Người đàn ông này đã dùng 36 năm để làm một việc mà rất nhiều người cả đời không dám nghĩ tới, và thành quả ông đạt được khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ!

Có nhiều người trải qua 36 năm cuộc sống cũng chỉ để lại tuổi đời trôi qua vô nghĩa, nhưng ông đã dùng 36 năm đời người để tạo nên một thiên đường thiên nhiên!

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Từ câu chuyện xưa của ông kể lại, nhiều người sẽ biết được vì sao ông lại mất 36 năm đời người để thực hiện công việc này.

Tại miền đông bắc của Ấn độ có một cù lao tên là Majuli, nằm trên sông Brahmaputra. Một năm trước khi người đàn ông thực hiện kế hoạch trồng rừng, do thay đổi khí hậu, đất đai trở nên khô cằn, nơi đây dần dần thành đất hoang, các động vật hoang dã gần như biến mất…

Câu chuyện về người đàn ông này được bắt đầu vào năm 1979.

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Ông có tên là Jadav Payeng. Năm 16 tuổi, ông đã chứng kiến một trận hồng thủy đưa đến nơi đây hàng vạn con rắn đang trong tình trạng hấp hối bên cạnh bờ…

“Tất cả những con rắn vì quá nóng mà chết. Cũng bởi, nơi đó toàn là đất cát, không có cây cối che phủ. Tôi ngồi tại đó vuốt vuốt xác của những con rắn, khi không tự chủ được đã khóc thương chúng. Trông thấy tình cảnh đó, nó có khác gì một cuộc thảm sát của khí hậu. Lúc đó, tôi đã đi gặp cơ quan quản lý rừng của chính phủ và hỏi về việc trồng cây trên đất cát. Họ đã trả lời rằng, không thể trồng được cây gì trên loại đất này và khuyên tôi trồng thử tre. Thời điểm đó thật quá khó khăn! Không có ai ủng hộ nhưng cuối cùng tôi đã làm được”. Năm nay, ông Payeng 52 tuổi đã chậm rãi kể lại chuyện của năm đó.

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Hôm nay nhìn thấy khu rừng xanh tốt như vậy, không ai có thể tưởng tượng được năm đó hơn 550 héc ta đất ở đây toàn là đất cát khô cạn.

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Trong khu rừng rậm với đủ các loại chim thú…

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Còn có cả hươu; tê giác; hổ; voi;…

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Rất nhiều động vật lâm vào tình trạng bị tuyệt chủng, đều từ trong cánh rừng rậm này mà tìm được nơi an thân.

Để có được một thiên đường cho động vật sinh sống như hôm nay, Payeng đã phải dùng đến 36 năm, từ từng hạt giống mà trồng nên. Ông đã biến công việc này thành sự nghiệp chung thân của chính mình.

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Đã mấy chục năm, ngày nào ông cũng gieo xuống hơn vạn hạt giống.

Việc tưới tiêu cho cánh rừng này đã từng khiến Payeng đau đầu. Bởi vì diện tích cánh rừng quá lớn, một mình ông không thể xây dựng được hệ thống kênh mương tưới tiêu.

Thế là ông đã nghĩ biện pháp. Mỗi một gốc cây giống, ông tạo các ống dẫn nước bằng ống trúc, kết nối chúng lại với nhau để cho nước chảy dọc theo đường ống trúc mà đến tưới cho hệ thống cây trồng.

Hệ thống tưới như vậy đã tồn tại được 20 năm, nhờ đó mà nuôi sống cánh rừng rậm này.

Dựa vào vốn hiểu biết về thế giới động vật, ông bắt đầu đem những loài động vật khác nhau vào sinh sống trong khu rừng.

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Đầu tiên ông đưa những con kiến và giun đến nơi đây. Vì hai loài vật này có khả năng giúp đỡ cao, chúng làm cho đất phì nhiêu hơn. Loài vật này đã biến mặt đất phẳng lì trộn lẫn cùng loại đất ở sâu bên dưới bề mặt, giúp cho đất xốp và tốt hơn cho cây trồng.

Một phương pháp hoàn toàn tự nhiên nhưng lại hiệu quả hơn nhiều so với máy móc hiện đại.

Để có vốn canh tác, ông đã vào rừng chăn thả bò lấy sữa bán. Trên một khu ruộng cạn, ông xây một căn nhà lợp cỏ, đến nay, gia đình ông có 5 người đã sống từ lâu trong cánh rừng này.

Cánh rừng càng ngày càng lớn, voi cùng hổ bắt đầu qua những thôn trang bên cạnh gây ảnh hưởng đến hoa mầu và gia súc, người dân trong thôn lại tới trách Payeng.

Để giải quyết vấn đề này, Payeng buộc phải nghĩ biện pháp mới. Ông thấy loài voi rất thích chuối tiêu. Vậy là ông trồng rất nhiều chuối, làm vậy thì voi không ra khỏi cánh rừng để quấy rối người dân thôn bản nữa.

Ngày càng có nhiều loài động vật tìm đến, các thảm thực vật dần hình thành, hổ cũng không đi ra ngoài cánh rừng tìm thức ăn nữa.

Vậy là mỗi ngày, khu vực toàn đất cát hạn hán, đã từ từ biến thành một hoàn cảnh tự cung tự cấp, làm cần bằng hệ sinh thái tự nhiên, tạo thành nơi lý tưởng cho các loài động vật đến cư trú.

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Payeng có chia sẻ kinh nghiệm với mọi người rằng, không cần phải chặt cây phá rừng mới có thể làm điều kiện sinh sống, chỉ cần săn bắt tài nguyên tự nhiên, con người cùng thiên nhiên có thể sinh sống hài hòa.

Cánh rừng mà Payeng trồng đã hấp dẫn nhiều loài động vật tìm đến.

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)
cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Có đàn voi hàng trăm con, hàng năm đều đến thăm cánh rừng này.

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)
cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)
cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Theo chân đàn voi, ban quản lý giống voi thuộc cơ quan quản lý rừng của Ấn Độ đã tìm đến và phát hiện cánh rừng Payeng.

Họ đã đặt tên cánh rừng rậm mà Payeng trông là rừng nhiệt đới Molai.

Sau đó không lâu, Đại học Jawaharlal Nehru ở Ấn Độ đã khen tặng ông, gọi ông là “ForestMan of India” (tạm dịch: Người đàn ông của rừng rậm Ấn Độ).

cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)
cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)
cau chuyen trong rung cua nguoi dan ong ngoc nhat the gioi
(Ảnh: Internet)

Nhà làm phim tài liệu người Canada tên là McMaster rất xúc động về việc làm của ông, đã đầu tư để biến câu chuyện của Payeng thành một bộ phim tài liệu có tên ForestMan.

Bộ phim đã giúp nhiều người trên thế giới biết thêm nữa về năng lực của con người, và truyền cảm hứng cho những ai quan tâm đến vấn đề trồng rừng và bảo vệ thiên nhiên.

Theo Letu
San San biên dịch

Xem thêm: