Theo GS.Phạm Gia Khải, nguyên Chủ tịch Hội tim mạch học Việt Nam: “Tỉ lệ mắc bệnh tim tại Việt Nam rất cao, có thể là cao nhất về bệnh suất và tử suất. Nó được ví như một sát thủ thầm lặng. Những người bị tăng huyết áp hoặc biến chứng tim đại đa số không biết. Chết vì suy tim, loạn nhịp tim, tắc mạch vành … hết sức phổ biến”.

Theo số liệu thống kê, có 16,3% dân số (trên 25 tuổi) ở miền Bắc bị bệnh tim mạch, đứng đầu là bệnh mạch vành. Bệnh làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh, thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện để điều trị kịp thời (khoảng 10% bệnh nhân tử vong do nhồi máu cơ tim). Đây là điều đáng báo động, tuy nhiên đa số người Việt Nam chưa đủ kiến thức về các nguy cơ do bệnh tim mạch gây ra.

Với tình hình hiện tại, Hội tim mạch Việt Nam dự báo, năm 2017, Việt Nam sẽ có 1/5 dân số mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp. Đáng lưu ý, tỉ lệ tăng huyết áp ở những người trẻ từ 25 tuổi đang gia tăng, chiếm 21,5% tổng số ca mắc.

Nguyên nhân của bệnh tim mạch vành

Nguyên nhân của bệnh tim mạch vành trước đây cho là do sự lắng đọng của các thành phần cholesterol trong máu. Nhưng kỳ thực những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng lý thuyết về cholesterol trong máu gây ra các chứng bệnh về tim mạch là sai lầm, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm tại đây.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch vành bao gồm: Hút thuốc lá, tuổi tác lớn, nam giới có nguy cơ mắc bệnh lớn hơn nữ giới, tiền sử gia đình có người mắc bệnh mạch vành, mắc bệnh tăng huyết áp, ít vận động, cuộc sống căng thẳng lo âu kéo dài, mắc các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa, chẳng hạn như đái tháo đường type 2 hoặc béo phì…

Các triệu chứng của bệnh tim mạch vành (thiểu năng vành, suy vành, hẹp động mạch vành)

Triệu chứng của bệnh tim mạch vành có thể khác nhau từ người này sang ngưởi khác, phổ biến nhất là cơn đau thắt ngực, một số người có thể không nhận thấy biểu hiện đau được gọi là thiếu máu cơ tim im lặng.

Đặc điểm của cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành:

  • Kiểu đau: Bệnh nhân cảm thấy đau thắt ở ngực, cảm giác lồng ngực bị đè nén như đang chịu một áp lực lớn. Đôi khi có thể là cảm giác nhói buốt, bỏng rát khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu.
  • Vị trí: Cơn đau xuất hiện ở ngực, dưới xương ức. Sau đó, đau lan ra cổ, hàm, vai, và cánh tay.
  • Tính chất: Tùy thuộc vào mức độ tắc nghẽn và số lượng động mạch vành bị tắc nghẽn là mức độ cơn đau có thể nặng hoặc nhẹ. Thông thường, đau thắt ngực sẽ giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi hoặc dùng thuốc giãn mạch. Các triệu chứng khác bao gồm cảm giác đầy bụng khó tiêu, ợ nóng, mệt mỏi, kiệt sức, buồn nôn/ nôn, bị chuột rút và khó thở.

Bệnh tim mạch vành nguy hiểm như thế nào?

Bệnh tim mạch vành có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm:

  • Nhồi máu cơ tim
  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy tim

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch vành hiệu quả

Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị như:

  • Sử dụng thuốc: dẫn xuất nitrés, molsidomine, chẹn bêta, ức chế calci, các phân tử khác, maleate de perexilline (Pexid), chống ngưng tập.
  • Phương pháp cơ học: đặt stent nông động mạch vành thông qua động mạch đùi.

Trước đây, stent kim loại được dùng phổ biến, tuy nhiên tỉ lệ tái tắc nghẽn đối với stent kim loại rất cao (40% sau 6 tháng can thiệp). Do vậy, hiện tại trong y học thường dùng stent có phủ thuốc, theo thống kê giảm được 20% tỉ lệ tái phát sau 6 tháng điều trị. Nhiều trường hợp sau 2 năm đặt stent, tình trạng tắc nghẽn lại xảy ra ngay chính vị trí đặt stent. Do vậy, người bệnh ngoài việc đặt stent còn phải uống thuốc liên tục để khắc phục tình trạng tái phát này. Thuốc thường được dùng trong việc tái tắc nghẽn thường là nhóm thuốc ngăn kết tụ tiểu cầu, chống đông máu hay giảm lipid máu.

Phương pháp dưới đây mang lại hiệu quả và an toàn trong phòng và điều trị 

Dong riềng đỏ và tim lợn

Dong riềng đỏ giống lá dong, thân đỏ như mía dò, củ nhơn nhớt. Tiếng Nùng Cao Bằng gọi là cây Slim khỏn (tim đập rộn, khốn); Lạng sơn gọi là Slim tàu tẳng (tim đập nhanh liên hồi), tiếng Dao gọi là Si mun (đau tim); tiếng kinh gọi là cây Dong riềng đỏ. Dong riềng đỏ là cây thuốc mới chưa có trong Dược điển, được bác sỹ Hoàng Sầm, người dân tộc Dao (Mán), hiện là Chủ tịch Hội đồng Viện Y học bản địa Việt Nam nghiên cứu từ năm 2002 đến nay.

Tác dụng: vừa chữa suy tim; hạ huyết áp; điều hoà nhịp tim; giãn vi mạch vành; giảm đau ngực nhanh; làm sạch lòng mạch vành và vừa an thần.

Bài thuốc: Dong riềng đỏ (bất kể là lá, hay thân hoặc củ đã sao thơm): 40g + 01 quả tim lợn.

Cách dùng: cho Dong riềng đỏ và tim lợn (bổ đôi) vào nồi đun sôi cho đến khi quả tim chín, để nguội rồi dùng cả nước và tim. Thông thường dùng lần đầu tiên bệnh nhân sẽ thấy đỡ đến 50%, người nặng thì dùng bài thuốc này đến lần thứ 3 sẽ thấy nhẹ hẳn như không mắc bệnh. Duy trì ăn mỗi tuần 01 quả, sau 01 tháng sẽ ổn định.

Lưu ý: Dùng được cho tất cả các chứng bệnh về tim mạch.

Cao Sơn

Xem thêm:

Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.