Sự xuất hiện của dòng chữ “Dũng mãnh tinh tấn, kiên như bàn thạch” đã chỉ ra trọng điểm, xua tan mây đen để thấy ánh Mặt Trời. Đồng thời, nó làm cho trái tim lo lắng của mọi người bình tĩnh lại. Chu Nghi Tú thấy nhiều người vừa vỗ tay vừa khóc.

Kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, khi Bắc Kinh bắt đầu bắt giữ các học viên Pháp Luân Công, ngày này đã trở thành ngày khởi đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công công khai của ĐCSTQ. “Ngày 20 tháng 7” cũng trở thành một từ đặc biệt đối với các học viên Pháp Luân Công.

Khi cuộc bức hại mới phát sinh, mặc dù nhiều học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan cảm thấy đau buồn, lo lắng, cảm thấy không thể lý giải, không thể tưởng tượng được, nhưng họ không ý thức được rằng cuộc bức hại sẽ kéo dài trong một thời gian dài như vậy, và cũng không ngờ rằng cuộc bức hại sẽ phát triển đến mức độ tàn bạo như vậy.

Do cuộc bức hại khởi đầu đột ngột, buổi giao lưu trao đổi kinh nghiệm tu luyện Pháp Luân Công lẽ ra được tổ chức tại San Francisco cũng tạm thời bị hủy bỏ, các học viên Đài Loan đã vội vàng thay đổi lịch trình của họ. Vào ngày 24 tháng 7 năm 1999, khoảng 20 người bao gồm Hoàng Xuân Mai và Trương Thanh Khê đến New York, sau đó bắt chuyến tàu lúc 3:00 nửa đêm đến Washington, D.C. Khi họ xuống tàu thì trời đã rạng sáng. Theo như những gì các học viên Mỹ nói trước, mọi người lại phải chuyển sang đi tàu điện ngầm. Sau khi xuống xe buýt ở ga Woodley Park–Zoo, một nhóm người đi qua cầu William Howard Taft, kéo hành lý đến Lãnh sự quán Trung Quốc sau gần 24 giờ bôn tẩu. Trương Thanh Khê chỉ nhớ năm đó cây cầu này thật dài, thật dài …

Cùng lúc đó, một số học viên Pháp Luân Công bước ra từ một dãy nhà ở ngoại ô Washington D.C., một số người cầm biểu ngữ mà họ vừa làm, và một số cầm tờ rơi nhỏ, nó được làm vội vã bởi hai học viên thức trắng ba đêm.

Vào ngày 20 tháng 7, khi ĐCSTQ bắt đầu bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng, tin tức đã lan truyền nhanh chóng, các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đổ xô đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện, trong khi các học viên ở Mỹ và các nước khác cũng đến Washington DC. “Đi Washington, tuy không biết làm gì, nhưng biết đâu sẽ làm được gì đó!” Đây là suy nghĩ của nhiều người lúc bấy giờ. Và các học viên địa phương sống ở Washington D.C. cũng đã cố gắng hết sức để tiếp nhận học viên từ khắp nơi trên đất nước, để giảm chi phí cho học viên khi ra ngoài. Bà Tiết, một nữ chủ nhà cho biết: “Đôi khi ngay cả trên sàn dưới bàn ăn cũng có thể ngủ”.

Trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Mỹ trên Đại lộ Connecticut ở Washington, D.C., có một hoa viên trên phố, được gọi là “Quảng trường Thiên An Môn nhỏ”. Khi các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc vượt hàng ngàn dặm đến Bắc Kinh, các học viên hải ngoại đã tập trung tại đây, hỗ ứng từ xa cho các học viên tới Bắc Kinh thỉnh nguyện. Họ phản ánh tới Lãnh sự quán của ĐCSTQ: Không nên cấm chỉ tu luyện Pháp Luân Công.

Vào ngày 23 tháng 7 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công từ khắp nơi trên thế giới luyện công trong khu vườn trên phố trước Lãnh sứ quán Trung Quốc tại Mỹ. (NXB Bác Đại cung cấp)

Khi các học viên Đài Loan đến, trong khu vườn bên đường không có chỗ đặt chân, mọi người phải tìm một khoảng trống bên đường để tham gia thỉnh nguyện, do đó các học viên Đài Loan bị phân tán ở vài nơi. Các học viên đứng trên vỉa hè với hành lý của họ phía sau, có người mang theo một số bảng trưng bày, và mọi người giơ cao những lời kêu gọi dưới ánh Mặt Trời thiêu đốt. Dù đã đi cả quãng đường dài đến đây, giơ bảng trưng bày đã lâu, và cơ thể vẫn còn khá mệt mỏi khi chưa ăn uống gì, nhưng các học viên Đài Loan đều biết đây là một khoảng thời gian phi thường, không khí trang nghiêm đã truyền cảm hứng cho tất cả mọi người kiên trì.

Hoàng Xuân Mai và những người khác đã tìm kiếm các học viên địa phương ở Washington để hỏi tình hình. Trong nhiều lần liên lạc, cô đã biết được nhiều thông tin kịp thời hơn về tình hình hiện tại của cuộc đàn áp Pháp Luân Công của ĐCSTQ từ các đồng tu địa phương. Mặc dù các học viên Đài Loan chưa từng trải qua sự thống trị của ĐCSTQ, không thể thực sự cảm nhận được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, nhưng họ cũng có thể cảm nhận được mức độ nghiêm trọng của tình hình qua lời nói và biểu hiện của các đồng tu. Hoàng Xuân Mai, người có tính cách trầm ổn, cũng vì thế mà tự cảm thấy trầm trọng, trang nghiêm hơn. Quyết định cuối cùng: Tất cả các học viên Đài Loan chuyển đến ngồi trước Đài tưởng niệm Washington.

Chu Di Tú, một giáo viên mỹ thuật trường trung học, cũng là một trong những thành viên, ban đầu đăng ký tham gia buổi giao lưu tâm đắc tu luyện được tổ chức tại San Francisco, để có thể “tỉ học tỉ tu”, được khích lệ và thăng tiến trong tu luyện. Thật bất ngờ, sự kiện “ngày 20 tháng 7” đã khiến cuộc gặp gỡ giao lưu phải hủy bỏ, cô và những người khác bay từ Đài Loan đến New York, sau đó cùng nhau đến Washington D.C.

Đài tưởng niệm Washington và Tòa nhà Quốc hội Mỹ cách xa nhau, một số bãi cỏ hình vuông được nối với nhau ở giữa tạo thành một tấm thảm xanh dài, hai bên bãi cỏ là lối đi dành cho người đi bộ, bên cạnh lối đi là hai hàng bóng râm của rừng cây, như hai bức tường xanh, ngăn sự huyên náo nhộn nhịp của thế tục ở bên ngoài, và để tinh thần tự do và nhân quyền ngự trị ở đây. Các học viên Pháp Luân Công cùng nhau luyện công trên một trong những bãi cỏ, và họ tập đi tập lại nhiều lần. Các học viên Đài Loan đã tham gia các hoạt động tại đây hàng ngày trước khi trở về Đài Loan.

Trước Đài tưởng niệm Washington vào ngày 24 tháng 7 năm 1999, các học viên Pháp Luân Công từ các quốc gia khác nhau lặng lẽ luyện công và ngồi thiền trên bãi cỏ dưới ánh mặt trời thiêu đốt. (NXB Bác Đại cung cấp)

Trong thời gian còn lại của các bài công pháp, Chu Di Tú có cơ hội nhìn kỹ xung quanh: “Có bao nhiêu người đang luyện công ở đây?” “Có lẽ trên ngàn người”, cô nghĩ. Bầu trời không một gợn mây, Mặt Trời thiêu đốt, một ngày nóng nực lạ thường! Trên lối đi bên cạnh bãi cỏ không có nhiều người, xa hơn trong rừng cây, tuy không nghe được tiếng chim hót, nhưng có thể nhìn thấy bóng râm xanh mướt, bóng râm của nó mới hấp dẫn làm sao!

Nhiều năm sau, cô vẫn nhớ như in cái nắng như thiêu đốt lúc đó, và lòng bàn chân hếch lên khi ngồi kiết già khiến cô cảm thấy đau đớn, cô mô tả nó giống như bị nung. Sau đó, mọi người mới biết nhiệt độ ở Washington, D.C. là 38 độ C. Sau khi mọi người trở lại ký túc xá vào buổi tối và cởi tất ra, cô mới phát hiện lòng bàn chân của mình đỏ ửng vì nắng. Cô hối hận vì mình đã không đội mũ, nhưng cô cũng đột nhiên phát hiện, tại sao những người khác cũng đều không đội mũ? Sau đó, với sự khéo léo của giáo viên mỹ thuật, cô đã tự tạo được một chiếc “mũ”. Tuy nhiên, sau đó cô thấy rằng một số học viên đắc Pháp muộn hơn cô có thể ngồi thẳng dưới cùng một cường độ ánh sáng Mặt Trời trong vài ngày, hiếm khi rời khỏi chỗ ngồi, điều này thực sự khiến cô ý thức được thiếu sót của mình.

Một cô gái trước bãi cỏ hướng tới mọi người báo cáo tin tức truyền ra từ Hoa lục. Cô lắng nghe cẩn thận: tin tức nói rằng nhiều học viên từ Trung Quốc đại lục đã đến Quảng trường Thiên An Môn để thỉnh nguyện, cảnh sát đã đánh, đá các học viên, thô bạo đẩy họ lên xe buýt lớn, họ bị đưa đến Sân vận động Phượng Đài, các học viên đã hô lớn bài thơ “Vô tồn” trong “Hồng Ngâm” của Sư phụ:

“Sinh vô sở cầu
Tử bất tích lưu
Đãng tận vọng niệm
Phật bất nan tu”

Các tin nhắn tiếp tục phát ra từ micrô: Rất nhiều học viên đã bị bắt ở đó, tôi không biết các học viên đó…

Chu Nghi Tú nghe được tin tức này không khỏi trầm xuống, cô không hiểu sao lại có thể xảy ra chuyện như vậy! Cô hơi sững sờ, nhưng một cảm giác bi tráng không thể chế ngự dồn dập dâng lên trong lồng ngực.

Chu Nghi Tú nhìn thấy một học viên người Đức mà cô biết khi cô đang học ở Châu Âu, đang lúc cô chuẩn bị chào hỏi, cô thấy đôi mắt anh ấy đỏ hoe và đầy nước mắt. “Có lẽ đàn ông không muốn bị nhìn thấy đang khóc?” Thế là cô dừng lại.

Thời tiết ở Washington, D.C. mấy ngày nay rất lạ, trời có thể mưa bất chợt trong khi nắng đang chiếu. Không ai di chuyển vì trời mưa, mặc cho mưa tạt vào người, mọi người vẫn chậm rãi luyện công theo điệu nhạc. Rất nhiều người cảm thấy hạt mưa giống như những giọt nước mắt rơi trên cơ thể mình. Có người nói những hạt mưa đó là nước mắt của Thần Phật… và sau cơn mưa không lâu, thường lại có nắng chói chang.

Nắng rồi lại mưa. Mồ hôi thấm ướt quần áo, rồi lại khô. Đôi khi mọi người cùng nhau đọc “Hồng Ngâm”, Chu Nghi Tú sau nhiều năm nhớ lại, trong hoàn cảnh khi đó, đối với các pháp lý dường như đặc biệt dễ lý giải, mấy lần sau khi đọc đi đọc lại thuộc lòng, cô đã rơi nước mắt.

Ngày hôm sau, Chu Nghi Tú bất ngờ được giao một nhiệm vụ: đọc bài phát biểu của luật sư Chu Uyển Kỳ về nhận thức các sự kiện hiện tại dựa trên nhân quyền và luật pháp. Bởi vì Chu Uyển Kỳ không thể tự mình đến đó, và tiếng quốc ngữ của Chu Nghi Tú là tiêu chuẩn nhất, cô sẽ đọc nó thay cho Chu Uyển Kỳ.

Luyện công, các học viên khác nhau biểu đạt nhận thức của bản thân, và người dẫn chương trình đưa ra những tin tức mới nhất từ ​​Hoa lục, các hoạt động trên Quảng trường Quốc gia trong những ngày đó được thực hiện luân phiên theo cách này.

Chu Nghi Tú nhớ rất rõ, một ngày nào đó trên quảng trường đột nhiên náo động, chỉ nhìn thấy có người cầm cờ hiệu màu đỏ trước mặt, nghe người dẫn chương trình nói rằng cờ hiệu đó có thêu dòng chữDũng mãnh tinh tấn, kiên như bàn thạch, được thêu bởi các học viên từ Trung Quốc đại lục, nhờ người đưa ra hải ngoại. Ngay lập tức, tại hiện trường khởi lên một tràng pháo tay dài và nồng nhiệt.

Trong những ngày đó, sự áp ức và sầu muộn đã khiến các học viên nghẹn ngào: Đại Pháp đang bị đối xử bất công! Lại hoài niệm các đồng tu ở Trung Quốc đại lục. Trong cuộc bức hại, họ có thể phải gặp nguy hiểm, lo lắng cho sự an toàn của họ, và cũng e rằng các đồng tu sẽ không thể chịu đựng được cuộc bức hại và mất đi cơ hội tu luyện… Sự xuất hiện của dòng chữ Dũng mãnh tinh tấn, kiên như bàn thạchđã chỉ ra trọng điểm, xua tan mây đen để thấy ánh Mặt Trời. Đồng thời, nó làm cho trái tim lo lắng của mọi người bình tĩnh lại. Chu Nghi Tú thấy nhiều người vừa vỗ tay vừa khóc. Những chữ này như một linh quan lóe lên trong tâm cô. Ngay thời khắc đó, không hiểu sao, cô đã ý thức được thế nào là “dũng mãnh tinh tấn”.

Tại Hoa Kỳ, hàng ngàn người phải đăng ký trước để tổ chức mít-tinh tại Quảng trường Quốc gia, các học viên địa phương ở Washington D.C. đã khẩn trương đăng ký sau khi biết về các quy định. Tuy nhiên, thời gian áp dụng ban đầu ít nhất một tuần đã được cấp chỉ trong vòng một ngày. Rất nhiều sự tình chưa từng trải qua, và không biết nên làm thế nào. Mấy ngày nay, Chu Nghi Tú thỉnh thoảng nhìn thấy các học viên từ các địa khu khác nhau thảo luận ở rìa bãi cỏ, biện pháp thực hiện cụ thể dường như không ngừng được thúc đẩy trong cuộc thảo luận. Các học viên đến từ Đài Loan ngồi yên lặng trên bãi cỏ.

Sau nhiều cuộc thảo luận, mọi người đều tin rằng chính phủ Mỹ nên nhận thức được những gì đang xảy ra ở Trung Quốc, và “mở ra một kênh đối thoại với chính phủ Trung Quốc”, vì vậy họ quyết định thuyết minh vấn đề này với các thành viên Quốc hội Mỹ. Một số học viên bình thường dám biểu đạt, không ngại lên tiếng bắt đầu hành động, các học viên địa phương đã cho họ mượn bộ lễ phục. Sau đó, mọi người quyết định tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 29 tháng 7, với hy vọng kêu gọi sự chú ý của thế giới đến cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc thông qua các phương tiện truyền thông.

Các học viên Đài Loan đã trở về Đài Loan trước khi họ có thể tham dự buổi họp báo. Sau khi trở về Đài Loan, mọi người đều cảm thấy mình nên làm gì đó, nhưng họ nên làm gì đây? Sau sự kiện “ngày 25 tháng 4”, mọi người bắt đầu tiếp xúc với giới truyền thông, vì vậy sau khi trở về, mọi người tiếp tục việc luyện công tập thể trước đó để công chúng biết nhiều hơn về Pháp Luân Công. Về cách làm không có biến hóa, chỉ là họ tự cảm thấy phải tích cực hơn một chút. Sau đó, ĐCSTQ ngày càng tung ra nhiều báo cáo bôi nhọ hơn, và các học viên Đài Loan cũng tăng cường làm sáng tỏ chân tướng.

Một cú điện thoại từ Hoa lục

Tại Đài Loan, khi có tin tức về cuộc bức hại, ông Trịnh Văn Hoàng và bà Hà Lai Cầm, những người đầu tiên liên lạc với các học viên đại lục, đã ngay lập tức nhấc điện thoại và gọi cho từng người một theo các số trong danh bạ điện thoại. Tuy nhiên, không ai trả lời, hoặc đường dây đã bị chặn. Tất cả những học viên mà họ biết đều đã biến mất chỉ sau một đêm, khiến hai vợ chồng vô cùng lo lắng, Hà Lai Cầm đã khóc mấy ngày vì điều này.

Điện thoại không thông, thì viết thư! Họ viết từng lá từng lá thư một, rồi gửi từng lá từng lá thư vào đại lục, hy vọng nhận được hồi âm từ những đồng tu đã động viên họ trong quá khứ. Tuy nhiên, sau nhiều tháng chờ đợi, vẫn bặt vô âm tín.

Vài tháng sau, một cuộc gọi tới, “Xin chào—” một giọng nói quen thuộc phát ra từ đầu dây bên kia.

Trịnh Văn Hoàng vừa nghe, vội vàng nói: “Là mỗ mỗ sao? Các bạn thế nào? Tôi điện thoại không ai trả lời, đi viết thư, cũng không hồi đáp sao?”

“Ừm…” Đối phương ngập ngừng thấp giọng đáp: “Tôi không sao,… ‘Lão mẫu thân’ thế nào?”

Trịnh Văn Hoàng dừng lại, nhất thời khó hiểu. Lúc này, ông nghe thấy tiếng ù ù trong micrô, và ông biết rằng có lẽ cuộc gọi đang bị theo dõi! “Lão mẫu thân ư”? Một tia sáng lóe lên trong đầu ông, điều này hẳn là mật ngữ chỉ Sư phụ Lý Hồng Chí.

“Cụ không sao!” Trịnh Văn Hoàng hồi đáp.

“Vậy thì tốt, còn Đài Loan thì sao?”

“Rất tốt, bây giờ không chỉ ở Đài Loan, mà còn hoằng truyền trên toàn thế giới!” Trịnh Văn Hoàng cũng rất cảnh giác tránh “từ khóa”.

“Vậy thì tốt.” Đối phương truyền đến một giọng trấn an, “Vậy hãy bảo trọng, tạm biệt!”

“Vâng, bảo trọng, bạn cũng bảo trọng!”

Trịnh Văn Hoàng miễn cưỡng cúp micro. Kể từ đó, không có tin tức gì về học viên này nữa, và cũng không rõ tung tích của anh ấy.

(Còn nữa)

Tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp tại đây

Ghi chú:
Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý như một trang sử sống động.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo hạt giống Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền bắc, miền trung và miền nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Theo “Hạt giống vàng” – trích đoạn 22
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm
Hương Thảo biên dịch