Từ 2000 năm TCN cho đến thế kỷ 21: sự “tiến hóa” của trang phục người phụ nữ Việt Nam qua nét vẽ quyến rũ và thú vị của Nancy Duong.

Nancy Duong là một nghệ sỹ ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa châu Á. Cô đặc biệt yêu thích kết hợp công nghệ kĩ thuật số với nghệ thuật truyền thống để thu được kết quả tuyệt vời nhất. Các tác phẩm của cô đã được đăng trên Exotique, Curvy và nhiều báo khác.

“Tôi yêu thích những trang phục truyền thống Việt Nam và chứng kiến sự phát triển của nó theo thời gian. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ thông tin của tôi về trang phục truyền thống của người việt nam còn rất ít, chủ yếu là do thiếu thông tin. Tôi đã đọc được nhiều thông tin qua cuốn “Searching for Vietnamese Clothing” (tuyển tập thông tin nghiên cứu về trang phục việt nam của các nhà làm phim) và qua mạng. Tôi tổng hợp và tạo ra bài viết này để có một cái nhìn khách quan để nhìn thấy sự khác biệt của trang phục người Việt qua dòng thời gian.

su tien hoa cua ao dai viet nam 8

Tôi đã tổng hợp tất cả và trình bày cùng với một số tư liêu tham khảo (qua tranh ảnh, tác phẩm điêu khắc, và những bức ảnh được chụp tại thời điểm đó…) Tôi đã cố gắng giữ những hình ảnh đó theo nguyên bản ban đầu, nhưng ở một số điểm tôi đã sửa đổi nhằm giúp đỡ các bạn tiện quan sát hơn. Một số tác phẩm nghệ thuật có những chi tiết rất khó để giải mã (đứng từ quan điểm Phật giáo học) và không thể giải thích một cách chi tiết bằng những cơ sở khoa học mà ta đã biết. Một số tác phẩm điêu khắc không màu tôi đã phối lại để các bạn tiện nhìn nhận. Rất tiếc khi tôi đã phải bỏ qua một số triều đại do những tác phẩm này thường thất lạc hoặc bị cách điệu hóa so với nguyên mẫu của nó.”

su tien hoa cua ao dai cover

Sau khoảng thời gian 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, trang phục Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Han Fu (một loại quần áo cổ trang của Trung Quốc, từ thời cổ đại hoàng đế cách đây 21 thế kỷ đến thời nhà Minh, là một trong những trang phục lâu đời nhất thế giới). Văn hóa Đông Sơn (hình trên) là triều đại duy nhất không chịu ảnh hưởng này.

su tien hoa cua ao dai viet nam 2

Những màu sắc và dệt may trong ảnh 1 phần lớn là dựa trên phỏng đoán. Tôi có cảm giác rằng văn hóa Đông Sơn có nét giống với các bộ lạc dân tộc Việt Nam và đã lấy cảm hứng từ đây. Họa tiết trên khăn quàng vai vàng ấy bắt nguồn từ áo dài và tình cờ giống với hoa văn trên Trống đồng Đông Sơn. Đó chính là một vòng tròn.

Các mẫu áo từ nhà Mạc thế kỉ 16 đến Hậu Lê thế kỉ 17 (Tác giả: Nancy Duong)
Các mẫu áo từ nhà Mạc thế kỉ 16 đến Hậu Lê thế kỉ 17 (Tác giả: Nancy Duong)

Trung bình mọi người mặc 3-5 lớp quần áo. Thời tiết có thể lạnh (Những vùng phía Bắc) Từ thế kỷ 16 -18, khăn quàng cổ và găng tay đã ra đời và được sử dụng triệt để.

Tay áo dài 40cm và dài từ cằm đến hông vào thời Lê.

Các mẫu áo thời Hậu Lê thế kỉ 17 và 18 (Tác giả: Nancy Duong)
Các mẫu áo thời Hậu Lê thế kỉ 17 và 18 (Tác giả: Nancy Duong)

Váy bị cấm vào năm 1826 vì chúng bị cho là “khó coi”. Không phải tất cả phụ nữ đều cho rằng mặc váy dễ làm việc hơn mặc quần.

Các mẫu áo từ thời Lê - Tây Sơn thế kỉ 18, thời Nguyễn đầu thế kí 19 (năm 1826 vua Minh Mạng đã cấm việc mặc váy), và thời Nguyễn nửa sau thế kỉ 19
Các mẫu áo từ thời Lê – Tây Sơn thế kỉ 18, thời Nguyễn đầu thế kỉ 19 (năm 1826 vua Minh Mạng đã cấm việc mặc váy), và thời Nguyễn nửa sau thế kỉ 19

Cổ áo và cúc áo xuất hiện vào thế kỉ 19 (sớm nhất là cuối thế kỉ 18). Điều thú vị là sự thay đổi này có vẻ trùng với sự ra đời của Chủ nghĩa đế quốc/ thực dân đế quốc Pháp. Cổ áo ban đầu khá thấp nhưng dần đã cao lên và gần nhau hơn.

Các mẫu áo cuối thế kỉ 19 đến giữa thế kì 20: phần eo được bó lại để làm nổi bật các đường cong
Các mẫu áo cuối thế kỉ 19 đến giữa thế kỉ 20: phần eo được bó lại để làm nổi bật các đường cong

Áo Tứ Thân (hình 9, 10, 11) vẫn còn tồn tại nhưng không phát triển từ thế kỉ 20 nên tôi quyết định tập trung vào áo dài.

Nón rơm được đàn ông sử dụng (có thể thấy trong những bức ảnh quân lính triều Nguyễn) và trở thành 1 phần trong trang phục phái nữ vào thế kỷ 20.

Triều Lê có lối ăn mặc phong cách và đa dạng nhất.

Từ trái sang: mẫu áo dài đặc trưng của "Madame Nhu" - phu nhân của Ngô Đình Nhu: không có cổ và hoa văn lá tre một thời gây tranh cãi. Hình 2: Áo dài những năm 1990, thời kì 1970 bị xem là "suy đồi" gây ra nhiều tranh cãi. Hình 3: mẫu áo dài đầu thế kỉ 21, tuy có nhiều biến thể nhưng những đường nét chủ yếu vẫn được giữ nguyên
Từ trái sang: mẫu áo dài đặc trưng của “Madame Nhu” – phu nhân của Ngô Đình Nhu: không có cổ và hoa văn lá tre, một thời gây tranh cãi. Hình 2: Áo dài những năm 1990, thiết kế này thời kì 1970 bị xem là “suy đồi” và cũng gây ra nhiều tranh cãi. Hình 3: mẫu áo dài đầu thế kỉ 21, tuy có nhiều biến thể nhưng những đường nét chủ yếu vẫn được giữ nguyên

Theo Bảo Tàng Áo Dài Việt Nam

Xem thêm: 

Từ Khóa: