Con cái là phúc đức Trời cho. Thế nên với các cặp vợ chồng vô sinh, không thể có con chính là nỗi trăn trở cả đời. Hết thảy mọi việc đều có quan hệ nhân duyên, và không thể sinh con cũng bắt nguồn từ bốn quan hệ nhân quả dưới đây:

1. Người mẹ nạo phá thai và những người tham dự vào việc nạo phá thai

Trời cao vốn có đức hiếu sinh. Nạo phá thai là phạm tội sát sinh, trái với đạo Trời. Hơn nữa tội nghiệp này không hề nhỏ, bởi lẽ đó không chỉ là sát nhân mà còn là tàn nhẫn với chính giọt máu của mình.

Linh hồn các hài nhi sẽ phải chờ đợi ở một nơi u tối, lạnh lẽo, đáng sợ và cô đơn khủng khiếp. Chúng phải chịu đói, chịu rét, chịu khổ tại nơi ấy mà không thể siêu sinh, mãi chịu thống khổ như vậy cho đến khi hết tuổi thọ trên dương gian mới được đi đầu thai kiếp khác. Càng đau khổ bao nhiêu thì nỗi oán hận của những đứa trẻ này lại càng chất chồng lên thân cha mẹ và những người tham gia nạo phá thai, đó là các y bác sỹ cũng như những người sản xuất thuốc và các dụng cụ đọa thai.

Linh hồn các hài nhi càng oán hận thì quả báo lên thân mẹ chúng và những người liên quan lại càng nặng. Cha mẹ đã nhẫn tâm vứt bỏ chúng, thì chúng cũng không cam lòng để cha mẹ vui mừng đón đợi một sinh linh khác, chính là em trai hay em gái của mình.

Tội lỗi do phá thai là quá to lớn, tàn nhẫn với chính giọt máu của mình.. Ảnh ĐKN

Sau khi nạo phá thai, nếu người mẹ vẫn có thể có con thì chứng tỏ người mẹ này chưa hưởng hết phúc báo từ đời trước. Nhưng dẫu phúc báo lớn thế nào, họ vẫn phải hoàn trả ác nghiệp do mình gây ra trong tương lai hoặc trong những kiếp sau này.

2. Làm thuốc giả, thực phẩm giả, sữa độc, những sản phẩm khiến con người bị vô sinh và trẻ nhỏ bị đầu độc, hại người khác tuyệt tử tuyệt tôn

Ngày nay chúng ta thấy thuốc giả, thực phẩm giả, sữa độc lan tràn trên thị trường. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng chúng có khả năng gây ung thư và vô sinh cho con người.

Những người buôn bán kinh doanh trong lĩnh vực này có thể kiếm bộn tiền và hưởng thụ một cuộc sống vật chất đầy đủ, nhưng tội nghiệp mà họ gây ra tại thế gian lại quá nhiều. Trời xanh luôn công bằng, con người làm chuyện gì, gây tổn hại cho ai thì tự mình phải bồi hoàn hết thảy. Ác nghiệp ấy sẽ tích lại trên thân họ và con cháu họ từ đời này qua đời khác, cứ đeo đẳng từ kiếp này qua kiếp khác. Một nguy cơ rất lớn là ngay trong đời này bản thân họ hoặc con cháu họ sẽ bị vô sinh.

Vậy nên, chớ ham cái lợi trước mắt mà rước họa vào thân, vừa làm khổ mình lại làm hại cả những người thân trong gia đình.

Đừng vì chút lợi ích nhỏ nhoi mà hại chính mình, ác nghiệp ấy làm sao trả đây?. Ảnh ienglishstatus.com

3. Tâm tiền tài quá nặng

Người có tâm tiền tài quá nặng, quá chú tâm tới việc kiếm tiền cũng có nguy cơ bị vô sinh. Bởi lẽ tiền tài thuộc về Thủy, Thủy quá nhiều thì cũng gây trở ngại cho việc sinh con. Tiền tài thuộc về 8 phương nên cần quay trở lại 8 phương mới có thể gặp chuyện tốt lành.

Thông thường con người luôn mong cầu hạnh phúc và ước muốn mọi phương diện của mình đều hoàn mỹ: Giàu có, con cái thông minh, sự nghiệp phát đạt, gia đình thịnh vượng, hôn nhân hạnh phúc vẹn tròn.

Kỳ thực đời người không nên quá cầu toàn. Bởi lẽ hai nửa âm dương đen trắng mới tạo ra một vòng tròn hoàn mỹ. Cuộc sống còn có lý cân bằng “được” – “mất” bổ khuyết cho nhau. Thế nên, tiền tài quá nhiều dễ sinh ra khuyết thiếu ở một vài phương diện khác như hôn nhân hay con cái.

Thiên đạo luôn có được có mất, bổ khuyết cho nhau. Một mặt nào đó của bạn được quá nhiều thì mặt khác sẽ bị tổn hại. Vậy nên đời người không thể quá viên mãn, đây chính là quy luật tự nhiên. Chỉ khi con người tuân theo luật nhân quả và thuận theo tự nhiên thì mới có thể hưởng phúc lâu dài.

Đến lúc này, bạn hãy sẻ chia tiền tài của mình cho những người cơ nhỡ, những mảnh đời neo đơn, và cho những ai kém may mắn hơn mình. Như vậy chẳng phải hôn nhân và con cái đều sẽ tự tìm tới hay sao?

Giúp người khác cũng chính là giúp đỡ chính mình. Ảnh ĐKN

4. Quá ưa sạch sẽ mà thiếu đức độ và lòng thương xót với con người và vạn vật

Có câu rằng: “Nước quá trong thì không có cá”. Có một vài cặp vợ chồng rất ưa sạch sẽ, thường chê bai người khác ở bẩn, ghét bỏ người già dơ dáy. Điều này cũng sẽ gây trở ngại cho việc có con của họ.

Làm người đừng nên quá thông minh, quá cứng nhắc, yêu ghét quá phân minh, và lý tưởng hóa mọi việc. Kiểu người này thường rất khó chung sống với người khác. Con người nên học theo đất mẹ: Hoa thơm cũng chào đón, cỏ dại cũng chẳng chê bai, phân người không chán ghét, nước bẩn cũng chẳng khinh thường. Chính vì đất mẹ nuôi dưỡng vạn vật, bao dung hết thảy, dùng tình yêu của mình chuyển hóa những thứ dơ dáy thành thứ có ích và chở che tất cả, vậy nên đất mẹ mới có thể tạo nên sự bao la của mình.

Chúng ta nên học theo đất mẹ: Hoa thơm cũng chào đón, cỏ dại cũng chẳng chê bai, bao dung vạn vật. Ảnh pinterest.com

Con người cũng giống như vậy, dẫu ăn vào là cao lương mỹ vị thì cuối cùng vẫn phải bài tiết ra ngoài. Chúng ta có vì chê bai những thứ bài tiết ra là “không sạch sẽ” mà bài xích nó hay không? Cho nên, quan niệm sạch bẩn thái quá mà thiếu đi sự độ lượng và lòng bao dung với người khác cũng sẽ gây tội nghiệp rất lớn cho bản thân và người thân của mình. Một trong những hình thức hoàn trả tội nghiệp ấy chính là vô sinh.

Vậy nên muốn hưởng trọn hạnh phúc gia đình, muốn được sum vầy bên con cháu thì cần hành thiện, tích đức. Hãy mang may mắn và những điều tốt đẹp đến cho người khác, bởi lẽ người sau cùng được hưởng trọn những thứ đó lại chính là bản thân bạn và người thân của mình.

Video: Đời trước thiếu nợ, đời này gặp nhau!

videoinfo__video3.dkn.tv||310e36309__