng
Lòng son đọng mãi cổ kim sầu.
Thế gian ai kẻ anh hùng nhỉ
Đứng ngóng cảm thương luống bạc đầu.

Anh hùng cười nói cầu vồng khí
Cảm khái cổ kim uất hận đầy.
Giặc Bắc chiếm Chu bao đời hận
Minh Tống Liêu Nguyên Thát Đát hung
Mối thù truyền kiếp còn chưa trả,
Chớ để độc này vấy trời xanh.

Giặc Bắc vốn chẳng người cùng tộc,
Tiền lương binh mã lấy của ta.
Huynh đệ tương tàn ôi đau xót,
Vạn cổ anh hào mãi thở than.

(Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung)
Tác giả: Hoàng Phủ Dung
Tuệ Liên biên dịch

videoinfo__video3.dkn.tv||da70fb827__