Người có thói quen sạch sẽ ngăn nắp không chỉ khiến nơi ở (gian phòng) và nơi làm việc (bàn học) của bản thân gọn gàng, mà còn qua đó thể hiện ra sự tu dưỡng hàng ngày. 

Trong bài cuối cùng sách Phép tắc người con có ghi rằng:

“Gian phòng sạch, vách tường sạch
Bàn học sạch, bút nghiên ngay
Mực mài nghiêng, tâm bất chính
Chữ không kính, tâm sinh bệnh”

Chủ đề “Bạn đại học của bạn lôi thôi đến mức nào?” từng được rất nhiều người dùng mạng xã hội WeChat của Trung Quốc chia sẻ những trải nghiệm của mình.

Một người nữ kể rằng, có cô bạn cùng phòng, mỗi lần “đến tháng” thì nhà vệ sinh chung có dính ít máu, đồ dùng cá nhân thì để khắp nơi, cũng không chủ động dọn dẹp sạch sẽ. Một người bạn cùng phòng khác không đánh răng rửa mặt và rửa chân trước khi đi ngủ. Khi giao tiếp, điều này ảnh hưởng đến người khác. Có người còn đem tất đã dùng đặt dưới nệm, lúc dùng lại lấy nó rồi đeo lại. Mỗi sáng khi cô ấy vén chăn, người trong phòng như muốn ngất…

Cô sống với người những bạn ấy trong ba năm. Người lôi thôi như vậy không chỉ tạo ra một mớ hỗn độn trong cuộc sống của họ, mà còn có thể phát tán những vi khuẩn lây lan cho người khác, để người khác cũng sống trong cảnh nhếch nhác như họ.

Một người dùng mạng khác cũng kể về bạn cùng phòng của cô ấy thời đại học. Cô bạn đó hiếm khi giặt khăn trải giường và vỏ gối. Cô ấy đặc biệt thích đồ ăn nhẹ nhưng lại rất ít đánh răng. Đồ ăn nhẹ khi còn thừa cũng không gói gọn lại, để chúng vương vãi trên bàn. Giày của cô cũng đặt bừa bãi dưới giường, bốc mùi chua khó chịu. Mọi người trong phòng đều nói, mỗi lần hít thở đều là mùi khác thường từ chỗ cô ấy.

Thậm chí có lần hai con chuột lớn bò ra từ tủ của cô ấy khiến các bạn nữ trong phòng sợ hãi nhưng rồi sau đó cô chỉ dọn dẹp qua loa. Nhưng tác phong của cô vẫn không thay đổi. Có vài người bạn hảo tâm còn thay cô dọn dẹp mặt bàn…

Nhân vật nữ trong câu chuyện trên phải nói ra rằng, nếu học kỳ tới cô bạn này không thay đổi, mọi người sẽ không qua lại với cô ấy hoặc là chuyển đến phòng khác. Quả vậy, người không yêu thích sạch sẽ không ngừng khuếch đại sự nhếch nhác của mình.

Những việc như trên thực sự đang gây quá nhiều phiền phức cho người khác. Người có thói quen ngăn nắp sẽ không làm như vậy.

Trẻ em Nhật Bản được dạy các thói quen sạch sẽ, ngăn nắp từ khi còn bé (ảnh: hk01).

***

Tôi có quen một người bạn làm quản lý của một công ty Nhật Bản hoạt động trong mảng xây dựng giao thông. Anh kể, vào mỗi thứ Sáu hàng tuần, các thành viên trong công ty sẽ cùng nhau dọn vệ sinh. Mọi người đều có khăn để lau bàn làm việc và các nơi khác trong văn phòng như máy in, tủ sách, mặt kính… ngay cả sàn cũng phân công người hút bụi. Về việc vệ sinh sạch sàn nhà thì cứ khoảng 3 tháng văn phòng sẽ thuê một đội chuyên làm việc này. Anh nói thêm, mỗi tuần chỉ mất khoảng 15 phút vệ sinh như vậy nhưng bù lại văn phòng lúc nào cũng sạch sẽ và đến Tết cũng không cần làm vệ sinh quá nhiều.

Trong văn phòng, đồ vật để đúng vị trí, mỗi lần sử dụng xong đều đặt chúng trở về nguyên chỗ ban đầu, không tùy tiện để bừa bãi. Ngoài ra, anh kể thêm về cách quản lý và sắp xếp dữ liệu trên máy. Thư mục đặt tên theo năm, tháng, ngày. Mail chứa thông tin thiết kế gửi về ngày nào thì được bỏ vào ngày đó, thay đổi điều gì thì ghi trực tiếp điều đó lên thư mục. Sau này khi kiểm tra lại thiết kế, mọi thứ thật rõ ràng, không lộn xộn. Còn tài liệu giấy thì để trong ngăn kéo hoặc kệ đựng tài liệu, hết sức gọn gàng ngăn nắp.

Khi chỗ làm việc được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thì hiệu quả công việc sẽ nâng cao. Tại sao? Thứ nhất, thói quen ngăn nắp giúp ta thấy được đâu mới là thứ quan trọng. Mở rộng ra trong công việc, ta hiểu được công việc này gồm có những phần chính nào, và để làm hiệu quả, ta chỉ cần làm hiệu quả từng phần nhỏ, tránh sa vào những thứ nhỏ nhặt nhưng tốn thời gian. Thứ hai, việc sắp xếp hợp lý sẽ giúp ta có thể tra cứu nhanh hơn, hiệu quả hơn. Sẽ ra sao khi chỉ tìm cuốn sách tham khảo trong công ty mất đến 15 phút? (vì ta không biết chính xác nó ở đâu!).

Cổ động viên bóng đá Nhật Bản ở lại sau trận đấu để dọn rác (ảnh: USA Today).

Nhờ thói quen ngăn nắp, ta nâng cao được hiệu quả công việc, chính bản thân và tập thể cũng được lợi ích. Chẳng phải đây là việc lợi mình và lợi người sao?

Thói quen sạch sẽ, ngăn nắp trong cuộc sống giúp nơi ở của ta sạch sẽ, từ đó hạn chế được những nguồn vi khuẩn và mầm bệnh. Để duy trì được môi trường như vậy phải dọn dẹp định kỳ, cho nên thói quen sạch sẽ cũng phải kiên trì. 

Việc thực hành thói quen tốt này cũng là biết nghĩ cho người khác. Ta không chỉ sạch cho ta mà còn biết giữ vệ sinh chung. Cho nên nếu ai cũng thực hành thói quen này thì sẽ không có chuyện vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, hay lâu lâu có xác động vật chết dưới sông hoặc mương nước… Một ví dụ khác là trong công trình xây dựng, nếu một cái búa, cờ lê, hay thanh sắt rơi từ trên cao xuống chỉ vì để sai vị trí thì sẽ nguy hiểm cho người bên dưới đến ngần nào.

Việc thực hành thói quen này vừa lợi mình, vừa lợi người. Đây cũng là thể hiện của sự tu dưỡng và tử tế, vì ta phải chú ý đến cả những điều nhỏ nhặt nữa.

***

Thói quen có thể thay đổi được. Đối với người lôi thôi, nhếch nhác, ta chỉ có thể khuyên để họ từ từ nhận thức, sau đó họ sẽ dần tốt lên. Bởi ta chỉ thay đổi được chính mình, chứ ta không thể thay đổi người khác.

Thói quen sạch sẽ cũng thể hiện sự tu dưỡng, cho nên với những người có thói quen sạch sẽ, gọn gàng, ta nên học tập họ để bản thân mình tốt hơn. Giống như năm xưa đức Khổng Tử giảng: “Ở chung với người thiện như vào nhà có cỏ chi lan, lâu mà chẳng thấy mùi thơm, tức là mình cũng đã hóa ra thơm vậy”.

Video: Đạo đức nghề nghiệp đưa con người đến chỗ tôn nghiêm

videoinfo__video3.dkn.tv||2902105be__