Cuốn gia thư “Nhan Thị gia huấn” của Nhan Chi Thôi thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc, lấy quan điểm luân lý gia đình giản dị và chân thực để giáo dục hướng đạo tôn tử hậu thế tu thân, học hành v.v. vẫn nguyên vẹn ý nghĩa giáo huấn đến ngày nay.

Tiếp theo Phần 1, Phần 3

Trong “Nhan Thị gia huấn”, không có những quang tuyên diệu luận, không có những kỳ tưởng cao điệu, và tư tưởng trung tâm chính là “hành đức”.

Về phương diện lập thân xử thế, ông tận tâm bảo trì tư tưởng Nho giáo, nhưng điều khiến chúng tôi chú ý nhất là lý niệm giáo dục của ông. Trong một thời đại kịch biến, ông làm thế nào để giáo dục thế hệ sau? Làm thế nào để giúp chúng an định thân tâm, rời xa tai họa?

Đọc sách Thánh hiền để hàm dưỡng đức hành

Trong lời nói đầu, Nhan Chi Thôi cởi mở và thành thực nói: Những thư tịch kinh điển của các tác gia Thánh hiền cổ đại đều dạy con người cách hàm dưỡng các loại đức hành, cho tới làm thế nào để tu thân, thành tựu sự nghiệp, chỉ cần đọc những kinh điển văn hóa này là đủ, thực tại cũng không cần viết thêm sách dạy con nào nữa.

Ông sở dĩ viết cuốn gia huấn này, là vì đề huề con cháu, khuyên nhủ con cháu thực hành những lời giáo hối của Thánh hiền từ sinh hoạt hàng ngày.

Trước hết, Nhan Chi Thôi thập phần trọng thị những kinh điển truyền thống. Ông tin rằng đọc sách Thánh hiền là để mở mang hoài bão và nhãn giới, biết hành đức là hữu ích cho bản thân và xã hội. Ông viết:

Người chưa biết hiếu dưỡng cha mẹ, chỉ cần đọc sách Thánh hiền, nhìn thấy trong sách cổ nhân đối với cha mẹ luôn hòa hợp, vui vẻ phục tùng, ân cần, mềm mỏng, thậm chí bất quản khó nhọc mỗi ngày nấu canh cho mẹ, thì lập tức tự cảm thấy ăn năn, từ đó mà phấn khởi hành hiếu; 

Người chưa biết đối đãi với vua trên thế nào, đọc xong sách Thánh hiền, liền biết được cổ nhân kiên thủ chức trách thế nào, trong thời khắc nguy nan đảm nhận trách nhiệm trọng đại thế nào, mới có thể thành tâm khuyến cáo can gián vua trên, hữu ích cho quốc gia xã tắc.

Ông tin rằng, sau khi đọc sách cổ nhân rồi suy ngẫm lại bản thân, trong tâm sẽ thăng khởi ý chí noi gương.

Đối với người có xu hướng kiêu ngạo và ngông cuồng, đọc sách Thánh hiền có thể dạy anh ta học tập cổ nhân mà biết cung kính, cần kiệm, khiêm tốn và tự giữ gìn bản thân, chú trọng lễ nghĩa; Khi anh ta nhìn thấy rõ khuyết điểm của bản thân, sẽ nhanh chóng thu lại thần sắc kiêu ngạo tự đại, trở nên nhún nhường và cẩn thận.

Đối với người có xu hướng thô bỉ và tham lam keo kiệt, nhìn thấy cổ nhân trọng nghĩa khinh tài, không tự tư, ít dục vọng, không làm điều xấu, mà cảm thụ được thế nào là tu dưỡng liêm sỉ và hối cải, bắt đầu bố thí giúp đỡ chúng sinh.

Một người hèn nhát, đọc sách Thánh hiền có thể siêu thoát sinh tử, kiên nghị chính trực, giữ gìn chữ tín, chỉ cầu làm điều đúng đắn mà bất cầu hồi báo, tất nhiên cũng có thể giúp ý chí phấn chấn, không còn lo sợ. 

Tương tự như vậy, học sách Thánh hiền có thể học được hết thảy các phẩm hành, ngay cả khi không có biện pháp nào để hoàn toàn làm được như thế, thì cũng sẽ không có những hành vi quá phận, và với bao nhiêu những phẩm đức đã học được mà vận dụng chúng vào cuộc sống hàng ngày.

Nhiệm vụ đầu tiên của việc giáo dục con cái là cùng với việc đọc sách Thánh hiền mà hàm dưỡng phẩm đức. Người chỉ cần đọc những nội dung thuần chính của kinh điển truyền thống, trong tâm có thể trang bị những tư tưởng suy nghĩ đúng đắn, có thể bồi dưỡng các phẩm đức nhân lễ nghĩa trí tín v.v., khi gặp thời khắc then chốt của cuộc đời, có thể đưa ra sự lựa chọn chính xác.

Dù ăn đói mặc rách vẫn mong con cái kiên trì nghiệp học

Trong giai đoạn Nhan Chi Thôi bị bắt làm tù binh đến Trường An, gia đình đã trải qua một thời kỳ khó khăn về kinh tế, khi đó con trai cả Nhan Tư Lỗ đã hướng về phụ thân mà nói: “Triều đình không cấp lương bổng, gia đình không có tiền tài tích trữ, con nên làm công việc thể lực để cung dưỡng gia đình, nhưng cha nhất mực đốc thúc con dụng tâm khổ đọc kinh sử, con thân là trai trưởng làm sao cảm thấy an tâm?”

Nhan Chi Thôi nghe xong liền nói với con trai: “Nếu con vứt bỏ nghiệp học mà một lòng đi kiếm tiền, thì dù có thể giúp cha đủ cơm ăn áo mặc, nhưng cha ăn xong liệu có cảm thấy hương vị ngọt ngào không? Mặc y phục xong có thấy ấm lòng không? Nếu con đọc sách Thánh hiền xưa cẩn thận, kế tục gia nghiệp, dẫu ăn đói mặc rách, cha cũng cam tâm nguyện ý.” Câu nói của ông thể hiện hy vọng con trai kiên trì nghiệp học mà không hề hối tiếc.

Nhan Chi Thôi từ kinh nghiệm của bản thân mà nói với con: “Đọc những kinh điển cổ đại này, cho dù không thể cải biến đại hoàn cảnh khách quan, thì cũng có chuyên nghiệp có thể tự lập mưu sinh. Người ta không thể lúc nào cũng trông cậy vào phụ mẫu huynh trưởng, bởi gia hương bang quốc đều không phải lúc nào cũng giữ được thái bình, một khi lưu lạc nơi đất khách, thì không còn ai có thể che chở giúp đỡ mình, do đó cần học để có kiến thức kỹ năng, mà đọc cổ thư hàm dưỡng nhân văn để trau dồi bản thân là kỹ năng dễ học nhất trong hết thảy.

Đọc thuộc kinh điển lịch sử, tương đương với nhìn con người và sự vật dưới con mắt của Thần Nông, Phục Hy; có thể liễu giải thành bại thị phi của nhân sinh nằm ở chính cái tâm, thậm chí trí huệ của Thần linh trong vũ trụ cũng có thể thông thấu minh bạch.

Giáo dục đạo đức phẩm hành cần càng sớm càng tốt

Dưới tư tưởng trung tâm là “Hàm dưỡng đức hành”, Nhan Chi Thôi đã đề xuất những phương pháp cụ thể để giáo dưỡng con cháu.

Nhan Chi Thôi ca ngợi phương pháp giáo thai của các Thánh vương cổ đại: khi mang thai trong ba tháng đầu, cần phải sống trong biệt cung, phải chú ý đến ngoại cảnh môi trường, mọi thứ mắt nhìn, tai nghe, ăn uống đều cần hợp với lễ nghi, có sự tiết chế.

Ông chủ trương giáo dục trẻ em càng sớm càng tốt, từ khi đứa trẻ vẫn còn trong trứng nước, đã cần tuyển chọn những người minh bạch về nhân hiếu lễ nghĩa để chăm sóc chúng; đến khi có thể nhìn sắc mặt mà biết hỉ nộ, thì cần giáo hối chúng hành động theo chuẩn tắc. Đứa trẻ được giáo dưỡng như thế khi lớn sẽ hình thành thói quen tự nhiên, không cần phải trừng phạt thể chất bằng đòn roi.

Con người khi còn thơ ấu, tinh thần chuyên chú mẫn nhuệ; đến khi đã lớn lên thành người, tư tưởng dễ phân tán. Vì vậy, đối với trẻ nhỏ cần sớm cho chúng đọc thơ, có thể giúp trẻ tâm thần chuyên chú, mới không bỏ lỡ cơ hội tốt.  

Chú trọng các chi tiết về lễ nghi

Ngoài ra, trẻ em từ nhỏ đã phải học tập tuân thủ các quy phạm ngôn từ và thần sắc an định ngay từ khi còn nhỏ, bước đi cung kính khiêm hòa. Cha mẹ nên chân thành khen ngợi những phẩm đức tốt của con, trò chuyện nhiều hơn với con, hiểu tâm tư của con, dần dần hướng con phát huy ưu thế, loại trừ khuyết điểm.

Trẻ em từ nhỏ cần học tập tuân thủ các quy phạm, ngôn từ thần sắc an định, bước đi cung kính khiêm hòa. Bức ảnh cho thấy “Nhân vật cố sự đồ sách” của Minh Cừu Anh thuộc “Trúc viện phẩm cổ đồ”. (ảnh: Phạm vi công cộng)

Đồng thời, giáo dục trẻ chú trọng đến từng tiểu tiết, như cách sử dụng chổi quét nhà, cách sử dụng thìa và đũa khi ăn, thậm chí cách ho và khạc nhổ, cách đối đáp với người lớn tuổi, phục vụ người lớn tuổi tắm rửa, đều có những quy phạm nhất định, không được để trẻ em có suy nghĩ lung tung.

Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Nhan Chi  Thôi đã chỉ ra trong tác phẩm “Mộ Hiền” của mình: Khi một người còn trẻ, tinh thần và tính tình của cậu ta chưa được định hình, rất dễ chịu nhận và tiêm nhiễm những thói xấu, ngôn hành cử động của chúng bạn, dù không có tâm đua đòi theo bằng hữu, nhưng trong tiềm di mặc hóa, vô ý mà tự nhiên mô phỏng theo bạn bè

Vì vậy, nếu được ở bên bạn hiền, cũng giống như tiến nhập vào một gian phòng đầy hương thơm thảo mộc, thời gian lâu, tự bản thân sẽ được thơm lây; còn nếu giao vãng với bạn xấu, như thể bước vào khu hàng cá, thời gian lâu tự thân sẽ nhiễm hôi tanh. Do đó, cần đặc biệt nhắc nhở trẻ em nhất định cần thận trọng khi giao vãng với người khác.

Thế cố nhân tình điểm tích tâm đầu

Nhan Chi Thôi sớm đã kinh qua thế loạn, kinh nghiệm nhân sinh phong phú, kiến văn quảng bác, đối với thế cố nhân tình trong đại gia đình, ông cũng đi vào phân tích một cách tế nhị và sâu sắc.

Ví dụ, đối với việc tái hôn của nam nữ, ông đã lấy một ví dụ cụ thể để thuyết minh rằng sự tình này thực sự khó có thể viên mãn, cho dù đó là đối với con cái, mẹ kế hay con chồng; mà cách tương xử giữa anh chị em phân gia (cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha) sau này cũng ảnh hưởng then chốt đến tình cảm huynh đệ. 

Về phương diện trị lý gia đình, ông nhấn mạnh sự khoan dung hòa thuận nhưng cũng quyết liệt, đối đãi với hạ nhân thân tộc cần khoan dung hậu đãi, nhưng họ nếu phạm lỗi thì cũng cần phải trách phạt. Cần giáo dục trẻ tiết kiệm, nhưng không thể keo kiệt. Không thể ngược đãi chị em nữ hay trọng nam kinh nữ. Dựng vợ gả chồng không thể vì tham lam của hồi môn hay đòi hỏi.

Trong số chúng, nhiều quan niệm vẫn hoàn toàn tương dung với giá trị quan của xã hội hiện đại, và tồn tại trường cửu với thời gian. (Còn tiếp)

Chuyển dịch từ “Cửa sổ Minh Huệ”, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch