Những cuộc điện thoại giảng chân tướng hướng đến Trung Quốc đại lục, những tờ rơi phát cho du khách, một bài báo, một bản nhạc hay một nhạc khúc vang dội “Pháp Luân Đại Pháp hảo” là những ngôi sao tỏa sáng hội tụ thành dải Ngân Hà. Một ngày nào đó khi cuộc đàn áp kết thúc, có lẽ mọi người sẽ thấy rằng ánh sáng Ngân Hà này đã làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Tại giao lộ của Nhà Tưởng niệm Tôn Trung Sơn, Trình Hi đội mũ và cầm micro, chào đón các du khách đến từ Trung Quốc đại lục với một nụ cười thật tươi trước những tấm áp phích triển hiện sự thật về Pháp Luân Công. Thời gian trôi nhanh, kể từ khi Trình Hi từ Trung Quốc đại lục kết hôn với người chồng Đài Loan, hai mươi năm đã trôi qua trong nháy mắt.

Trình Hi đứng trước bảng trưng bày chân tướng về Pháp Luân Công với nụ cười tươi, chào đón những du khách Trung Quốc đại lục từ xa đến. (NXB Bác Đại cung cấp)

Năm 1993, Trình Hi mới kết hôn, chồng cô là người Đài Loan, anh mua cho cô một tòa lầu ở Thâm Quyến. Vào một ngày năm 1998, cô nghe một người hàng xóm nói rằng có nhiều người tập Pháp Luân Công trong thư viện gần nhà, cô rất tò mò và muốn đến xem thử. “Tôi đến đó và thấy họ đang ngồi thiền ở đó. Sau khi họ mở mắt ra, tôi hỏi bạn đang làm gì. Anh ấy nói chúng tôi đang tập khí công. Bạn có muốn tập không? Tôi nói có. Một trong những phụ đạo viên đã cho tôi mượn cuốn Chuyển này Pháp Luân để tôi mang về nhà đọc”.

Trình Hi quay về đọc cuốn sách, biết rằng đó là một cuốn sách dạy làm người tốt, cô trả lại cuốn sách cho người phụ đạo viên, và quyết định mua một cuốn cho mình.

Năm 1999, Trình Hi cùng chồng đến Đài Loan chính thức định cư, ngoài những đồ đạc quan trọng, cô không quên mang theo cuốn Chuyển Pháp Luân. Ở Đài Loan, ngoại trừ chồng con, Trình Hi không có người thân, trong lòng cô khao khát một cảm giác thân thuộc không thể giải thích được. Cho đến một năm sau, trên một chuyến xe khách, cô vô tình nhìn thấy một người phụ nữ đang đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân quen thuộc, cô cảm thấy thân thiết như thể gặp lại một người bạn cũ ở quê hương. Trình Hi ngạc nhiên hướng về phía trước, nói: “Tôi cũng có quyển sách này, bạn tu luyện Pháp Luân Công à?”

Sau khi tiếp xúc và trò chuyện, Trình Hi được biết bên cạnh ao cá của Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn ở Đài Bắc có các đồng tu luyện công buổi sáng. Vài ngày sau, vào sáng sớm, Trình Hi tìm thấy họ, và như thể tìm thấy người thân của mình, cô bắt đầu học các bài công pháp. “Lúc đó, tôi cảm thấy rất dễ chịu khi luyện công và học Pháp. Sau đó, tôi chợt hiểu ra tại sao mình cảm thấy rất dễ chịu”.

Cô nói: “Khi tôi công tác ở Thâm Quyến, các đồng nghiệp của tôi đã vay tiền tôi không trả, kết quả khi rời đi họ cũng không báo cho tôi. Một người bạn khác nói rằng anh ấy muốn hợp tác kinh doanh với tôi, nhưng sau khi đưa tiền mới phát hiện đó là một trò lừa đảo. Tôi đã bị bạn bè và đồng nghiệp của mình, hết người này đến người khác lừa gạt. Trong tâm tôi cảm thấy rất buồn và chán nản. Tôi tự hỏi tại sao thế giới lại thành ra như vậy? Sau đó, tôi đọc Bài giảng thứ Tư của ‘Chuyển Pháp Luân’, về được và mất, lòng tôi nhẹ nhõm, tôi tự hỏi có lẽ mình đã mắc nợ anh ấy ở kiếp trước, giờ tôi đã trả nợ rồi, nếu tôi không trả nợ, anh ấy sẽ lấy đức của tôi, và trái tim vốn vướng bận và phiền muộn của tôi đã nhẹ nhõm, tôi cảm thấy rất thoải mái!”

Không lâu sau khi luyện công, Trình Hi cũng trải nghiệm cảm giác kỳ diệu khi Pháp Luân xoay chuyển. “Một hôm đang ngồi trên giường, tôi bỗng thấy trong bụng có gì đó đang quay, vô thức sờ vào thì nó dừng lại, cầm sách lên xem thì thấy nó lại quay. Tôi xác nhận mấy lần, đó là thực tại chứ không phải là ảo giác. Nhưng trước đây chúng tôi không tin vào bất cứ điều gì tại Trung Quốc, và gia đình tôi cũng không có bất kỳ tín ngưỡng nào. Tôi nghĩ rằng Phật giáo, Đạo giáo và Thần thánh đều là mê tín phong kiến, đó là cách chúng tôi được giáo dục ở Trung Quốc đại lục. Bây giờ, tôi đã thực sự trải nghiệm rằng những gì Chuyển Pháp Luân nói không có gì hão huyền cả”.

Sau khi luyện công, Trình Hi thường đưa bọn trẻ đến Nhà tưởng niệm Tôn Trung Sơn luyện công vào lúc Mặt Trời mọc, có lúc bọn trẻ ngồi đả tọa cùng người lớn, có lúc ngồi không yên, liền đạp xe bên cạnh chơi. Cuộc sống đơn giản bình phàm khiến cô cảm thấy trời đất yên bình chưa từng có. Tuy nhiên, hạnh phúc như vậy đã đột ngột kết thúc sau một vài tháng.

Vào đêm giao thừa, ngày 23 tháng 1 năm 2001, năm người đã “tự thiêu” tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ nhanh chóng một cách khác thường đưa tin về điều này, đổ lỗi cho Pháp Luân Công như một cái cớ cho cuộc đàn áp. Ngày 14 tháng 8 năm 2001, “Tổ chức phát triển giáo dục quốc tế” đã phân tích đoạn băng ghi hình tại cuộc họp của Liên hợp quốc, cho thấy toàn bộ sự việc là “chính phủ một tay đạo diễn”. Cái gọi là “vụ tự thiêu” tại Quảng trường Thiên An Môn đều do ĐCSTQ tự biên tự diễn, gây chấn động quốc tế.

Vào ngày 9 tháng 1 năm 2002, Trình Hi trở lại Thâm Quyến vì công việc kinh doanh, cô đã nhìn thấy đài truyền hình địa phương lừa dối người dân bằng vụ tự thiêu giả, kích động mọi người hận thù và hiểu lầm về Pháp Luân Công, vậy nên cô đã phát đĩa chân tướng một cách tự nhiên tại Đại học Thâm Quyến, nhưng chính vì vậy mà cô đã “biến mất” trong bốn năm.

Hồi ức lại tình cảnh lúc đó, Trình Hi vẫn còn sợ hãi, kể: “Tôi thực sự không biết rằng cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục lại nghiêm trọng như vậy! Cục Chính trị An ninh ĐCSTQ nói với tôi rằng chuyện này đã lên đến tầng diện quốc gia, là do chính Giang Trạch Dân quản. Bà là đang thúc đẩy Đài Loan độc lập, phá hoại thống nhất quốc gia. Chúng tôi phải xem ý tứ của những điều trên mới có thể thả. Tôi tự nghĩ trong tâm, mình chỉ là một bà nội trợ trong gia đình, từ khi nào đã biến thành một ‘phần tử ly khai’ lật đổ quốc gia trong miệng họ?”

Sau khi bị bắt, gia đình và chồng cô đã cố gắng hết sức mềm mỏng bảo Trình Hi từ bỏ đức tin của mình, ký vào một “bảo chứng thư” không tu luyện, hy vọng rằng ĐCSTQ sẽ đồng ý với lời hứa sẽ thả người sau khi viết “bảo chứng”, nhưng lần đợi này là gần một năm. “Tôi bị nhốt trong phòng giam, nơi người ra kẻ vào thường xuyên đông đúc. Hầu như ngày nào tôi cũng phải nhận lệnh từ bên ngoài làm lao công trong nhà tù. Thức ăn hầu như ngày nào cũng giống nhau, một cái muôi nhựa, cơm bốc mùi mốc meo, phủ đầy rau cải và thịt mỡ. Lúc đó, tôi nghĩ sau này ra ngoài sẽ không bao giờ ăn rau cải nữa!”

Không có hy vọng nào khiến Trình Hi kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần, cô nghĩ đến chồng con ở Đài Loan mà như bị dao đâm vào tim! Cô chờ đợi từng giây trong trại tạm giam, cuối cùng đợi đến phiên tòa xét xử, nhưng bản án đó là một bản án phi pháp sấm sét! “Họ kết án tôi 4 năm tù. Lúc đó tôi không thể chấp nhận được. Tôi nói tôi phạm tội gì mà các anh kết án tôi 4 năm. Tôi ở Đài Loan, ở trên toàn thế giới đều có thể xem đĩa CD đó. Chúng tôi luyện công không có chuyện tự thiêu, tôi nói lời thật mà bị đi tù ư?!”

Sau khi có bản án, Trình Hi bị đưa đến Nhà tù nữ Quảng Đông. “Giữa các khu giam cách biệt nhau như cách cả một thế giới, tôi hoàn toàn không biết tình huống bên ngoài thế nào. Họ sắp xếp hai quản giáo ở bên cạnh tôi, ăn hay ngủ, hay đi vệ sinh đều bị theo dõi 24/24, lỡ miệng nói một lời sẽ bị kiểm duyệt vô hạn, họ phải báo cáo cấp trên hàng ngày tôi đã nói gì nghĩ gì. Vì vậy, tôi phải rất cẩn thận khi nói, cố gắng không nói, các tù nhân cũng không được phép nói chuyện với tôi, nếu không họ sẽ bị trừng phạt, đôi khi trợ giáo đến nói chuyện rất lâu, hai bên má của tôi sẽ trở nên rất đau, lúc đó tôi mới nghĩ ra, ồ, mình đã không nói chuyện trong một thời gian dài”.

Cuộc sống bị giam cầm giống như không khí bị tù đọng, bạn không thể thư giãn khi nghỉ ngơi, khi uống nước và đi vệ sinh đều phải báo cáo, thậm chí không thể che giấu những gì bạn nghĩ trong đầu, nhất tư nhất niệm đều bị đào bới và phải chiểu theo ý chí chuyển hóa của ĐCSTQ. Trình Hi nhớ lại những ngày cô bị cầm tù và nói: “Họ liên tục cho tôi xem nội dung các tài liệu tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công, yêu cầu tôi viết một lá thư ăn năn theo yêu cầu của họ. Nếu tôi viết sai điều gì đó, tôi phải viết lại, thậm chí phải nói dối trái với ý muốn của tôi. Có một lần trời đã tối, tôi vẫn phải viết bài kiểm tra, viết những nội dung phù hợp với quy định của họ. Lúc đó, tôi nghĩ rằng mình còn chưa đọc xong cuốn sách ‘Chuyển Pháp Luân’ lần thứ ba, thì đã bị cưỡng bức thấm nhuần nội dung phỉ báng Đại Pháp. ĐCSTQ thực sự quá khủng bố!”

Khi rời Nhà tù nữ Quảng Đông, viên cảnh sát “nồng nhiệt” đe dọa: “Nếu cô vẫn muốn luyện, cô sẽ liên lụy đến người nhà cô ở Trung Quốc, và sẽ vĩnh viễn không được quay trở lại nữa”.

Từ khi bị bắt vào ngày 18 tháng 1 năm 2002 đến khi được trả tự do vào ngày 17 tháng 12 năm 2005, 1.379 ngày bị ĐCSTQ cho biến mất là những ngày đen tối nhất trong cuộc đời Trình Hi. Trở lại Đài Loan, nơi cô đã lâu không về, mọi thứ thay đổi, con người cũng thay đổi, đứa con mà cô nhớ nhất đã không còn như xưa nữa.

“Khi tôi mới bị bắt, con tôi mới học lớp 1. Khi tôi trở về gặp lại nó, đứa trẻ đã học lớp 5 tiểu học. Nó đã trở nên vừa béo vừa cao. Tôi suýt chút nữa không nhận ra con. Bốn năm qua, có bạn học cười nhạo con không có mẹ, có phụ huynh nói người ngồi tù không tốt, rất nhiều lời đồn thổi đến tai con, tích lại trong tâm lý, không giải thích được, con liền đánh nhau với các bạn đồng học”.

Với cảm giác tội lỗi và buồn bã, Trình Hi đã cố gắng hết sức để chuộc lỗi, nhưng khi chồng và con đi vắng, mối nghi ngờ sâu thẳm nhất trong lòng cô lại tiếp tục nổi lên: “Bốn năm qua, lẽ nào Pháp Luân Công không giải cứu tôi? Pháp Luân Công có đúng như ĐCSTQ đã nói không?”

Sau một thời gian suy nghĩ trầm lắng, Trình Hi đã liên lạc được với các đồng tu.

Trình Hi nói: “Các đồng tu nói với tôi, rằng tất nhiên họ đã tìm cách cứu tôi. Họ muốn tổ chức một cuộc họp báo, nhưng chồng tôi nói rằng đó là việc của gia đình anh ấy, nếu họ làm vậy, anh sẽ kiện họ. Sau đó, chồng tôi thẳng thắn nói với tôi, đồng tu nói rằng họ sẽ để quốc tế giải cứu, nhưng tôi đang ở trong tay của ĐCSTQ, vì vậy tất nhiên anh ấy phải phối hợp với ĐCSTQ, bởi vì ĐCSTQ nói rằng nếu sự tình đại náo, họ sẽ không cho tôi trở lại, vì vậy anh ấy phải tìm biện pháp dập lửa”.

Trình Hi nhớ lại, vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn do ĐCSTQ kích động là để đàn áp những người bất đồng chính kiến ​​​​và dọn đường cho bạo ngược, thì những lời dối trá đã được nhồi nhét một cách điên cuồng trong bốn năm qua đương nhiên là một thủ đoạn tẩy não tà ác của ĐCSTQ. Vì vậy, Trình Hi đã mượn kinh sách Đại Pháp của các đồng tu, đọc đi đọc lại, nghĩ đi nghĩ lại: Người dân ở Trung Quốc đại lục hoàn toàn không biết gì về sự thật, họ bị tẩy não để hoan nghênh bạo hành của ĐCSTQ, vậy thì bản thân phải làm thế nào để tiết lộ sự thật ra công chúng? Cuối cùng cô đã quyết định quyết tâm tu luyện lại từ đầu, ở bên cạnh người thân giảng chân tướng.

Kể từ năm 2008, khi Đài Loan mở cửa cho khách du lịch từ Trung Quốc đại lục đến thăm Đài Loan trực tiếp, nhiều học viên Pháp Luân Công đã tự nguyện hy sinh thời gian nghỉ ngơi của mình, giơ bảng trưng bày và tài liệu chân tướng, mỉm cười chào đón họ: “Chào mừng đến với Đài Loan, tôi chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất. Bạn đã có một hành trình bình an chưa, bạn đã nghe nói về Pháp Luân Công chưa?” Trong số họ, Trình Hi là người luôn gặp thuận lợi không bị cản trở.

Khách du lịch đại lục đến Đài Loan tham quan đã chăm chú nhìn vào các bảng trưng bày giảng chân tướng của Pháp Luân Công, hình ảnh và nội dung trên các bảng trưng bày rất khó nhìn thấy ở Trung Quốc đại lục. (NXB Bác Đại cung cấp)

Trình Hi nói: “Bây giờ họ cũng không dễ dàng được ra ngoài du lịch, còn tôi thì không thể quay lại đại lục. Làm sao tôi có thể nhìn ĐCSTQ tiếp tục lừa dối người dân? Một số người nghĩ rằng chúng tôi được trả tiền để đứng đây, tôi hỏi họ cần đưa bạn bao nhiêu tiền để bạn nguyện ý đừng đây phơi nắng phơi gió, lại còn bị người ta chửi, mà không phải là một ngày hai ngày, mà đã vài năm rồi, đưa bạn bao nhiêu tiền để bạn nguyện ý làm?”

Cô nói: “Tổ thành của ĐCSTQ là đảng, đoàn, đội. Nó đã làm rất nhiều điều thương thiên hại lý. Nếu anh không thoái xuất, anh sẽ phải chịu một phần tội nghiệt trong những điều xấu xa mà nó đã làm. Một số người nói rằng tôi quá tuổi đảng, sớm đã thoái từ lâu, nhưng khi gia nhập đảng (đoàn, đội) đã đứng trước cờ máu mà thề ‘Làm người kế tục chủ nghĩa cộng sản, phấn đấu vì đảng trọn đời’ và ‘vì đảng hiến dân sinh mạng của mình’. Anh nói anh đã quá tuổi, về hưu rồi, nhưng lời thề anh đã nói ‘vì đảng trọn đời phấn đấu’, làm sao có thể thích nói thoái thì được tính là thoái đây? Lời thề phải được thực hiện! Chỉ khi bày tỏ tấm lòng của anh với Thiên Thượng, thì lời thề độc trọn đời mà anh đã phát thệ với ĐCSTQ mới có thể được Thượng Thiên thủ tiêu, đó là để bày tỏ lập trường của anh với Thiên Thượng, do đó dùng tên thật hay hóa danh đều có thể, chỉ cần chân tâm đồng ý là được rồi, ‘Nhân tâm sinh nhất niệm, thiên địa tận giai tri’.”

Ở ngã ba của cuộc đời, bất kể những bộ mặt thờ ơ, khinh rẻ, mắng chửi thóa mạ, nhưng sâu thẳm trong tâm hồn họ đều đang chờ đợi chân tướng sự thật. Trình Hi biết rằng sự gian khổ mà cô ấy đã phó xuất cho người dân Trung Quốc còn thua xa so với những điều tốt đẹp mà bản thân cô có được trong tu luyện: “Tôi chỉ nói về nó từng chút từng chút một, hôm nay nói một chút, và ngày mai nói một chút, không cầu điều gì, chỉ hy vọng họ có thể nhận thức được sự bạo ngược của ĐCSTQ, có thể minh bạch rằng Chân-Thiện-Nhẫn là tốt, Pháp Luân Đại Pháp là tốt”.

Câu chuyện của Trình Hi là hình ảnh thu nhỏ của các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới. Sự phó xuất của họ không phải là vì bản thân họ, mà là vì những người khác. Tâm nguyện của họ, bất kể thời tiết khắc nghiệt thế nào, họ vẫn kiên trì như thuở ban đầu.

Bạn sẵn sàng trả cho tôi bao nhiêu tiền?

Khi đi ngang qua tòa nhà Đài Bắc 101, tôi luôn thấy một vài học viên Pháp Luân Công đang tĩnh lặng luyện công bên cạnh lối đi ở cổng của tòa nhà 101, có mấy vị đang cầm tấm bảng, cũng có vị tay cầm tài liệu phát cho du khách vãng lai và giảng chân tướng. Trong đó có một vị là bác sĩ nha khoa đã ngoài 60 tuổi, ông Thẩm Côn Tiến, đứng giữa đám đông đang cầm một tấm bảng trưng bày chân tướng. Ông nói: “Đã nhiều năm kể từ khi tôi hy sinh những ngày nghỉ của mình để tham gia vào loại hoạt động này. Tôi cảm thấy rằng Pháp Luân Công nên được giới thiệu với đại chúng, đây là điều đại thiện chân chính”.

“Trước khi tu luyện, tôi từng làm công việc khám bệnh miễn phí trong một tổ chức từ thiện tôn giáo. Sau khi đắc Pháp, tôi cảm thấy rằng khám bệnh miễn phí chỉ là một hành động thiện nguyện nhỏ. Nếu hôm nay tôi giúp anh ấy khỏi bệnh, nói không chừng qua mười năm anh ấy lại bị bệnh, đây không phải là [khỏi bệnh] căn bản cuối cùng. Tục ngữ có câu: ‘Cho anh ta một con cá, không bằng cho anh ta chiếc cần câu cá’. Bởi vì cả gia đình chúng tôi đều tu luyện Pháp Luân Công, còn có rất nhiều bạn bè Pháp Luân Công nhờ tu luyện, thân thể của họ đều đã cải thiện, khỏe mạnh. Giống như vợ tôi, trước đây sức khỏe không tốt, sau khi luyện công, hơn mười năm rồi hầu như không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, phi thường khỏe mạnh”.

Bác sĩ Thẩm nói rằng bản thân ông cũng đã thay đổi rất nhiều sau khi tu luyện, tính khí tốt lên, trước đây ông rất chủ nghĩa đại nam nhân, nhưng hiện tại ông đã quan tâm đến vợ và người nhà hơn, thân thể khỏe mạnh, tâm tính cũng trở nên tốt, đây là công pháp tính mệnh song tu chân chính. “Dùng cách nói bình dân, thì ‘thứ tốt, muốn cùng bạn bè chung hưởng’, do đó mới nói, mang Pháp Luân Công giới thiệu cho đại chúng, đây là hành vi đại thiện”.

Hỏi tại sao lại ra ngoài để giảng chân tướng? Thẩm Côn Tiến cho biết: “Ở Trung Quốc, rất nhiều thông tin, tin tức và luật pháp đều là vì để phục vụ cho ĐCSTQ chứ không phải vì người dân phục vụ, truyền thông ở đó được sử dụng để truyền bá tư tưởng của ĐCSTQ, nhưng thông tin chân chính lại bị che đậy. Do đó, cần phải để người dân Trung Quốc minh bạch chân tướng sự thật, mặt khác cũng là để làm nổi bật sự khác biệt giữa hai bờ eo biển, đó là mục đích cầm bảng trưng bày của tôi”.

Đối với việc một số người chất vấn: “Những người phân phát tài liệu Pháp Luân Công tại các danh lam thắng cảnh là được trả tiền”, bác sĩ Thẩm đã lấy bản thân làm ví dụ: “Nếu bạn là ông chủ, bạn sẽ trả cho tôi bao nhiêu? Tôi là một nha sĩ, thu nhập một ngày ít tiền hơn phát tài liệu ở đây sao? Ở đây còn phải đối mặt với cái nắng thiêu đốt, với gió lạnh, mưa rơi! Tôi là xuất phát từ nội tâm, tự nguyện mà đến, ở đây mỗi một cá nhân đều như vậy, đều là vì niềm tin mà tới, là vì đồng bào Hoa lục có thể minh bạch chân tướng mà đến”.

Hy vọng du khách Trung Quốc đại lục hiểu được giá trị của Pháp Luân Đại Pháp

Tại điểm thắng cảnh 101, có một học viên Pháp Luân Công khác, Tạ Quán Viên, đến với một cô con gái sáu tuổi, luôn có khuôn mặt ôn hòa, thân đứng thẳng đỡ nhiều tấm bảng chân tướng. Cô có học vị thạc sĩ khoa học mũi nhọn, chuyên về từ trường hải dương của Khoa Trái đất và Vật lý Thiên văn của Đại học Tokyo. Cô là giám đốc cấp cao của văn phòng tổng quản lý Tập đoàn Nam Liong, tập đoàn lớn nhất thế giới về vật liệu giày và vật liệu túi.

Năm 1998, Tạ Quán Viên 25 tuổi sang Nhật du học, Tạ Quán Viên cho biết: “Năm 18 tuổi, tôi gặp một tai nạn xe hơi nghiêm trọng. Tôi đã thử tất cả các bác sĩ nổi tiếng Trung và Tây y nhưng không có kết quả. Tôi bị bệnh tật tra tấn trong bảy năm, cảm thấy mình sắp chết. Khi ở Nhật Bản, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công sau khi được một nghiên cứu sinh tại Khoa Y từ Hà Nam giới thiệu, và một điều kỳ diệu đã xảy ra: sau khi lần đầu tiên đọc cuốn sách chính của Pháp Luân Công, sách Chuyển Pháp Luân và tập các bài công pháp, cơ thể tôi đổ rất nhiều mồ hôi lạnh, mồ hôi chảy ra như tắm, lúc đó tôi phi thường mệt mỏi, sau khi ngủ hai tiếng rồi thức dậy, cái thứ đè lên ngực tôi bấy lâu nay khiến tôi khó thở đã biến mất”.

“Sau đó trạng thái tinh thần cải thiện càng tốt hơn, làm nghiên cứu xuất hiện một bước đột phá trọng đại. Có một nút thắt cổ chai trong việc xác định niên đại của các sự kiện địa chất. Giáo sư nói rằng không thể đột phá vấn đề này trong 40 đến 50 năm nữa, nhưng lần đó chúng tôi đã đi thuyền trong mười ngày, liền tìm thấy một chứng cứ then chốt rất trọng yếu, giải quyết được vấn đề, giáo sư nói đây là một đột phá trọng đại. Giáo sư nói tôi là đứa may mắn, tôi nói hoàn toàn là nhờ phúc của Pháp Luân Công, mới có thể khiến tôi bảo trì được trạng thái thể chất và tinh thần tốt nhất để đóng góp cho đội”.

Tạ Quán Viên cho biết, cô sẽ chủ động giảng chân tướng tại các danh lam thắng cảnh vì: “Số lượng du khách từ Trung Quốc đại lục đang tăng lên từng ngày. Pháp Luân Đại Pháp dạy mọi người Chân-Thiện-Nhẫn và làm người tốt. Tôi hy vọng rằng giá trị của Pháp Luân Đại Pháp sẽ được nhiều du khách đại lục liễu giải, dùng những hình ảnh tài liệu chân thực để cho du khách đại lục biết, xua tan những lời giả dối của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công trong nhiều năm. Đồng thời, tôi hy vọng rằng mọi người có thể tâm tồn thiện niệm, tích đức hành thiện để có một tương lai tươi sáng”.

Các học viên Pháp Luân Công phơi bày sự thật về cuộc bức hại bằng hình ảnh và tài liệu chân tướng tại một số danh lam thắng cảnh mà du khách đại lục đến thăm quan. Du khách sẽ tập trung xem sau khi tham quan. (NXB Bác Đại cung cấp)

Điểm điểm ánh sao hòa vào dải Ngân Hà

Hơn 20 năm qua, dưới chính sách bức hại của ĐCSTQ, để thay đổi hiện trạng Pháp Luân Công bị bôi nhọ và vu khống, đồng thời thay đổi nhận thức của người dân đại lục, chỉ dựa vào sức của một số người là không đủ. Do đó, các học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan đã thể hiện khả năng đặc biệt của họ, phối hợp lẫn nhau, tương bổ tương thành.

Khi màn đêm buông xuống, nhìn lên bầu trời sẽ thấy những đốm sao. Du khách đại lục, có người đọc biểu ngữ, bảng trưng bày ở danh lam thắng cảnh, nhưng có thể khi đó không lý giải rõ lắm, thì ở nơi khác thì họ lại được tiếp xúc với nội dung khác, mọi việc học viên Pháp Luân Công làm đều giao thức tự nhiên, kết nối với nhau như vậy.

Những cuộc điện thoại giảng chân tướng hướng đến Trung Quốc đại lục, những tờ rơi phát cho du khách, một bài báo, một bản nhạc hay một nhạc khúc vang dội “Pháp Luân Đại Pháp hảo” là những ngôi sao tỏa sáng, và tất cả những hành động nhỏ bé tỏa sáng đó đều hội tụ thành tinh hệ, rồi hội tụ thành dải Ngân Hà.

Một ngày nào đó khi cuộc đàn áp kết thúc, có lẽ mọi người sẽ thấy rằng ánh sáng Ngân Hà này đã làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

(Hết)

Tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp tại đây

Ghi chú:
Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý như một trang sử sống động.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo hạt giống Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Theo “Hạt giống vàng” – trích đoạn 24
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch