Trong hàng nghìn năm, chất độc đã được xem là một mối đe dọa chết người, đồng thời cũng là một phương thức phòng vệ được sử dụng khắp nơi trên thế giới.

Trong lịch sử và các truyền thuyết, chất độc giữ một vai trò chủ đạo, vừa là chất gây hại vừa là thuốc giải độc. Các dược phẩm thiết yếu chúng ta sử dụng ngày nay đều bắt nguồn từ các phương thức pha chế bí hiểm thời cổ đại.

Chất độc được các nhà sinh học định nghĩa là các loại chất có hại có thể được hấp thu bởi cơ thể, da hay qua đường ruột, trong khi nọc độc thường được bơm vào cơ thể thông qua một vết cắn hoặc vết đốt, còn các độc tố thì được tạo ra bởi một chức năng trong tự nhiên. Hầu hết mọi người sử dụng thuật ngữ “chất độc” để mô tả tất cả các loại chất độc hại, và để nhấn mạnh đến tính chất nguy hiểm của nó.

Paracelsus, một bác sĩ, nhà thực vật học và nhà giả kim thời kỳ Phục Hưng, từng ghi chú rằng, “Mọi thứ đều là chất độc, có chất độc trong mọi thứ”. Sự nguy hiểm của chất độc nằm ở liều lượng hấp thu, ông kết luận. Một số chất nguy hiểm nhưng vô hại khi dùng liều nhỏ, tuy nhiên bất cứ thứ gì cũng có thể trở nên độc hại nếu bạn tiêu hóa hoặc hấp thu đủ liều. Paracelsus được xem như cha đẻ của ngành độc dược học. Các nghiên cứu của ông đã mang đến một phương pháp phân tích khoa học cho các loại độc chất, đồng thời ông cũng là người tiên phong trong việc sử dụng các hóa chất và khoáng chất trong y học.

Paracelsus, Father of Toxicology 1493 - 1541 (Public Domain) Paracelsus, Cha đẻ của ngành độc dược học (1493 - 1541). (Ảnh: Wikipedia)
Paracelsus, Cha đẻ của ngành độc dược học (1493 – 1541). (Ảnh: Wikipedia)

Chiến tranh hóa học

Từ lâu chất độc đã được con người sử dụng, chủ yếu như các loại vũ khí, thuốc giải độc, và dược liệu. Vào thời cổ đại, chất độc đã được sử dụng trong các loại vũ khí săn bắn để thức đẩy quá trình tử vong của kẻ địch hay con mồi. Khi hiệu quả của chất độc ngày càng trở nên rõ rệt, các loại công cụ và vũ khí đã được thiết kế đặc biệt cho các loại chất độc. Thời kỳ đầu của chiến tranh hóa học đã bắt đầu với các loại tên và giáo mác tẩm độc.

Giới nghiên cứu cho rằng các phương pháp hạ thủ tinh vi, bí ẩn hơn có lẽ đã được dành riêng cho những thành viên cao cấp hơn trong các bộ lạc, [từ đó] choàng lên một bầu không khí ma thuật kỳ ảo. Những cái chết đột ngột này đã xảy đến một cách huyền bí và khó giải thích đến nỗi trong một số nền văn hóa, người ta gắn các loại chất độc với ma thuật đen, các linh hồn và các sinh vật từ thế giới bên kia .

Strychnos toxifera, a plant used for the making of dart and arrow poisons (Public Domain) Strychnos toxifera, một loại cây được dùng để bào chế các loại chất độc tẩm lên phi tiêu và mũi tên. (Ảnh: Public Domain)
Strychnos toxifera, một loại cây được dùng để bào chế các loại chất độc tẩm lên phi tiêu và mũi tên. (Ảnh: Public Domain)

Trang Toxipedia có ghi, “‘Cổ’ (蛊) hoặc Kim tàm (金蚕) là một loại chất độc phổ biến vào thời Trung Quốc cổ đại. Loại chất độc này được bào chế bằng cách xếp chung nhiều loài động vật có nọc độc vào trong một cái hũ lớn. Những loài động vật này bao gồm rắn, cóc, bọ cạp, nhện, và rết. Sau một khoảng thời gian, chiếc hũ được mở ra và con vật còn sống được xem là con độc nhất hay tiết nọc độc nguy hiểm nhất. Sau đó nó sẽ được nghiền nhỏ và sử dụng như một loại chất độc”.

Hỗn hợp pha chế này đã được sử dụng trong ma thuật đen để tấn công kẻ địch và thao túng người yêu, và theo truyện dân gian, một linh hồn Cổ có thể biến hóa thành nhiều loài động vật khác nhau, như sâu, ếch, lợn, rắn hoặc chó.

Tư liệu sớm nhất đề cập đến các loại vũ khí tẩm độc là thần thoại Hy Lạp, trong đó người anh hùng Héc-quyn đã sử dụng nọc độc của con quái vật Hydra để tẩm vào các đầu mũi tên của anh. Về sau, sử thi Homer cũng đã đưa ra ngụ ý rằng vũ khí tẩm độc đã được sử dụng trong cuộc chiến thành Troy.

Có vô số các phương pháp khác nhau để các bộ lạc, dân tộc và nền văn minh hạ độc thủ kẻ thù của mình. Ví như trong một tư liệu cổ của Hindu giáo (Ấn Độ giáo) có lời khuyên về việc tẩm độc thức ăn của quân địch, hay trong các bản chép tay từ thế kỷ 2 TCN tại Trung Quốc có nói về việc sử dụng “khói thâu linh hồn” bằng cách đốt các loại cây có độc, hoặc trong các chiến thuật vào thời Hy Lạp cổ đại nói về việc làm nhiễm độc các đường ống dẫn nước chủ chốt bằng cây lê lư độc.

Cây lê lư trắng, một loại độc thảo. (Ảnh: Internet)
Cây lê lư trắng, một loại độc thảo. (Ảnh: Internet)

Thậm chí Leonardo da Vinci cũng từng đề xuất hòa trộn một hỗn hợp gồm sun-fua, thạch tín và gỉ đồng trong một chiếc thùng rồi ném vào tàu của quân địch. Làn khói bốc lên [từ chiếc thùng] khi được hít vào người sẽ gây nên tình trạng chết ngạt đột ngột cho hàng loạt thủy thủ.

Đã có rất nhiều trường hợp tử vong nổi tiếng do bị trúng độc được ghi nhận vào thời cổ đại. Cleopatra, nữ Pha-ra-ông của Ai Cập cổ đại, được cho là đã tự sát bằng một vết cắn của một con rắn độc sau khi hay tin về cái chết của chồng, tuy nhiên, một số lại cho rằng bà đã bị sát hại sau khi được cho dùng đồ uống pha chế có độc.

Triết gia Hy Lạp cổ đại Socrates đã bị kết án tử hình vì tội làm hư hỏng thế hệ trẻ và chế nhạo chính quyền, và ông đã tự sát bằng một loại độc dược bào chế từ cây độc cần. Giới nghiên cứu ngày nay cho rằng Alexander Đại đế – người chinh phục Đế chế Ba Tư – cũng có thể đã qua đời do bị đầu độc, dựa trên các triệu chứng của ông lúc lâm chung.

Xem thêm:

Alexander đại đế trên giường bệnh lúc cuối đời. (Ảnh: Wikimedia)
Alexander đại đế trên giường bệnh lúc cuối đời. (Ảnh: Wikimedia)

Thuốc giải độc

Tuy rằng chất độc đã trở nên khá nổi tiếng với sức tàn phá đáng gờm của nó, các loại thuốc giải độc cũng có thể kháng lại một số dạng thuốc độc.

hiểm của các loại chất độc, nên không ngừng lo lắng rằng một ngày nào đó ông có thể sẽ bị sát hại. Do vậy, ông đã trở thành người tiên phong đầy nhiệt huyết trong công cuộc tìm kiếm các loại thuốc giải độc. Được cho là mắc chứng hoang tưởng, ông đã thí nghiệm triệt để các loại chất độc và thuốc giải độc giả định tương ứng trên các tù nhân, và thậm chí trên chính cơ thể của ông. Hàng ngày, ông liều mạng với những lượng nhỏ chất độc với hy vọng rèn luyện được sức chịu đựng. Nhiều đơn thuốc giải độc và ghi chép về các loại cây thảo dược đã được tạo ra dựa trên các nghiên cứu và thí nghiệm đầy nhiệt huyết của ông.

Không phải tất cả các loại độc tố, chất độc hoặc nọc độc đều gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc làm chết người. Nhiều loài thực vật sở hữu những công dụng chữa bệnh vốn từng được sử dụng trong lịch sử và cho đến nay vẫn được sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe và thể chất. Nhưng những bài học của Paracelsus là về việc quan sát hiệu chỉnh liều lượng, và vì cho đến nay các loại cây có chứa độc tố vẫn rất nguy hiểm như trước kia, nên chúng ta cần cố gắng tránh xa chúng.

Do đó, có tồn tại những khu vườn đặc biệt nơi các loại cây có độc tố gây chết người có thể sinh trưởng và tránh khỏi bị tuyệt chủng, trong khi vẫn có thể thu hút được nhiều du khách đến ghé thăm. Một khu vườn độc dược nổi tiếng như vậy có thể được tìm thấy ở Alnwick, trên khu đất của một lâu đài ở Anh. Tại đây, những người trông nom đã nuôi trồng các loại cây như cây cà dược và cây độc cần. Trang AtlasObscura mô tả khu vườn độc dược này như sau: “Lấy cảm hứng từ khu vườn bách thảo huyền thoại ở Padua nơi Nhà Medici từng âm mưu đầu độc kẻ thù của họ, một nữ công tước người Anh đã cho xây dựng khu vườn này, cống hiến toàn bộ nó cho hệ thực vật gồm các loài cây mang độc và/hoặc gây mê”.

The gates to the Poison Gardens, Alnwick Castle, England (Flickr, Jo Jakeman) Cánh cổng dẫn vào Khu vườn độc dược ở Lâu đài Alnwick, Anh. (Ảnh: Flickr, Jo Jakeman)
Cánh cổng dẫn vào Khu vườn độc dược ở Lâu đài Alnwick, Anh. (Ảnh: Flickr, Jo Jakeman)

Xem video về khu vườn độc dược tại Lâu đài Alnwick, Anh:

Các độc tố hiện đại

Nhận thức hiện đại đối với các mối nguy hiểm của chất độc vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, nhưng việc sử dụng chất độc như một phương tiện giết người đã dần trở nên ít phổ biến. Ngành pháp y hiện đại thường sẽ có thể dễ dàng phát hiện được phần lớn các loại chất độc, nọc độc và độc tố, nên nguy cơ bị bắt khi đầu độc một ai đó là khá cao. Người ta đã tìm ra được thuốc giải độc hiện đại cho rất nhiều các loại chất độc có tính phổ biến, và công nghệ y học hiện nay là tốt hơn so với thời cổ đại, dẫn đến nhiều trường hợp phục hồi hơn. Nguy cơ nhiễm độc ngày nay xuất hiện nhiều hơn ở các trường hợp ngộ độc thực phẩm, vốn là nguyên nhân chính gây tử vong ở những người trẻ.

Tuy rằng các chất độc hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn trong nông nghiệp (như thuốc trừ sâu) và công nghiệp (như được sử dụng trong các vật liệu xây dựng), nhưng vẫn có những nền văn hóa trên thế giới tiếp tục truyền thống sử dụng chất độc để săn bắn, từ đó gìn giữ một phong tục cổ đại và nguy hiểm vốn đã có lịch sử hàng nghìn năm.

Tác giả: April Holloway, Ancient Origins.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Thanh Hải biên dịch

Xem thêm: