Với “cậu bé tí hon” Đinh Văn K’Rể chỉ cao 58cm, nặng 3,9kg thì thầy giáo Đặng Văn Cương ở trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Ba, huyện Sơn Trà, tỉnh Quảng Ngãi như người cha thứ hai của em. Sau một lần tình cờ gặp K’Rể ở bản Gò Ra, thầy Cương đã đưa em về trường cho ở nội trú, chăm sóc và dạy học.

Theo Dân Trí, cậu học trò Đinh Văn K’Rể người dân tộc Hơ rê ở xã Sơn Ba (Sơn Hà, Quảng Ngãi) đến nay đã 10 tuổi nhưng chỉ nặng 3,9kg. Đinh Văn K’Rể mắc chứng Seckel, người lùn, đầu chim hiếm gặp, trên thế giới chỉ có khoảng 10 ca được ghi nhận.

K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
(Ảnh: Dân Trí)

Cuộc gặp gỡ giữa Đinh Văn K’Rể và thầy giáo Đặng Văn Cương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Dân tộc bán trú Sơn Ba, cách đây 6 năm chính là khởi đầu cho câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp về tình thầy trò nơi khó khăn nhất của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.

K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
(Ảnh: Dân Trí)

Năm 2013, khi đến thôn Gò Da vận động học sinh về nội trú, thầy Cương phát hiện ra em được mẹ bỏ trong một cái bị. Thầy đã dặn gia đình cứ nuôi đi, khi nào đủ tuổi đi học thì đưa xuống trường, thầy sẽ nuôi.

K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
(Ảnh: VietNamNet)

Hội chứng K’Rể mắc phải, ngoài khiến cơ thể phát triển không bình thường, còn làm em chậm nói, trí nhớ hạn chế. Thầy Cương và các giáo viên vì thế không đề cao việc dạy chữ mà chú trọng hướng dẫn kỹ năng sống cho K’Rể. Thầy cho biết, sau khi đưa về trường nuôi nấng, em đã hoàn thiện một số kỹ năng như: biết đi dép, biết mặc quần áo, vào nhà vệ sinh, bày tỏ cảm xúc của mình. Mỗi năm K’Rể đã tăng 0,2kg

K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
(Ảnh: VietNamNet)

Dù kém tập trung, thi thoảng nghịch ngợm nhưng K’Rể vẫn ngồi học cùng các bạn đủ số buổi, số tiết. Theo giáo viên chủ nhiệm Phạm Thị Khánh, đây là cách giúp học trò tí hon hòa nhập với bạn bè, xóa khoảng về sự khác biệt của em.

K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
(Ảnh: VnExpress).

Cô Khánh cho biết, khi tiếp nhận K’Rể vào lớp, cô phải sắp xếp chỗ ngồi tiện lợi, cây bút chì cắt đôi ra mới vừa tay cầm của cậu. Do tay mềm và yếu nên em chưa viết bút chì được. Nhưng K’Rể có thể bắt chước bạn bên canh lấy bảng con ra và vẽ phấn lên đó

K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
(Ảnh: VietNamNet)

Đinh Văn K’Rể tự xúc cơm ăn cùng các bạn. Do căn bệnh hiếm gặp này nên em không có răng, ăn phải nhai bằng lợi. Bữa trưa, em có thể xúc ăn được một phần non nửa bát cơm.

K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
(Ảnh: Dân Trí).
K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
Học sinh trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Sơn Ba nô đùa cùng bạn học tí hon (Ảnh: VnExpress).
K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
K’Rể được nhiều thầy cô, bạn bè nhận xét là tinh nghịch nhưng đáng yêu nên ai cũng quý, cố gắng chăm sóc, giúp đỡ (Ảnh: VnExpress).

Tại trường em được Hiệu trưởng Đặng Văn Cương chăm sóc, tắm rửa, vệ sinh, dạy dỗ. Đinh Văn K’Rể gọi hiệu trưởng là “Vá” (tức là bố theo tiếng người dân tộc H’Rê). Em thường xuyên trèo vào lòng thầy ngồi, trốn trong nách thầy khi trêu đùa cùng chúng bạn.

K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
(Ảnh: VnExpress)

Coi K’Rể như con nên cuối tuần về nhà, thầy Cương đều đưa K’Rể về để cùng sum vầy với gia đình. Mỗi khi thầy Cương đi vắng, K’Rể được các bạn và thầy cô trong trường chăm sóc.

K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
(Ảnh: Dân Trí)

Anh em K’Rể là 2 trong số 117 học sinh được hưởng chính sách bán trú của nhà nước, đang theo học tại trường. Đây là những học sinh dân tộc Hơ rê, thuộc 3 thôn nghèo của xã. Mỗi tháng các em có 15kg gạo và 540.000 đồng do nhà nước chu cấp.

K'Rể đến trường - cổ tích của cậu bé tí hon
(Ảnh: VietNamNet).

Vũ Loan