Bỏ công việc nhà nước ổn định, Đoàn Thu Trà – cô sinh viên dân tộc Tày cùng chồng khởi nghiệp trồng dâu tây, hoa hồng ngoại. Sau 2 năm đã cho doanh thu 2 tỷ đồng. 

Năm 2013, cô sinh viên Đoàn Thu Trà (sinh năm 1991, Cao Bằng) tốt nghiệp Học viện Nông nghiệp với tấm bằng khá. Năm 2014, Trà trở về quê hương Cao Bằng làm việc trong cơ quan nhà nước. Cùng thời gian này, cô học lên Thạc sĩ ngành Khoa học cây trồng.

Năm 2016, Trà kết hôn với anh Đào Duy Trường – giảng viên và chủ vườn hồng ngoại tại Thường Tín, Hà Nội. Tới năm 2017, cô xin nghỉ việc để theo đuổi niềm đam mê về nông nghiệp. Cô và chồng quyết định khởi nghiệp tại mảnh đất Cao Bằng bắt đầu từ cây dâu tây.

Vợ chồng Thu Trà bên vườn hoa của gia đình ở Thường Tín, Hà Nội (ảnh: Dân Trí).

“Từ những kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập, cùng với niềm đam mê yêu thích ngành đã học, ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học, mình đã mơ ước sau này phải xây dựng được một trang trại hoa, cây cảnh và rau quả sạch của chính mình”, Thu Trà chia sẻ với PV Dân Trí. 

Vượt khó khăn để khởi nghiệp 

Chia sẻ với PV Phụ Nữ Mới, Trà cho biết dâu tây là loại cây trồng mới ở Việt Nam chỉ có Đà Lạt trồng nhiều. Còn ở những vùng miền Bắc thì mới xuất hiện 5-7 năm gần đây.

Khi mới bắt tay trồng dâu, Trà phải thử trồng rất nhiều giống dâu để lựa chọn giống phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở Cao Bằng. Có năm bị chết gần hết vườn dâu, cô gái trẻ lại phải đặt mua lại và chuyển từ Hà Nội lên.

Đến khi Trà quyết định mở rộng, làm nhà kính và đầu tư trang thiết bị hiện đại thì lại gặp phải những khó khăn lớn hơn. Ở Cao Bằng hầu như không thể mua được những trang thiết bị, vật tư cô cần nên phải đặt mua mọi thứ từ Hà Nội, thợ cũng phải thuê từ Hà Nội lên lắp đặt, chi phí rất cao.

Rồi còn thời tiết không thuận lợi, sâu bệnh, thiếu vốn, thiếu nhân công, thiếu đất sản xuất phải đi thuê của các hộ dân… Ban đầu vì kỹ thuật ban đầu còn hạn chế nên Trà phải tự mình mày mò, tìm hiểu thông tin trên mạng xã hội, qua hình ảnh, video của bạn bè quốc tế chia sẻ. 

Trong quá trình này, Trà luôn biết ơn gia đình vì đã ở bên ủng hộ và hỗ trợ cô. 

Những thành công đầu tiên 

Nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, chế độ chăm sóc nên vườn dâu tây của Trà phát triển xanh tốt, sau 3 tháng đã cho thu hoạch trái ngọt. Vườn dâu được trồng theo hướng nông nghiệp sạch, không sử dụng thuốc trừ sâu nên trung bình mỗi ngày cho thu từ 5-6kg dâu.

Dâu tây chín mọng trồng tại vườn của Thu Trà (ảnh: nhân vật cung cấp).

Không chỉ vậy, Trà còn xây dựng khuôn viên riêng để phục vụ khách du lịch thăm quan, trải nghiệm hái dâu tây. Đồng thời cô còn thử sức trồng thêm hoa hồng cổ và hoa hồng nhập ngoại. 

Trà khoe: “Mình rất tự tin về sản phẩm hoa hồng của trang trại mình. Thực sự 3 năm nay, mình không hề sử dụng bất cứ loại hóa chất nào trên diện tích trồng hoa hồng. Cây hoàn toàn tự phải chống chọi với các điều kiện tự nhiên, khi qua mùa sâu bệnh, cây tự rụng lá và bật chồi mới”. 

Nhiều du khách đến trải nghiệm hái dâu tại Cao Bằng (ảnh: Trang Trại Việt).

Trong 2 năm trở lại đây (2017-2019), từ diện tích chỉ vài trăm mét vuông thử nghiệm ở Cao Bằng, đến nay tổng diện tích sản xuất của Thu Trà ở cả Cao Bằng và Hà Nội là 5,5ha. Trong đó, tại Cao Bằng là 4,5ha gồm 2ha sản xuất dâu tây, 2,5ha trồng hoa hồng cổ và hồng ngoại các loại.

Khu vườn có doanh thu hàng năm đạt trên 2 tỷ đồng, lợi nhuận trên 700 triệu đồng và cung cấp việc làm cho gần 20 lao động, trong đó có 10 lao động là thanh niên ở địa phương. 

Xây dựng mô hình nông nghiệp bền vững

Từ khi khởi nghiệp đến nay, Trà vẫn định hướng mình sẽ làm nông nghiệp bền vững, kết hợp với công nghệ cao. 

Trà dự định trong năm tới mở rộng nông trại hơn nữa, trồng thêm rau sạch, cà chua, dưa lưới… Cô cho biết hai năm nay, cứ mỗi năm có thêm lợi nhuận là cô lại đầu tư thêm vào hoàn thiện công nghệ cao.

Hệ thống tưới tự động, áp dụng công nghệ 4.0 là công cụ hỗ trợ đắc lực trong quy trình sản xuất tại trang trại của Thu Trà (ảnh: nhân vật cung cấp).

Trà chấp nhận lỗ hai năm đầu để đầu tư vào máy móc, sau khi hoàn thiện hệ thống tưới tiêu sử dụng công nghệ, cô hy vọng có thể tiết kiệm được nhiều chi phí như phí nhân công, công tưới, hoặc vấn đề quản lý (vì có thể lập trình và điều khiển hệ thống trên máy tính, điện thoại). 

Video xem thêm: Phụ nữ thông minh là người hiểu rõ 5 điều này

Video xem thêm:

videoinfo__video3.dkn.tv||62959105a__