Hiện vật kim loại lý thú này đã được các nhà khoa học phân tích và xác định niên đại lên đến 300 triệu năm tuổi.

Vật thể kinh ngạc này dường như là bộ phận của một loại máy móc cổ đại nào đó.

Với mốc niên đại xa xưa như vậy, thì ai là người tạo ra vật thể này?

Hiện vật đáng kinh ngạc này được phát hiện ở thành phố Vladivostok, Nga.

Khi đang nhóm lửa trong một đêm đông lạnh giá, một cư dân thành phố Vladivostok, ông Dmitry đã phát hiện được một mẩu bánh răng, một bộ phận máy móc thông dụng, chồi ra từ một cục than ông dùng để sưởi ấm.

banh rang kim loai 300 trieu nam tuoi(Ảnh: Internet)

Sau khi quan sát hình dạng bên ngoài, Dmitry cảm thấy rất đỗi kỳ lạ nên đã liên lạc với nhà sinh học Valery Brier từ vùng giáp biển Primorsky.

Dựa trên quan sát bề mặt, các nhà nghiên cứu nhận thấy vật thể kỳ lạ này trông “rất giống một bánh răng kim loại nhân tạo

Nó giống bộ phận thường thấy trong kính hiển vi, và nhiều loại thiết bị kỹ thuật điện tử [chiều dài hơn 1 cm – hình trên]”, tờ Komsomolskaya Pravda viết.

Mảnh than này bắt nguồn từ mỏ than Chernogorodskiy ở khu vực Khakasis.

Các nhà khoa học cho rằng vật thể này được chế tạo, chứ không phải hình thành trong tự nhiên.

Vậy ai đã tạo ra bánh răng nhôm này vào buổi bình minh của lịch sử; đây là một câu hỏi chưa có lời giải.

Trước đây chúng ta đã điểm qua nhiều hiện vật khác đang mạnh mẽ thách thức kịch bản tiến hóa hiện đại.

Lấy ví dụ:

Năm 1972, một công ty của Pháp nhập khẩu quặng uranium từ Oklo ở Cộng hòa Gabon (Châu Phi), một nước có nguồn cung quặng uranium phong phú nhưng không đủ trình độ kỹ thuật để tự lọc quặng này. Tuy nhiên, sau khi khám nghiệm, họ phát hiện quặng này đã được chiết luyện. Điều này thật kinh ngạc. Các nhà khoa học trên thế giới đã đến để khảo sát mỏ quặng. Kết quả thật chấn động: Đây là một lò phản ứng hạt nhân rất tiên tiến có niên đại lên đến … 1,8 tỷ năm tuổi, và đã được vận hành trong … nửa triệu năm.

Năm 1961, Mike Mikesell từ California, Mỹ đã làm hỏng lưỡi cưa kim cương khi cắt ngang qua một geode tìm được. Bên trong geode có một thiết bị giống bugi đánh lửa, ước tính có niên đại lên đến 500.000 năm, tức hàng trăm nghìn năm trước khi các nền văn minh tiên tiến được cho là đã bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất.

Năm 1934, ở cộng đồng London, hạt Kimble, bang Texas, Mỹ, người ta đã tìm được một chiếc búa được bọc trong lớp đá có niên đại hơn 100 triệu năm tuổi.

Trên thực tế, có vô số những phát hiện chấn động như vậy, đến nỗi các giả thuyết căn bản về lịch sử nhân loại chúng ta từng đặt ra trong quá khứ cần phải được xem xét lại. Dù sao đi nữa, một giả thuyết dù lâu đời đến mấy thì vẫn có thể có phần chưa hoàn thiện.

Tức là, vật thể giống bánh răng được phát hiện ở Vladivostok bên trên chỉ là một trong vô số khám phá khiến các nhà khoa học phải “vò đầu bứt tóc”.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, “cục than bọc bên ngoài vật thể kim loại này đã được vận chuyển đến Primorsky từ mỏ than Chernogorodskiy ở khu vực Khakasis. Khi biết rằng mỏ than tại khu vực này hình thành từ 300 triệu năm trước, các chuyên gia Nga phỏng đoán rằng mảnh kim loại tìm thấy trong mỏ than này hẳn phải có niên đại tương đồng.

Khi các nhà địa chất đập vỡ cục than chứa vật thể kim loại và xử lý bằng chất hóa học đặc biệt, vật thể này đột nhiên trở nên nhẹ, mềm. Dài không quá 7 cm, thành phần cấu tạo vật thể này bao gồm 98% nhôm (Al) và 2% magiê (Mg).

Một mặt, một hợp kim như vậy khiến các nhà khoa học bối rối, bởi vì nhôm nguyên chất rất hiếm gặp trong tự nhiên. Do đó, vật thể này gần như chắc chắn là nhân tạo.

Mặt khác, khi các chuyên gia biết được vật thể này là hợp kim nhôm-magiê, họ nhanh chóng hiểu được làm cách nào mẩu kim loại này có thể chống chọi sự tàn phá của thời gian tốt đến vậy [mà không bị ăn mòn].

Họ cho biết nhôm nguyên chất rất dễ bị ôxy hóa, từ đó tạo nên một lớp phủ nhôm đặc biệt bên ngoài bảo vệ vật thể kim loại này khỏi sự ăn mòn tiếp tục vào bên trong. Do đó, vật thể kim loại này có thể chống chịu được không chỉ áp suất cao, mà còn nhiệt độ và một vài hoàn cảnh tự nhiên khắc nghiệt khác.

Một câu hỏi khác thu hút các nhà khoa học người Nga là liệu lõi nhôm này có nguồn gốc ngoài Trái Đất.

Dựa trên kết quả nghiên cứu thiên thạch, người ta biết rằng nhôm-26 ngoài Trái Đất sẽ phân rã thành magiê-26.

Sự hiện diện của 2% magiê trong hợp kim có thể ám chỉ nguồn gốc ngoài Trái Đất của mảnh nhôm này.

Dù sao đi nữa, cần tiến hành thêm các xét nghiệm để kiểm chứng giả thuyết này.

kim loại(Ảnh: Internet)

Tính chất gây chấn động cuối cùng của vật thể này là hình dạng đặc thù gợi tưởng đến một bánh răng hiện đại. Thật khó có thể tưởng tượng một vật thể có thể mang hình dáng tự nhiên của một bánh răng đều đặn với sáu cái răng cưa giống y hệt.

Ngoài ra, so với kích thước của các răng cưa, thì khoảng cách giữa chúng là khá lớn, cho thấy vật thể này từng là bộ phận của một thiết bị phức tạp. Ngày nay, ‘những bộ phận thừa ra’ như vậy được sử dụng để chế tạo kính hiển vi và các thiết bị cơ khí khác.

Làm sao một bánh răng kim loại với các răng cưa cân đối, cách đều như vậy có thể tồn tại vào 300 triệu năm trước?

Theo chúng tôi, có 3 cách giải thích khả dĩ:

  1. Con người đã có mặt trên Trái Đất vào 300 triệu năm trước và là tác giả của bánh răng kim loại này.
  2. Cách xác định niên đại địa chất có tồn tại thiếu sót, sai lệch. Ví như ở trên dựa vào niên đại mỏ than để định tuổi bánh răng kim loại, và cách xác định niên đại này có thể không đúng.=> Với hai cách giải thích trên, thì lịch sử nhân loại như chúng ta đã biết, vốn được thiết lập dựa trên thuyết tiến hóa, cần phải được xem xét lại.
  3. Người ngoài hành tinh đã viếng thăm Trái Đất và hữu ý/vô ý để lại bánh răng kim loại này. Giả thuyết này rất có khả năng, vì theo phương trình Drake và thuyết Big Bang, thì với một vũ trụ vốn đã rộng lớn lại đang không ngừng giãn nở trài dài hơn 13 tỷ năm ánh sáng như vậy, thì việc tồn tại nền văn minh ngoài Trái Đất là điều rất có khả năng, nếu không phải là nhất định.

Các nhà khoa học người Nga cho biết họ sẽ tiến hành thêm các thí nghiệm để hiểu rõ hơn về hiện vật cổ đại phức tạp này.

Tác giả: Message to Eagle.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Quý Khải biên dịch

Xem thêm: