Chào mừng các bạn đến với Bí ẩn chưa được giải đáp!

Mặc dù cái chết là một quá trình tất yếu trong cuộc đời, nhưng nó lại đầy cảm giác thần bí. Đôi khi tử thần đến bất ngờ khiến người thân, bạn bè xung quanh choáng váng. Tuy nhiên, một số người có thể đoán trước được bản thân lúc nào sẽ tử vong, họ làm điều đó như thế nào?

Steve Taylor, giảng viên cao cấp về tâm lý học tại Đại học Leeds Beckett ở Anh, đã viết một bài báo trên trang web Tâm lý học Ngày nay để tìm hiểu năng lực dự tri cái chết của một số người. Trước tiên, tôi xin đề cập đến một trường hợp nổi tiếng.

Nhà khoa học Thụy Điển biết trước cái chết của chính mình

Taylor viết rằng nhà khoa học và thần học nổi tiếng người Thụy Điển Emanuel Swedenborg vào thế kỷ 18 là một nhà bác học đa tài, ngay từ những năm đầu đời đã có những cống hiến kiệt xuất trong các lĩnh vực thiên văn học, hóa học, địa chất học, giải phẫu học và những lĩnh vực khác, vì thế ông được đồng nghiệp và quốc vương Thụy Điển tôn kính.

Nhưng sau tuổi trung niên, Swedenborg bắt đầu thể nghiệm trạng thái thôi miên. Ông tin rằng trong trạng thái này ông có thể đối thoại với các thiên sứ, có thể nhìn thấy thiên đường và địa ngục. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các đồng nghiệp của ông trong giới khoa học đều cho rằng ông bị điên. Tuy nhiên, đầu não ông hoàn toàn ổn định và lý trí, đồng thời còn ghi chép lại những trải nghiệm của mình về thế giới tâm linh với độ chính xác tương tự như khi ông viết các tài liệu khoa học.

Năm 1772, Swedenborg viết cho nhà thần học người Anh John Wesley rằng: “Tôi từ trong linh giới biết được rằng bạn rất nóng lòng được nói chuyện với tôi. Tôi sẽ rất vui khi được gặp bạn.” Điều này khiến Wesley rất chấn động, bởi vì ông xác thực muốn gặp Swedenborg, nhưng chưa bao giờ nói với ai về chuyện đó.

Wesley viết lại rằng ông ấy sẽ tham gia một chuyến thuyết trình trong khoảng sáu tháng, và sẽ rất vui được diện kiến Swedenborg sau đó. Nhưng Swedenborg điện lại, trả lời rằng có lẽ quá muộn vì ông sẽ qua đời vào ngày 29 tháng 3 tới. Và Swedenborg thực sự đã qua đời vào ngày hôm đó. Người giúp việc của ông cũng làm chứng rằng ông đã biết trước ngày mất của ông.

Cha của Taylor dự tri cái chết của chính mình

Taylor cho biết, trường hợp của Swedenborg gây ấn tượng cộng hưởng với anh, vì cha anh trước khi lâm chung cũng có thể đoán trước được cái chết của mình.

Taylor cho biết, cha anh qua đời năm 2019, thọ 79 tuổi. Ông từng mắc bệnh Parkinson nên thân thể rất yếu nhược, tinh thần cũng có chút hồ đồ, nhưng không ai biết rằng ông có thể dự ngôn chính xác  cái chết của chính mình.

Một tuần trước khi cha của Taylor qua đời, ông nói với một người bạn: “Tôi đã biết khi nào mình sẽ chết, và đó sẽ là ngày này tuần sau, thứ năm tuần sau.”

Người bạn của ông đã rất sốc, nhưng trông ông không có vẻ bị bệnh rất nặng, nên người bạn cũng không để ý đến những gì ông nói, chỉ nghĩ rằng ông ấy có thể đang hồ đồ.

Ông còn nói tiếp: “Tôi đã xem sổ sinh tử có ngày mất của mọi người. Nếu anh muốn biết, tôi có thể tra cứu ngày mất của anh.”

Người bạn của ông nói: “Ồ, không, không cần. Tôi không muốn biết!”

Taylor sau đó nhớ lại, bạn bè của cha anh cho rằng ông bị tinh thần rối loạn. Nhưng vài ngày sau, sức khỏe của cha anh suy giảm nhanh chóng, ông được chẩn đoán mắc bệnh viêm phổi, cuối cùng ông qua đời vào thứ Năm, đúng vào ngày mà ông đã tiên đoán.

Taylor cho biết, ngày nào chết là việc đã được an bài từ trước, cũng thường xuất hiện trong một số trường hợp trải nghiệm cận tử. Một số người gặp người thân, bạn bè đã qua đời hoặc những sinh mệnh ở không gian khác trong trải nghiệm cận tử, được thông báo rằng “thời thần của bạn vẫn chưa đến”, sau đó liền hoàn dương. Từ những trường hợp này mà xét, tương lai của con người dường như đã được quyết định, thậm chí đã tồn tại.

Sổ hạo kiếp

Dân gian Trung Quốc có thuyết pháp rằng, trước những thảm họa như động đất, lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn, ôn dịch,… âm phủ sẽ trước tiên phải lập “sổ hạo kiếp”, điều này đại khái là để xác định phạm vi và loại hình của tai họa, và số người tử vong tương ứng.

Có một câu chuyện trong cuốn “Túy trà chí quái” do Lý Khánh Thần thời nhà Thanh biên soạn, có viết về câu chuyện này: Ở Tín Đô của nhà Thanh, nay là vành đai Hoành thủy, tỉnh Hà Bắc, một ngày nọ, một Nho sinh trẻ tuổi tên là Lưu Ngọc đến nhà một người bạn để tụ tập. Hai người rất vui vẻ, uống rất nhiều rượu. Mãi đến lúc đêm khuya người vắng, Lưu Ngọc đã say túy lúy mới nói lời tạm biệt để về nhà.

Khi Lưu Ngọc ra khỏi thôn khoảng năm dặm thì đã là canh hai, lúc đó là từ 9 đến 11 giờ tối, đường đi là một màn tối đen.

Trên con đường về nhà của Lưu Ngọc có một ngôi miếu vô danh. Trong đêm tối, ánh đèn trong miếu tỏa sáng, đặc biệt thu hút sự chú ý. Lưu Ngọc đoán có thể là tăng nhân hoặc đạo sĩ thiết đàn tế lễ, không cảm thấy đáng sợ. Vì uống nhiều rượu khát nước, nên ông vào chùa xin cốc nước.

Không ngờ, Lưu Ngọc vừa bước vào chùa đã bị hai sai dịch bắt lại và nói: “Ngươi đến vừa kịp lúc, Diêm Vương phái ta đi tìm người.” Nói xong, đám sai dịch dẫn Lưu Ngọc đến một tòa đại điện. Lưu Ngọc nhìn thấy trong điện đường lớn có một vị quân vương uy nghiêm đang ngồi trong chính điện, áo bào mũ ngọc, khí thế hiển hách.

Lưu Ngọc sợ hãi đến mức vội vàng quỳ xuống đất. Diêm Vương nói với ông: “Tìm ngươi tới đây là để ngươi giúp tạo sổ đăng ký, ngươi dẫu nhìn thấy gì cũng không phải sợ. Đây là chuyện sẽ xảy ra vào mùa thu năm sau, không liên quan đến ngươi.” Lưu Ngọc vội gật đầu đồng ý.

Chẳng bao lâu, một sai dịch mang đến cho Lưu Ngọc bút, giấy và mực, mời ông ngồi trên bậc thềm để bắt đầu đăng ký. Trong chớp mắt, những cái đầu chất chồng lên nhau như núi ở phía đông điện, hàng chục người chạy tới chạy lui, vận chuyển những cái đầu từ đông sang tây, di chuyển như đàn kiến. Mỗi lần vận chuyển một cái đầu, họ đều phải báo số hiệu và tên họ cho Lưu Ngọc, thấy Lưu Ngọc đăng ký xong mới rời đi.

Cứ như vậy, người đến người đi trong chính điện, Lưu Ngọc một khắc cũng không ngừng đăng ký. Mãi đến khi phương Đông dần dần sáng bạch, việc đăng ký mới báo kết thúc.

Lúc này, một cá nhân bước vào chính điện, quỳ xuống báo cáo với Diêm Vương: “Tổng số khoảng mười nghìn.” Nói xong, liền đứng dậy xin Lưu Ngọc danh sách, nói: “Ngài vất vả rồi, không bằng xuống dưới nghỉ ngơi một lát đi?”

Lưu Ngọc phủ phục xuống dưới chân bậc thang, tâm lý vẫn cảm thấy bất an. Dần dần tiếng người tiêu biến, tứ bề tĩnh lặng như tờ. Lưu Ngọc mở mắt nhìn, trước mắt cái gì cũng chẳng có, nào là đại điện, thính đường, sai dịch v.v. đều biến mất không dấu vết. Ông tưởng mình đang mơ.

Tuy nhiên, năm sau (năm 1850) bộc phát cuộc nổi loạn của Thái Bình Thiên Quốc, rất nhiều người đã thiệt mạng trong chiến tranh giữa quân Thanh và quân Thái Bình. Lưu Ngọc mới minh bạch, đây không phải là một giấc mơ, mà là âm phủ đã an bài từ trước. Nói cách khác, loạn Thái Bình Thiên Quốc cũng là một vở kịch lịch sử đã được an bài.

Tác giả Lý Khánh Thìn bình luận: Khi đại kiếp ập đến, ngọc nát đá tan, phàm đã gặp nạn, không có ai chết uổng. Do đó có thể biết, không có gì ngẫu nhiên, từ trong cõi âm ắt có người chuyên môn quản những sự việc loại này.

Có lẽ để ấn chứng những lời mình nói, Lý Khánh Thìn đã kể ra một câu chuyện khác về “trong cõi âm đã có định số”.

Sổ điểm quỷ

Bối cảnh của sự việc là từ năm Quang Tự thứ nhất đến thứ tư (năm 1875-1878), hạn hán nghiêm trọng đã xảy ra ở các tỉnh Sơn Tây, Trực Lệ, Thiểm Tây, Hà Nam, Sơn Đông và các tỉnh khác. Tình hình thảm họa lên đến đỉnh điểm từ năm Đinh Sửu (1877) đến năm Mậu Dần (1878), sử gọi là “Nạn đói Đinh Mậu”. Tăng Quốc Phiên, tuần phủ Sơn Tây đương thời, gọi đây là “thảm họa chưa từng có trong hơn 200 năm”. Hơn 10 triệu người chết đói, và hơn 20 triệu người chạy trốn nạn đói.

Trong đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm Quang Tự thứ ba (1877), một nhà máy sản xuất cháo cứu tế người dân được thành lập ở thành Thiên Tân, tên là “Nhà máy Cháo Bảo Sinh”. Ở một góc phía đông thành phố là Xưởng nữ Bảo Sinh, đây là một trong những xưởng sản xuất cháo chuyên môn thu dưỡng phụ nữ, bên trong xưởng cháo được chia thành rất nhiều nhà kho, có hơn hai ngàn phụ nữ và một vài đứa trẻ sống trong đó.

Rạng sáng ngày 4/12 (6/1), tại Xưởng nữ Bảo Sinh đột nhiên bùng phát hỏa hoạn. Khi đó, gió bắc gào thét, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, ước khoảng 2.200 người bị thiêu chết, chỉ có ba đến bốn trăm người được cứu.

Khi đó, “Thân báo” đã tường thuật lại thảm trạng của vụ hỏa hoạn như sau: Các thi thể đều bị cháy đen, hình dạng khuyết tật, co duỗi bất nhất. Hầu hết những cái xác còn nguyên vẹn đều bị toác da quắt xương, nhỏ con hơn người bình thường, trên thân không còn gì cả… Tuy nhiên, dù chết ngay nhưng chị em, mẹ con vẫn nương tựa vào nhau, có người dùng đầu lâu chạm vào mẹ, có người dùng thân thể che cho con, vô cùng bi thảm, không dùng ngôn từ nào tả nổi.

Những người sống sót kể lại: Trước vụ cháy, đã phát sinh một sự tình kỳ lạ. Mọi người đều nghe thấy tiếng điểm danh bên ngoài bức tường, ai đó cao giọng gọi tên từng người. Ai cũng tưởng là quan phủ phái người đi giao quần áo bông, có người ra kiểm tra nhưng không thấy ai cả. Không lâu sau thì đám cháy bùng lên.

Dân gian có thuyết pháp “sổ điểm quỷ”, nếu chỉ nghe thấy tiếng điểm danh mà không thấy người, thì đó chẳng phải là “điểm quỷ” sao?

Xem đến đây, có lẽ một số khán giả sẽ đặt câu hỏi, những “sổ hạo kiếp” và “sổ điểm quỷ” này là dựa trên tiêu chuẩn nào? Nếu nói thiện ác hữu báo, nếu có người mà mọi người cảm thấy họ tốt, nhưng họ cũng phải gặp kiếp nạn thì sao?

Câu chuyện sau đây có thể làm sáng tỏ những nghi ngờ của bạn.

Năm mươi năm chuẩn bị cho trận động đất ở âm giới

Câu chuyện này được ghi lại trong “Giác Viên bút ký”. Trong những năm Đạo Quang, Hàm Phong của nhà Thanh, tiên sinh Ngưu Thụ Mai, tri phủ phủ Ninh Viễn, làm quan thanh liêm, cẩn thận và chuyên cần, có chính tích hiển hách, dân chúng đều ca tụng. Đột nhiên một ngày nọ xảy ra một trận động đất lớn, nhà cửa toàn thành sụp đổ, số người thương vong không đếm nổi, phủ nha cũng bị tổn hại nhiều chỗ. Con trai của tiên sinh không may thiệt mạng, gót chân của ông cũng bị thương, nên việc đi lại rất bất tiện.

Tiên sinh Ngưu cảm thấy rất tức giận, liền viết một bài sớ văn để chất vấn Thần Thành hoàng ở địa phủ, đại ý là chỉ trích Thần Thành hoàng hưởng thụ hương hỏa của vạn dân, mà lại không bảo vệ dân; Toàn thành lớn như thế này, lẽ nào đều là ác nhân? Ngay cả bản thân ta làm quan lương tâm trong sáng, nhưng con trai ta lại chết, bản thân cũng bị thương; Lẽ nào ngay cả đạo Trời cũng không thể tin cậy? Thần linh giám sát cũng có sai sót sao?

Đến đêm, tiên sinh nằm mơ thấy Thần Thành hoàng mời ông lên trước, ngồi theo nghi thức chủ khách, nói với ông: Tiên sinh dùng văn tự chỉ trích tôi, lý lẽ bộc trực, ngữ khí hùng tráng, đáng tiếc là không sáng tỏ đạo của quỷ thần, do đó mới mời tiên sinh đến nói chuyện để giải thích những ngờ vực phỉ báng. Phàm là hạo kiếp của toàn thành, đều là do tội nghiệt tích lũy của dân chúng dẫn đến, tuyệt đối không hề ngẫu nhiên.

Tai nạn động đất lần này, âm phủ đã tiến hành điều tra và ghi chép trong năm mươi năm; phàm là những người không nên hứng chịu tai họa đã được di chuyển đi biệt xứ; nếu gần đây họ lại phạm tội nghiệt mới, họ lại được chuyển đến đây; thậm chí lâm thời cũng có biến hóa người ra kẻ vào, tuyệt đối sẽ không bao giờ bất cẩn, rẻ rúng sinh mạng của nhân dân.

Tiên sinh nói: Nếu mà như thế, lẽ nào cả thành phố không có lấy một người tốt nào? Tôi và con trai tôi cũng bị trách tội sao?

Thần Thành hoàng nói: Còn ba nhà xác thực là khó có thể rời đi trong thời gian ngắn, nhưng hiện tại họ đều đã an nhiên vô sự. Một nhà là một người phụ nữ đức hạnh ở phố đó, góa bụa cả ba thế hệ, nuôi một đứa cháu trai nhỏ; Một nhà là một lương y nào đó, người bình sinh chưa bao giờ bán thuốc giả, có ai mời ông ấy đến khám bệnh, thì ngay cả đêm hôm mưa gió, đường xá lầy lội, ông ấy vẫn đi, tận tâm trị liệu; Một nhà là bà lão bán bánh nếp chiên và cháu trai của bà, toàn bộ đều thoát nạn. Tiên sinh đi về kiểm tra là có thể tìm thấy, tôi sẽ không lừa gạt ngài.

Con trai của tiên sinh kiếp trước đã có nghiệp nặng, không thể nào chạy thoát. Ngay cả bản thân tiên sinh vốn dĩ cũng phải gặp nguy hiểm trong kiếp số, nhưng vì làm quan liêm khiết nên mới được khoan hồng, chỉ làm tổn thương gót chân. Tóm lại, Thần thưởng phạt hết sức cẩn thận, quyết không thiên vị. Không có cái nạn nào là vô duyên vô cớ, không có lý do gì để trốn thoát. Tiên sinh nỗ lực làm quan tốt, tương lai sẽ thăng đến chức án sát sứ.

Sau khi nghe điều này, tiên sinh Ngưu đã nói lời tạ từ và xin lỗi Thần Thành hoàng. Sau khi tỉnh dậy, ông đến nơi kiểm tra, quả nhiên tìm thấy những tiết phụ và vị lương y. Họ đều toàn gia an nhiên vô sự, chỉ bất quá vì nhà họ quá nhỏ, lại bị nhà hai bên che khuất nên không phát hiện được họ. Chỉ có bà lão bán bánh nếp chiên, sau khi kiểm tra, phát hiện bà ở góc dưới xà nhà. 

Tiên sinh Ngưu hỏi chuyện bà lão, bà mới nói bình thường ở đây buôn bán, phàm gặp những người già lão yếu đuối tàn tật, bà đều cho họ dù họ không đủ tiền, thỉnh thoảng bà cũng bố thí, không lấy xu nào. 

Một, hai ngày trước trận động đất, lượng người mua bánh gạo chiên tăng đột biến, cung vượt cầu nên bà dẫn cháu trai đi làm bánh vào ban đêm để bán. Sau trận động đất, bà và cháu trai nằm dưới căn nhà sập suốt ba ngày, ăn bánh nếp hấp để thỏa cơn đói, không thể ra ngoài, không ngờ lại có ngày nhìn thấy ánh sáng ban ngày. 

Tiên sinh Ngưu nghe được điều này vô cùng kinh ngạc, từ đó về sau, ông tin tưởng sâu sắc đạo lý nhân quả của quỷ thần, càng nỗ lực làm quan tốt, sau này quả nhiên được thăng làm án sát sứ Tứ Xuyên, ứng chứng những gì Thành hoàng đã nói. Cuối cùng, tiên sinh Ngưu qua đời ở tuổi 84.

Thiên thượng quyết định sinh tử của mỗi cá nhân, sự “vô tội” của người đã khuất trong mắt thế gian là do họ không biết nhân quả đằng sau đó. Vì một trận động đất, âm phủ đã chuẩn bị trong năm mươi năm, vậy thì đối với đại dịch và các chủng các loại thiên tai nhân họa, chiến tranh… trước mắt, Thiên giới đã chuẩn bị trong bao nhiêu năm?

Theo Epoch Times,
Hương Thảo biên dịch