Chuyên gia cấy ghép phổi của Trung Quốc, kiêm Phó Giám đốc một bệnh viện tiết lộ trên Weibo rằng, năm 2023, ông đã thực hiện 370 ca phẫu thuật ghép phổi ở Vô Tích và Hàng Châu, tức trung bình ông thực hiện hơn một ca mỗi ngày. Cộng với những ca ghép phổi được thực hiện ở các vùng khác trên cả nước, con số chắc hẳn còn cao hơn. Cựu Giám sát viên Ủy ban Kỷ luật Trung ương Trung Quốc Vương Hữu Quần (王友群) đặt câu hỏi rằng, những lá phổi này đến từ đâu?

Bên cạnh đó, một đoạn video mới được tiết lộ những ngày đầu năm cho thấy một ca phẫu thuật lấy nội tạng được thực hiện dưới những họng súng của đám người mặc đồ đen tại Trung Quốc, càng làm dấy lên những nghi ngờ về ngành công nghiệp ghép tạng của nước này.

Một năm là 365 ngày. Chỉ riêng ở Vô Tích và Hàng Châu, ông Trần Tĩnh Du đã thực hiện 370 ca ghép phổi, tức trung bình ông thực hiện hơn một ca mỗi ngày. Cộng với những ca ghép phổi được thực hiện ở các vùng khác trên cả nước, con số chắc hẳn còn cao hơn. Cựu Giám sát viên Ủy ban Kỷ luật Trung ương Trung Quốc Vương Hữu Quần (王友群) đặt câu hỏi rằng, những lá phổi này đến từ đâu?

Ông Trần Tĩnh Du cho biết trên Weibo: Năm 2015, Trung Quốc đã thực hiện đầy đủ việc hiến tạng nhân ái cho những người có bệnh nhân chết não. “Nội tạng do những công dân được chăm sóc chết não hiến tặng” đã trở thành “nguồn nội tạng duy nhất” để cấy ghép của nước này.

Ông Vương Hữu Quần tỏ ra hoài nghi về việc nguồn nội tạng duy nhất là tới từ những người chết não. Ông nhấn mạng rằng, theo các chuyên gia y tế, “chết tim và não” và “chết não” không giống nhau.

Những người “chết não” vẫn có thể dựa vào máy thở để duy trì hô hấp và nhịp tim sau khi mất toàn bộ chức năng não và ngừng thở tự nhiên. Thậm chí, phụ nữ mang thai bị “chết não” vẫn có thể tiếp tục mang thai cho đến khi thai nhi chào đời. Vì vậy, dưới góc độ ghép tạng, người hiến “chết não” vẫn là một cơ thể sống.

Ngoài các triệu chứng chết tim-não (mất phản xạ thần kinh, ngừng thở và ngừng tim), người hiến “chết tim và não” không thể duy trì nhịp thở và nhịp tim một cách nhân tạo và đã chết theo mọi định nghĩa.

Khi nói về nguồn gốc nội tạng cấy ghép, ông Trần Tĩnh Du luôn nói về “sự hiến tặng nhân ái của người chết não”.

Ông Vương cho rằng, đầu tiên, nếu Trần thay thế khái niệm “chết tim và não” bằng “chết não”, chứng tỏ ông thực sự đã sử dụng nội tạng thu hoạch từ người sống. Điều này là bất hợp pháp.

Cách giải thích tư pháp trong Điều 232 “Luật Hình sự” của Trung Quốc cho biết: “Liên quan đến tiêu chuẩn của cái chết, một tiêu chuẩn toàn diện được áp dụng theo truyền thống, là ngừng thở tự phát, ngừng đập tim và ngừng chức năng phản xạ đồng tử”. Đây là tiêu chuẩn “chết tim và não” nói ở trên, chứ không phải là “chết não”.

Thứ 2, theo cựu quan chức Trung Quốc Vương Hữu Quần, “sự hiến tặng nhân ái” mà ông Trần Tĩnh Du nhắc tới cũng rất đáng nghi, vì số lượng ca phẫu thuật của ông rất lớn. Chỉ riêng ở Vô Tích và Hàng Châu, đã có hơn một ca mỗi ngày. Trong khi đó, số người hiến tạng tự nguyện ở Trung Quốc có hạn, nên việc ghép tạng thành công là rất khó khăn.

Theo tờ “Thời báo Y tế” của Trung Quốc, trong số các ca ghép tạng nội tạng, ghép phổi là khó nhất, đòi hỏi sự tương thích cao nhất giữa người cho và người nhận.

Xác suất trùng khớp hoàn toàn về HLA (kháng nguyên bạch cầu ở người) giữa người hiến tạng và người nhận là rất thấp, dao động từ 25% – 50% đối với người thân trực hệ, và từ 1/1.000 – 1/30.000 người giữa những người không có quan hệ huyết thống. Riêng 370 ca phẫu thuật do ông Trần Tĩnh Du thực hiện đã cần ít nhất 370.000 người chết não để cung cấp các nhu cầu phù hợp theo tỷ lệ tương thích 1/1.000.

Cựu quan chức Trung Quốc Vương Hữu Quần cho rằng, theo lẽ thường, về cơ bản điều này không thể xảy ra. Thứ nhất, số người chết não không nhiều. Thứ hai, việc ghép thành công lại càng khó khăn hơn. Thứ ba, cách thức lấy được phổi để cấy ghép bị nghi ngờ là tội giết người.

Trong bản “Tiêu chuẩn và hướng dẫn thu nhận, vận chuyển nguồn cấp tạng cấy ghép phổi của Trung Quốc” do ông Trần Tĩnh Du chủ biên quy định chi tiết phương pháp lấy phổi của người hiến tạng, đó là lấy tim và phổi của người hiến tặng cùng một lúc, sau đó tách tim và phổi ra.

Trên thực tế, người “chết não” vẫn chưa chết. Thậm chí họ còn có thể thụ thai và sinh ra bào thai. Vậy thì việc ông Trần Tĩnh Du xác định phẫu thuật cắt bỏ tim và phổi đồng thời trên “người chết não” để lấy phổi cấy ghép, sẽ khiến những người “chết não” này chết hoàn toàn.

Các bác sĩ mang nội tạng tươi để cấy ghép tại một bệnh viện ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, vào ngày 16/08/2012. (Ảnh: chụp màn hình qua Sohu.com).

Theo cựu quan chức Trung Quốc Vương Hữu Quần, cách nói “nội tạng được những công dân nhân ái hiến tặng sau khi chết não” của ông Trần Tĩnh Du có vấn đề nghiêm trọng, vậy thì số lượng phổi mà ông cấy ghép đến từ đâu?

Ngày 5/11/2013, tờ Tuần báo Phượng Hoàng (Phoenix Weekly) của Hồng Kông đã đăng một báo cáo dài có tên “Câu chuyện mờ ám về buôn bán nội tạng người ở Trung Quốc”.

Nội dung có đoạn: “Do thời gian cấy ghép nội tạng ngắn và khó khăn trong việc ghép tạng, bệnh nhân trên toàn thế giới phải chờ đợi nội tạng trong vài năm. Theo báo cáo của Bộ Y tế Hoa Kỳ (www.organdonor.gov), thời gian chờ đợi trung bình cho một ca cấy ghép nội tạng ở Hoa Kỳ là 1.121 ngày đối với thận, 796 ngày đối với gan, 230 ngày đối với tim, 1.068 ngày đối với phổi và 501 ngày đối với tuyến tụy.

Tình hình trong cộng đồng cấy ghép tạng Trung Quốc trước năm 2000 cũng như vậy. Tuy nhiên, sau năm 2000, đặc biệt là trong 4 năm từ 2003 – 2006, số lượng ca cấy ghép ở Trung Quốc tăng trưởng khủng khiếp như đám mây hình nấm. Nhờ có đủ nguồn nội tạng nên thời gian chờ đợi đã được rút ngắn rất nhiều.

Dựa trên phân tích các hiện tượng kỳ lạ trên thị trường nội tạng Trung Quốc, các chuyên gia y tế quốc tế cho rằng phải có một ngân hàng nội tạng người ngầm khổng lồ, thậm chí là ngân hàng nội tạng sống ở Trung Quốc. Tức là phải có những người cung cấp nội tạng sống đã được xét nghiệm nhóm máu và chuẩn bị trước các hồ sơ thông tin liên quan.

Sau khi nắm được ‘nhu cầu’ nội tạng trên thị trường, những người cung cấp nội tạng sống này sẽ được gửi đến ‘bệnh viện’, nơi được mệnh danh là lò mổ. Chỉ bằng cách này mới có thể bảo đảm được thời gian chờ đợi cực ngắn ‘theo yêu cầu’ trên thị trường nội tạng”.

Ông Vương Hữu Quần nhận định, “Ngân hàng nội tạng sống” được đề cập trong bài viết của tờ Tuần báo Phượng Hoàng có thể là nguồn cung cấp phổi cấy ghép quan trọng cho ông Trần Tĩnh Du.

Ngày 13/2 vừa qua, tài khoản mang tên Tiểu Minh (小明) đã đăng trên mạng xã hội X một đoạn video cho biết đó là một ca phẫu thuật lấy thận từ người còn đang sống, và toàn bộ quá trình đó đã được thực hiện dưới sự giám sát của những người đàn ông mặc đồ đen mang súng. Người đăng không nói gì thêm về ca ghép thận, nhưng việc một ca phẫu thuật được thực hiện dưới họng súng phần nào làm dấy lên những nghi ngờ.

Như nhiều các phương tiện truyền thông đã đưa tin, nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ lần đầu tiên bị vạch trần ở Hoa Kỳ vào năm 2006.

Kể từ đó, các luật sư nhân quyền, chuyên gia và học giả ở nước ngoài, tổ chức bác sĩ phản đối việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng, Trung tâm Nghiên cứu Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng của ĐCSTQ, Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) đã có nhiều cuộc điều tra độc lập về vấn đề này.

Theo báo cáo khảo sát của hai ông David Matas, David Kilgour và chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc Ethan Gutmann, số lượng ca ghép tạng mỗi năm ở Trung Quốc khoảng từ 60.000 – 100.000 ca. Từ năm 2000 – 2016, có khoảng 1,5 triệu ca. Nguồn chính nội tạng là các học viên của môn tu luyện Phật gia Pháp Luân Công với đức tin “Chân, Thiện, Nhẫn”.

Tòa án Nhân dân Độc lập của Vương quốc Anh và các tổ chức quốc tế khác cũng kết luận, hoạt động thu hoạch nội tạng quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ không chỉ tồn tại, mà hiện vẫn chưa dừng lại.

Ngày 17/7/2023, WOIPFG đã công bố lời khai của một nạn nhân bị thu hoạch nội tạng sống. Cô đã kể lại trải nghiệm bị thu hoạch nội tạng của chính bản thân mình trước khi chết. Nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ, lời khai của cô đã được quay video và báo cáo cho WOIPFG.

Nạn nhân có tên Trương Tú Cầm (張秀琴), nữ, 46 tuổi. Thời điểm cô bị mổ lấy nội tạng là ngày 28/4/2019, tại Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện 211 Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, số 45 đường Học Phủ, quận Nam Cương, Cáp Nhĩ Tân. Cô mất vào ngày 29/4/2019.

Hoạt động thu hoạch nội tạng từ người sống của ĐCSTQ là một “tội ác chưa từng thấy trên hành tinh này”. (Ảnh: Epoch Times).

Theo đánh giá từ nhiều cuộc điều tra khác nhau, có thể ĐCSTQ đã thành lập một ngân hàng nội tạng sống, chủ yếu bao gồm các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ bất hợp pháp.

Vào tháng 8 năm 2016, Tổ chức Quốc tế Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã đưa ra một thông báo nêu rõ rằng, vì ông Trần Tĩnh Du bị nghi ngờ nghiêm trọng về việc tham gia thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống cũng như về tội diệt chủng và giết người, một vụ án đã được mở ra cho cuộc điều tra chống lại ông Trần. Lá phổi mà ông Trần cấy ghép có thể đã được lấy từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Ông Vương Hữu Quần cho hay, ông Trần Tĩnh Du không phải là một chuyên gia cấy ghép đơn giản mà là một đảng viên. Ông được ĐCSTQ “chọn” làm đại biểu Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc lần thứ 11, 12 và 13. Ông được mời đến Bắc Kinh để tham gia lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ và được tổ chức này tặng nhiều danh hiệu cao quý như “Cá nhân tiên tiến”.

Trong hành vi tội ác quy mô lớn thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công của ĐCSTQ, nhiều bác sĩ đã trở thành đồng phạm của chế độ này, và ông Trần Tĩnh Du có thể là một trong số đó.

Cựu quan chức Trung Quốc Vương Hữu Quần nói, bước sang năm 2024, mọi việc đối nội và đối ngoại của ĐCSTQ đều không suôn sẻ; các thảm họa thiên nhiên và nhân tạo nối tiếp nhau xảy ra; dù người đứng đầu chế độ này, ông Tập Cận Bình, “đích thân” nắm bắt ra sao, cũng không có tác dụng gì, kết quả vẫn là hỗn loạn và chết chóc. Lý do tại vì sao? Người xưa nói: Mạng sống con người là quan trọng.

Trong 25 năm kể từ khi lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, tội ác tà ác thu hoạch nội tạng quy mô lớn từ các học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ dừng lại. Nó giống như một ngọn núi lớn đang đè lên ĐCSTQ, dù chế độ này có cố gắng đến đâu cũng không tìm được lối thoát.

Ông Vương nhấn mạnh, điều cần đặc biệt chỉ ra là Pháp Luân Công không phải là một môn khí công thông thường mà là môn tu Phật thuộc trường phái Phật gia. Bất chấp 25 năm bị ĐCSTQ đàn áp, Pháp Luân Công vẫn được truyền bá đến 156 quốc gia trên thế giới với sức mạnh to lớn vượt trên cả giới hạn thời gian và không gian.

Cựu quan chức Vương Hữu Quần nói thêm rằng, từ xa xưa, việc đàn áp Phật Pháp đã là một tội ác nghiêm trọng. Việc ĐCSTQ sát hại các học viên tu luyện Phật Pháp đã gây ra biết bao tội ác khó diễn tả.

Ngoài ra, xét từ những tin tức đã được đưa tin, tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ không còn chỉ giới hạn ở các học viên Pháp Luân Công mà còn mở rộng đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người Tây Tạng, học sinh cấp hai, sinh viên đại học, người vô gia cư, v.v. .

Phổi mà ông Trần Tĩnh Du cấy ghép cũng có thể là nội tạng của các nhóm khác.

Theo Cựu quan chức Vương Hữu Quần, bất kể ông Trần Tĩnh Du thu hoạch nội tạng sống từ ai, từ nhóm người nào, thì điều đó đều đi ngược lại luật pháp, nhân quyền và chống lại nhân loại. Nếu những tội ác kinh tâm động phách này không bị trừng phạt thì Trung Quốc sẽ không bao giờ có hòa bình.

(Nguồn: epochtimes.com)