Lời toà soạn: Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Á Đông gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay. 

Lý Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, được đánh giá là một trong những ngôi sao chói lọi nhất của thi ca thời Đường. Ông được người đời sau tôn kính gọi là “Thi Tiên”, đã làm hàng ngàn bài thơ. Thơ Lý Bạch thấm đẫm phong cách lãng mạn, trữ tình, phong thái siêu trần, thoát tục, từ hàng ngàn năm qua đã in sâu vào lòng độc giả Á Đông. Loạt bài về Lý Bạch sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện nhất về thi nhân vĩ đại này. 

Có bài thơ rằng:

“Tràng Canh Tinh Tinh thanh liên thủy,
Kim Túc Như Lai Chủ Phật quy.
Thi Tiên chuyên bút phong lôi động,
Kiếm hiệp thanh mang nghĩa khí phi.
Nho Thích Đạo pháp tồn hung nội,
Tiên gia Hoàng viện nhậm truy tùy.
Thi phong thành tựu thước thiên cổ,
Thần truyền văn minh bảo trung khôi”.

Dịch nghĩa:

Ông tiên Tràng Canh ở Thanh Liên (Tràng Canh là tên khác của sao Thái Bạch, cũng là biệt hiệu của Lý Bạch), là chuyển thế của Chủ Phật Kim Túc Như Lai (Kim Túc Như Lai Phật là tiền kiếp của Đại Bồ Tát Duy Ma Cật). Ông Tiên thơ vung bút gió thổi sấm động. Hiệp khách vung kiếm nghĩa khí bay. Trong lòng chứa cả đạo Nho Thích Lão. Ông Tiên chẳng màng danh lợi chốn Hoàng cung. Thơ phong nổi danh rực sáng ngàn năm. Là viên ngọc quý của nền văn minh Thần truyền.

Tạm dịch thơ:

“Tràng Canh thần tiên ở Thanh Liên,
Kim Túc Như Lai giáng sỹ hiền.
Thi Tiên vung bút vang trời đất,
Kiếm khách sáng lòa nghĩa khí bay.
Trí lớn chứa cả Nho Thích Đạo,
Cung đình chẳng sánh thú tiêu dao.
Thơ phong rực rỡ ngàn năm sáng,
Báu vật văn minh bởi Thần truyền”.

Trong vũ trụ mênh mông này, các sinh mệnh nhiều vô số. Trái Đất không phải là nơi duy nhất tồn tại sự sống và sinh mệnh, bởi các hệ thiên thể khác nhau cũng có sinh mệnh và sắc thái văn hóa khác nhau.

Khi Sáng Thế Chủ toàn năng sắp đặt cho các hệ thiên thể khác nhau đưa tinh túy văn hóa đặc trưng của mình xuống Trái Đất, thì nền văn hóa đó đã được đặt định ở chốn này cho nhân loại thừa hưởng.

Cụ thể thơ hay, văn hay, kịch hay… không chỉ nuôi dưỡng tâm tính, tình cảm, tiết tháo của tác giả, mà còn giúp độc giả thọ ích, thăng hoa, giúp đạo đức toàn xã hội nâng cao trở lại. Đương nhiên chỉ khi trở về nguồn cội, truyền thống, người ta mới cảm nhận được điều đó. 

Văn hoá Á Đông quan niệm những người do các hoàng đế, quân vương chuyển sinh đến thế gian đều có sứ mệnh thay đổi triều đại, kết nhân duyên với các chúng sinh trên mặt đất này, xoay chuyển càn khôn, thúc đẩy cả xã hội và thiên tượng thay đổi, biến hoá. 

Những người do các quan, tướng, tài tử, chân nhân đến với thế gian này cũng có các sứ mệnh đặc biệt của họ, kết mối nhân duyên, đặt ra nội hàm cho văn hoá theo phong cách riêng, ở những lĩnh vực đặc biệt.

Lý Bạch là thi nhân, đã khai sáng văn phong, thi phong chính thống, dẫn dắt đạo lý chân chính trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, chỉ rõ cho mọi người biết trong nghệ thuật thì sự tu luyện và đề cao quan trọng thế nào, con đường mà văn nghệ sỹ phải đi là gì, thế nào là văn hóa nghệ thuật Thần truyền chính thống.

“Lý Bạch – Tranh chân dung bán thân các Thánh hiền các triều đại” – hiện lưu giữ ở Bảo tàng Quốc lập Cố Cung Đài Bắc (ảnh miền cộng đồng).

Nhìn khắp nền văn minh Trung Hoa 5.000 năm, mỗi một triều đại khác nhau lại sử dụng các loại chữ viết, các hình thức nghệ thuật khác nhau để truyền tải lịch sử, văn hóa của mình. Từ các thần thoại thời thượng cổ, tản văn thời tiên Tần, đến từ phú thời lưỡng Hán, văn biền ngẫu thời Ngụy Tấn, cho đến Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc, tiểu thuyết thời Minh Thanh, văn học các triều đại rực rỡ sắc màu.

Nó không chỉ làm phong phú văn hóa chốn nhân gian, mà còn để đặt định cho con người nhân gian tiến nhập vào tương lai. Đồng thời tất cả những điều này cũng được dùng để chuyển tải nền văn hóa Thần truyền, để con người đời sau có thể nghe được tiếng kêu gọi của Sáng Thể Chủ toàn năng thời viễn cổ.

Khi người đời sau đã không còn tin vào Thần nữa, đã bị những thứ biến dị, ma tính bên ngoài phá hoại, con người phảng phất vẫn có thể thông qua các tác phẩm văn học nghệ thuật lưu truyền thiên cổ này để thấy được thần ngôn, thần tích, giữ được mối liên hệ giữa Thần với con người. Có như thế người ta mới không bị hoàn toàn tiêu huỷ vào trong hư vô.

Cùng với suy đồi đạo đức nhân loại, thần ngôn, thần tích trong văn hóa Thần truyền bị cắt xén, chỉ còn lại lác đác. Trên vùng đất Thần Châu rộng lớn, nhiều đời Thánh vương như: Tần Hoàng, Hán Vũ, Ngụy Vũ, Đường Tông vẫn thắt chặt mối quan hệ giữa Thần và con người.

Nhưng đến các triều đại sau, đặc biệt thời cận đại, nhân loại đã bị phong bế ngày càng chặt hơn. Cuộc sống vật chất thực tiễn đã làm cho con người hoàn toàn xa rời khỏi vị Thần tạo ra họ. Trong “Đại cách mạng văn hóa” ở Trung Quốc, nền văn minh Thần truyền huy hoàng 5000 năm bị coi là 4 cái thủ cựu và bị phá hủy không thương tiếc. 

Nhưng bề dày văn hóa Thần truyền truyền thống 5000 năm, văn học, nghệ thuật, thi từ, ca phú truyền tải văn hóa Thần truyền đã để lại dấu ấn không cách nào xóa bỏ được trong tư tưởng, cốt tủy và ý thức của con người.

Trong “Đại cách mạng văn hóa”, nội hàm văn hóa Thần truyền, người – Trời hợp nhất, tín ngưỡng Thần Phật, bất chấp việc thẩm tra kiểm soát vô cùng nghiêm ngặt vẫn cứ phản ánh trong những vở kịch, tác phẩm thơ văn, nghệ thuật nhân văn… Thi từ của Thi Tiên Lý Bạch vẫn cứ xuất hiện trên sách giáo khoa và trong văn hóa truyền miệng của người đời.

Chính là tất cả những điều này đã làm cho tâm hồn của con người tiếp tục không ngừng được gột rửa. Cũng bởi thế, người ta còn giữ lại được chút thuần khiết chân thực cuối cùng của mình và đang đợi chờ được cứu độ khỏi bể khổ trần ai. 

Thời thịnh thế Đại Đường, hoàng đế Đường Thái Tông mở ra một thời đại thiên triều mới, khai sáng, bảo vệ và hoằng dương văn hóa Thần truyền Á Đông, gây dựng thời kỳ toàn thịnh trong lịch sử Trung Hoa, thúc đẩy tam giáo Nho, Thích, Đạo và văn hóa nghệ thuật đều hưng thịnh.

Nhưng sau đó là lúc Cao Tông kế vị, Võ Tắc Thiên hồi cung, cuối cùng đắc thế đổi Lý Đường thành Võ Chu, suýt nữa giết chết giang sơn Đại Đường. Sau thời đại ngắn ngủi của Trung Tông và Duệ Tông, Lý Long Cơ (Đường Huyền Tông sau này) quả quyết ra tay, dẹp bỏ Vi Hậu và Thái Bình Công chúa, đoạt quyền rồi lên ngôi.

Huyền Tông dốc sức trị quốc, mở ra thời thịnh trị Thịnh Đường, mở mang bờ cõi, kế tục vẻ vang võ công của hoàng đế Đường Thái Tông. Huyền Tông làm Thiên tử, không những trọng dụng hiền thần, sửa sang triều chính, mà còn thúc đẩy văn hóa, thơ ca, nghệ thuật, thư pháp, hội họa của Đại Đường lên cực đỉnh, bản thân cũng ra sức thực hiện.

Là thi nhân, Đường Huyền Tông thông qua chính sáng tác của mình đã ảnh hưởng tích cực lên thơ đàn Thịnh Đường. Thơ của ông lưu truyền đến nay vẫn còn trên 70 bài, chỉ sau Đường Thái Tông.

Duyên phận của ông với Thi Tiên Lý Thái Bạch rất sâu sắc. Chính vì vậy, Thần đã an bài Lý Bạch làm Thi Tiên, làm kiếm khách chuyển sinh thế gian, dẫn dắt phong cách đặc sắc, thúc đẩy cả nền văn hóa Trung Quốc, đặc biệt là thơ ca nghệ thuật thời đó đã lên đến cực đỉnh.

Tranh “Lý Bạch phỏng Đới Thiên Sơn Đạo Sĩ bất ngộ thi” của Lý Lưu Phương đời Minh (ảnh miền cộng đồng).

Lý Bạch có một cuộc đời rất năng động, phóng khoáng. Ông là con nhà thương nhân giàu có, do vậy tính tình rất hào sảng, coi nhẹ bạc tiền, vật chất. Lúc nhỏ Lý Bạch học đạo, ca vũ, múa kiếm, lớn lên lại thích ngao du sơn thuỷ, “chống kiếm viễn du”, từng đặt dấu chân lên khắp mảnh đất Trung Hoa.

Năm 25 tuổi, ông lên núi Nga My ngắm trăng, ngâm thơ, “Ngẩng đầu nhìn trăng sáng. Cúi đầu nhớ cố hương” rồi xuôi dòng Trường Giang qua hồ Động Đình, lên Sơn Tây, Sơn Đông thăm người bạn cũ ở núi Thái Sơn cùng “ẩm tửu hàm ca” (uống rượu ca hát). Sau này ông được tiến cử vào cung vua Đường, về kinh đô Trường An trong 3 năm. Cuộc sống cung đình nhàm chán và có phần vô vị không níu giữ được bước chân lãng du của thi nhân. Ông lại từ tạ nhà vua, lên đường ngao du sơn thuỷ.

Đến Lạc Dương, Lý Bạch gặp được tri âm của đời mình là Đỗ Phủ, kết làm bạn vong niên (Đỗ Phủ kém Lý Bạch 11 tuổi), lại quen biết thêm Cao Thích, cùng nhau săn bắn, vui chơi, ngắm hoa, thưởng trăng suốt nửa năm. Lý Bạch lại chia tay bạn, đi về phương nam.

Những năm cuối đời, ông ẩn cư ở Lư Sơn. Người ta truyền nhau rằng, một lần ông đi chơi thuyền trên sông Thái Thạch (An Huy), uống say, thấy trăng soi lung linh đáy nước, nhảy xuống ôm trăng mà chết.

Sau khi ông qua đời, di sản thơ văn của ông được người đời sưu tầm lại. Tương truyền ông làm tới 20.000 bài nhưng thường không có thói quen cất giữ nên chỉ còn lưu lại được khoảng 1.800 bài. Thơ ông phóng khoáng, lãng mạn nhưng cũng rất nhân văn, sâu sắc, ẩn chứa triết lý tu Đạo thâm sâu.

Để kết lại bài viết này, chúng ta hãy cùng thưởng thức lại một trong những bài thơ nổi tiếng nhất của ông – “Tĩnh dạ tư”, viết trong lúc Lý Bạch lên núi Nga My múa kiếm, ẩn cư, ngắm trăng, uống rượu:

Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.

Dịch thơ:

Trước giường trăng mênh mang
Ngỡ sương móc rơi tràn
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.

Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung 
Nam Phương biên dịch 

Xem thêm: