Gần đây trên mạng lan truyền một đoạn phim ngắn của Nhật làm nhiều người cảm động. Câu chuyện nói về một người đàn ông tiễn con gái đi theo chồng đã diễn tấu bản nhạc bất hủ Canon mà người vợ đã khuất của ông thích nhất. Khi đã nhiều tuổi, những ngón tay đã không còn mềm mại, nhưng ông vẫn lặng lẽ tận dụng thời gian rảnh để đi học đàn. Thế rồi ông đã chơi bản nhạc mà vợ ông yêu thích, vừa để tưởng nhớ lại người vợ, đồng thời biểu hiện tình yêu của người cha với con gái. Đoạn phim ngắn ngủi này khiến rất nhiều người xúc động rơi nước mắt.

Thực hiện ước mơ, sau tuổi 35 không phải muộn

Nam diễn viên chính đoạn phim là Ngô Ca, năm nay 48 tuổi, vào năm 40 tuổi có một quyển sách đã làm ông thay đổi suy nghĩ và bắt đầu đi học đàn dương cầm.

Người xưa có câu rất hay: “40 không còn hối hận”, người sau tuổi 40 thường cảm thấy cuộc đời mình bước vào giai đoạn mới, họ không còn muốn sống hoài sống phí cuộc đời. Trước sinh nhật lần thứ 40, ông đã đọc một quyển sách tên «Chasing Daylight: How My Forthcoming Death Transformed My Life» (Tên bản dịch tiếng Trung: Zhuizhuriguang (追逐日光) – Đuổi theo ánh mặt trời) của tác giả EugeneO’Kelly. Cậu chuyện kể về EugeneO’Kelly vì bận rộn với sự nghiệp mà lơ là chăm sóc sức khỏe, thậm chí đến thời gian ăn uống cùng vợ con cũng không có. Khi phải đối diện với bệnh u não, đến khi sắp chết đã quyết định bỏ chữa trị, dùng quãng đời còn lại cho những người thân yêu gần gũi với mình.

Câu chuyện này cũng đồng thời nhắc nhở tôi: “Cuộc đời vừa ngắn vừa khổ, ai biết được ngày mai thế nào”. Ngô Ca đã thấu hiểu hiểu đạo lý này và biến thành hành động.

Vào trước sinh nhật lần thứ 40, ông đã nghỉ ngơi 3 ngày và bắt đầu tập trung suy nghĩ lại về quá khứ và tương lai của mình, chân thành tự đối thoại với chính lòng mình. Ông ngộ ra nhiều vấn đề. Hành động đầu tiên sau đó của ông là hoàn thành giấc mơ học đàn dương cầm.

Trước khi ông học, một vấn đề lớn nhất là: “Lấy đâu ra thời gian?” Ông cũng như tôi, làm việc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, áp lực công việc rất lớn. Thế là ông kiểm lại thời gian của mình, kê ra ba nguyên nhân lớn gây lãng phí thời gian và tính cách cải thiện tình hình.

Nhắc lại giấc mơ của một cô bé

Một cô bé quyết định cắt bỏ bộ tóc dài của mình đã nuôi dưỡng từ lâu để đổi lấy một đôi cánh, vì cô bé muốn trở thành tiểu thiên sứ bay đến thiên đàng, có thể nhảy múa mang đến niềm vui cho mọi người.

Nhưng khi cô vừa bước trên con đường của thiên đàng thì ở bên cạnh liên tục có người nói với cô bé: Đường lên thiên đàng vô cùng gian khổ, bé nhỏ thế này đi lên không nổi đâu, đợi bé lớn một chút hãy đi.

Thế là cô bé bị dao động và muốn đổi lại đôi cánh lấy mái tóc dài. Lúc này cô bé đã vì lời nói của người khác mà quên mất giấc mơ trở thành thiên sứ mới là mục đích của mình. Thế rồi thượng đế lấy một cái búa to gõ mạnh vào cô bé: Chuyện đường thiên đàng gian khổ con đã biết rồi, chỉ có đi qua đường lên thiên đàng con mới trở thành thiên sứ. Cô bé như sực tỉnh và nghĩ lại giấc mơ mình muốn làm thiên sứ, phải dũng cảm đi tới thiên đàng, cô hiểu phải lắng nghe phương pháp của những người thành công, quan trọng là trong lòng phải có thượng đế, phải cảm ơn thượng đế!

Ngô Ca đã tính lại thời gian mình lãng phí như sau: Khi đi làm, ngày ngày xe cộ đông đúc, thời gian mỗi ngày hao phí ít nhất 2,5 tiếng; mỗi tối xem truyền hình ít nhất mất 1 tiếng; không có thời gian cho vợ con nhưng lại mất quá nhiều thời gian xã giao xã hội.

Sau khi tính toán lại những nguyên nhân, ông quyết định khắc phục: chuyển nhà đến gần công ty và cắt bỏ thời gian xem truyền hình để dành cho con. Thế là mỗi ngày ông đã có thêm được 4 tiếng đồng hồ. Ngoài 1 tiếng dành để chơi với con, thời gian còn lại ông không chỉ có thể học đàn dương cầm mà con xem thêm thông tin về quản lý tài chính.

Trong quá trình học đàn dương cầm, ông có kết luận: “Công việc chỉ là công việc, thật không nên bán mạng vì công việc, làm thế thật không đáng.”

Cuối cùng có ai quan tâm bạn?

Lúc 20 tuổi, dường như ai cũng để ý mình trong mắt người khác, luôn muốn làm vừa lòng người khác, muốn mình là người hoàn hảo trong mắt người khác, nhưng việc này tuyệt đối không thể. Đến năm 40 tuổi phát hiện cần sống vì mình, trở thành chính mình, bắt đầu nghĩ đến thứ mình cần cuối cùng là gì. Năm 60 tuổi mới nhận rõ cuối cùng thì chỉ có mình để ý đến mình, cùng lắm thì có thêm người nhà và bạn thân.

Năm nay tôi 46 tuổi, càng ngày tôi càng cảm thấy như vậy.

Theo secretchina

Tinh Vệ biên dịch

Xem thêm: