Chúng tôi đến thăm nhà thiếu tướng Nguyễn Quang Thống vào một ngày đầy nắng. Ánh nắng tràn ngập căn phòng nơi vị thiếu tướng nguyên Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân đang luyện những bài công pháp thư thái nhẹ nhàng…

Nhìn dáng vẻ nhanh nhẹn đầy năng lượng của vị Thiếu tướng 73 tuổi nhưng trẻ khỏe hơn tuổi đời, không thể ngờ được cách đây hai năm, vị tướng một thời vào sinh ra tử nơi bom đạn ấy đã lại nhận “tin dữ” ngay trong thời bình khi tuổi xế chiều: “K dạ dày” …

Giờ đây, ông vững chãi và hào sảng với nụ cười hạnh phúc bên người vợ đã từng bao lần thầm khóc vì ông trong những ngày tháng nhận “án tử”.

ĐKN: Thưa Thiếu tướng và phu nhân, ông bà có thể chia sẻ với các độc giả của Đại Kỷ Nguyên kỷ niệm về những ngày tháng vượt qua trọng bệnh không ạ?

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống: Tôi từng làm báo nhiều nơi, vào sinh ra tử, đặc biệt là ở chiến trường Campuchia và chiến trường biên giới phía Bắc. Tôi đã từng cùng với bộ đội ra tận chiến hào ngoài cùng, sống cuộc đời vất vả cùng với bộ đội.

Một số hình ảnh của Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống: 1) Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống và Đại tướng Võ Nguyên Giáp; 2) Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống (ngoài cùng bên phải) trong buổi tiếp đón khách nước ngoài; 3) Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống và nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh; 4) Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống trước cửa vào Nhà hát Lớn Hà Nội; 5) Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống thăm căn cứ chỉ huy Điện Biên Phủ; 6) Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống (thứ 3 từ trái sang) trong trong một sự kiện của ngành.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống trong thời gian lâm bệnh K dạ dày và điều trị tại bệnh viện.

Thời gian đầu nghỉ hưu tôi còn rất khỏe, tôi vẫn thường hay đánh bóng bàn, vẫn tập thể thao. Năm 2017, hôm ấy, tôi thấy tự nhiên đau bụng, ra bệnh viện khám, hóa ra là bị K dạ dày rồi…

Bác Nguyễn Thị Căn, phu nhân Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống: Anh ấy bị K giai đoạn 2. Đầu tiên là phải điều trị hóa chất nặng. Sau đó bác sĩ thấy sức khỏe của anh ấy không chịu được hóa chất nặng, nên đã thay đổi phác đồ sang hóa chất nhẹ hơn. Anh ấy phải truyền 2 đợt hóa chất, sau đó, truyền thêm 8 đợt hóa chất nữa. Cuối cùng là 10 đợt hóa chất. Khi truyền hóa chất thì anh ấy rất yếu, tóc thì rụng hết và trên đầu mọc thêm cái mụn rất to. Anh ấy phải lục sục đi giải suốt đêm, một đêm đi tới 4 lần. Anh ấy không thể ngủ được, người mệt rũ. Tôi rất lo! Thực tế có nhiều hôm tôi khóc thầm mà anh không biết. Thấy sức khỏe của anh ấy quá yếu rồi…

Thưa Thiếu tướng và phu nhân, và bước ngoặt nào đã khiến tình thế trọng bệnh của Thiếu tướng thay đổi ạ?

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống: Một người bạn thân của tôi, nguyên là Giám đốc Nhà xuất bản Quân Đội, đã chân tình nói với tôi: “Ông Thống ạ, tôi với ông là bạn bè, tuổi tác cùng nhau. Bây giờ tôi khuyên ông, với tình thế này tốt nhất là ông tập Pháp Luân Công đi”.

Thật ra, trước đó vài năm anh Phó Tổng giám đốc Binh đoàn 11 đã đưa cho tôi sách Pháp Luân Công rồi, nhưng lúc đó anh ấy chỉ đưa thôi, không nói gì cả. Nên thành ra lúc đấy mình chưa đắc được, sách vẫn gấp để đấy….

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống và phu nhân trước khi tập Pháp Luân Công.

Phu nhân Thiếu tướng: Thực tế có những hôm tôi khóc thầm nhiều mà anh ấy không biết. Tôi thấy sức khỏe của anh ấy quá yếu rồi. Tôi ngẫm nghĩ: Các bác bảo tập Pháp Luân Công thì mình cứ thử tập xem sao. Thế là ở trong viện chúng tôi mở điện thoại di động ra tập. Ngày hôm trước tập thì đêm hôm đó tự nhiên không thấy chồng mình đi giải lục sục nữa. Anh Thống bảo tôi: Lạ quá nhỉ, thế thì tại sao mình không tập?

Thế là từ đấy, cả hai vợ chồng đều cùng tập. Vì phòng ở bệnh viện cũng không rộng lắm, nên chúng tôi cứ một người ở dưới nền nhà, một người ngồi trên giường. Tôi thấy sức khỏe của chồng tôi cứ chuyển biến dần lên. Và cái mụn trên đầu thì bắt đầu dần dần khỏi, sau mấy tháng mưng mủ rất nhiều đã dần dần khỏi. Tóc anh ấy cũng mọc dần, mọc dần lên….

Điều gì giúp các bác thấy rằng bác Thống đã thực sự khỏi bệnh ạ?

Phu nhân Thiếu tướng: Hôm ấy, vị bác sĩ thường đến khám vào các buổi sáng hàng ngày đã nói với chúng tôi: “Bác Thống uống gì đấy ạ mà tự nhiên huyết áp bình thường?”. Tôi mới hỏi lại anh ấy: “Thế tiểu đường của bác ấy thì sao?”. Bác sĩ trả lời: “Tiểu đường cũng bình thường.”

Tôi thấy lạ quá, nhưng lúc đó dù hai vợ chồng tôi cũng chưa nói là tập Pháp Luân Công, nhưng thực ra bác sĩ cũng có biết, và một số y tá cũng biết.

Vậy là hàng ngày chúng tôi cứ luyện tập và đọc sách chăm chỉ như thế. Hai tháng sau, anh ấy đã hoàn toàn hết tiểu đường, hết huyết áp, hết đi tiểu đêm…

Còn K dạ dày thì sao ạ?

Phu nhân Thiếu tướng: Khi chúng tôi quay trở lại khám K thì bác sĩ bảo bình thường. Tôi lại không tin. Khi cầm giấy của chồng trên tay, tôi sợ là bác sĩ còn giấu anh ấy. Tôi mới cho anh ấy đứng ở ngoài thôi, còn tôi quay lại hỏi bác sĩ.

“Cho em hỏi, tình hình bệnh nhà em như thế nào rồi ạ?”. Bác sĩ đáp: “Tất cả bình thường”. Vậy là tôi thấy lạ quá rồi.

Hơn 2 năm nay, anh ấy không hề cần uống một viên thuốc nào nữa. Sức khỏe anh ấy đã hồi phục.

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống và phu nhân đang đọc sách của Pháp Luân Công.

Thưa Thiếu tướng và phu nhân, ngoài cải thiện về sức khỏe, các bác còn nhận được những lợi ích gì nữa ạ?

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống: Trước đây tôi là người nóng tính lắm. Khi tôi được học Pháp Luân Công, được học Chân-Thiện-Nhẫn, tôi đã giảm bớt nóng tính đi nhiều. Tôi cảm thấy mối quan hệ với mọi người tốt lên nhiều.

Vốn là người giàu tình cảm, khi học Pháp Luân Công rồi, thấy mình sống ấm áp hơn với xung quanh hơn, với tất cả mọi người hơn. Trước đây, tôi cũng là người nghiện ngập nhiều thứ. Vào thời còn đang sung sức ấy, thì bia bọt, thuốc lá cũng hút nhiều lắm. Sau khi học được Pháp Luân Công rồi, tôi đã hoàn toàn bỏ được rượu, bỏ bia, bỏ thuốc.

Là Tổng biên tập Báo Quân đội, như các bạn biết đấy, tôi cũng đã đọc rất nhiều sách, không biết bao nhiêu cuốn sách rồi, đọc hết trên trời, dưới biển. Tủ sách của nhà tôi thì mênh mông đủ các kiến thức Đông Tây kim cổ. Nhưng bây giờ tôi toàn đọc kinh văn, sách Pháp của Sư phụ. Tôi cảm thấy kiến thức của Sư phụ mênh mông lắm. Cho nên càng đọc, tôi càng hiểu sâu thêm, càng hiểu rộng hơn, vì vậy tôi cứ đọc đi, đọc lại. Tôi nghe nói có người đọc cuốn Chuyển Pháp Luân hàng trăm lần rồi và vẫn thấy phải đọc tiếp…

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống đang luyện một bài công pháp của Pháp Luân Công.

Thưa Thiếu tướng và phu nhân, xung quanh các bác có nhiều người nhận được những lợi ích như các bác ạ?

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống: Tôi có giới thiệu cho một số gia đình, hiện nay họ vẫn kiên trì tập, họ thấy quá tốt, và nhiều người coi chúng tôi như ân nhân.

Có hai ba người đặc biệt. Một là anh Dung, anh ấy là Đại tá trước là Chính ủy của Nhà máy Z111 ở Phú Thọ. Bây giờ anh về nghỉ hưu, anh ấy ở cạnh đây thôi. Anh ấy đã bị ung thư máu. Nhưng sau khi nghe tôi chia sẻ, thì anh ấy tu luyện đều đặn cho đến bây giờ. Suốt hơn 2 năm nay, sức khỏe anh ấy cứ ổn định dần và anh ấy cảm thấy rất hiệu quả. Anh ấy tập luyện hết sức chăm chỉ và kiên trì.

Người thứ hai nữa là anh Thiếu tướng nguyên Tư Lệnh Binh chủng Tăng thiết giáp. Trên người anh ấy có 81 mảnh đạn hồi chiến tranh. Hai năm nay anh ấy cũng kiên trì tập và bây giờ anh ấy thấy người rất khỏe. Thậm chí anh ấy còn cảm thấy một số mảnh đạn trong người đã biến mất, chúng không thấy xuất ra ngoài, không nhìn thấy nữa. Vô cùng kỳ lạ. Bây giờ anh rất khỏe mạnh và anh vẫn tu luyện thường xuyên. Tôi chưa kể đến một số anh, em khác nữa….

Có người nói Pháp Luân Công làm chính trị, Thiếu tướng nhận định về điều đó như thế nào ạ?

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống: Tôi thấy Pháp Luân Công không liên quan gì tới chính trị. Tôi thấy đây là Pháp môn tu luyện tâm tính con người, rèn luyện sức khỏe con người theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn, làm cho con người sống tốt đẹp hơn, xã hội yên bình hơn.

Bây giờ đọc kinh văn, kinh sách Đại Pháp, tôi cảm thấy kiến thức của Sư phụ mênh mông lắm. Cho nên càng đọc, càng hiểu sâu thêm, càng hiểu rộng hơn…

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống đang luyện một bài công pháp của Pháp Luân Công.

Thưa Thiếu tướng, khi các quốc gia trên thế giới đều khen ngợi Pháp Luân Công thì tại Trung Quốc, cuộc đàn áp Pháp Luân Công vẫn chưa chấm dứt, ông có nhìn nhận ra sao về mâu thuẫn này ạ?

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống: Tôi nghĩ có lẽ cuộc đàn áp đó tại Trung Quốc không phải là chủ trương của một tập thể lãnh đạo lớn. Hoặc là một tập thể lãnh đạo lớn nhưng lại phụ thuộc vào ý kiến của một cá nhân. Ở đâu cũng thế, đã là Đảng lãnh đạo thì nhiều khi quyền lực tập trung vào người cao nhất. Ý kiến của người ấy cuối cùng trở thành ý kiến của tập thể đó.

Việc tra tấn học viên Pháp Luân Công là một việc không thể hình dung được. Không hiểu vì sao một việc làm tốt cho con người, tốt cho bản thân, tốt cho xã hội như thế mà lại đàn áp….???

Thưa phu nhân Thiếu tướng, có người nói Pháp Luân Công cấm thờ cúng, bà nhận định ra sao về điều này?

Phu nhân Thiếu tướng: Pháp Luân Công dạy chúng ta Chân-Thiện-Nhẫn. Và Sư Phụ chỉ dạy chúng ta làm việc tốt thôi, không được làm việc xấu. Về vấn đề cúng bái thì từ xưa cha ông ta vẫn có tục lệ thắp hương ông bà, tổ tiên. Chúng tôi vẫn thực hiện bình thường. Tôi thấy hoàn toàn không có liên quan đến chuyện phải bỏ, không cúng bái… Điều đó không đúng.

Thưa Thiếu tướng, các quốc gia trên thế giới hiện đang lên án cuộc đàn áp tại Trung Quốc một cách mạnh mẽ, ông có lời mong nguyện gì với Chính phủ Việt Nam ạ?

Thiếu tướng Nguyễn Quang Thống: Tôi thấy Chính phủ mà phổ biến Pháp Luân Công cho toàn dân thì chỉ có lợi. Tôi thấy là quá nhiều lợi ích, một là có sức khỏe, hai là tâm tính được thư thái. Như cá nhân tôi thì tính nóng bớt đi, những thứ nghiện ngập làm hại sức khỏe như trước đây tôi cũng chẳng còn bị khổ sở nữa. Cho nên đúng gọi là tâm thế thư thái, sức khỏe bảo đảm.

Thỉnh thoảng tôi cũng ngẫm nghĩ, may về già cuối đời tự nhiên được học môn Pháp Luân Công! Khiến cho tôi cảm thấy thật là thoải mái, hạnh phúc.

Bây giờ hoàn toàn bỏ thuốc lá, bia rượu và không hề thấy tiếc gì cả. Tôi cũng hết bệnh tiểu đường, hết bệnh huyết áp, dạ dày đã bị cắt thế mà giờ tiêu hóa rất ổn định. Tôi tự biết ngẫm cơ thể mọi chuyện là bình an, tôi cảm thấy không một môn nào tốt như Pháp Luân Công. Việc tập luyện lại thật nhẹ nhàng, vừa phải, vừa sức, mà thời gian cũng không tốn nhiều lắm, cả sáng và tối tổng cộng chỉ hết khoảng 3h thôi.

Cho nên nếu bây giờ nếu hỏi tôi, trong các môn tu luyện cái gì tốt? Có lẽ tôi cho rằng: Tốt nhất là Pháp Luân Công!

Xin cảm ơn Thiếu tướng và phu nhân về cuộc trò chuyện hết sức chân thành. Chúc ông bà mọi sự tốt lành!

Phóng viên: Nam Thành – Ngọc Huệ
Biên tập: Hàn Mai
Ảnh: Đại Kỷ Nguyên
Thiết kế: Bình Bình