Sau khi Mỹ thông qua gói viện trợ cho Ukraina, chuyên gia các vấn đề thời sự đã hóm hỉnh bình luận về sự bực tức ra mặt của Bắc Kinh. Thậm chí chuyên gia còn cho rằng, không còn gì hồi hộp về kết quả cuộc chiến Nga-Ukraina nữa, sau khi Mỹ “chăm sóc” cho ông Putin xong sẽ đến lượt ông Tập Cận Bình được “chăm sóc”.

Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ cuối cùng đã thông qua dự luật viện trợ trị giá 60,8 tỷ USD cho Ukraina. Khoản viện trợ này đã bị trì hoãn trong nửa năm. Trong thời kỳ này, Nga đã mở rộng các vùng lãnh thổ chiếm đóng ở Ukraina và đẩy mạnh các cuộc tấn công, phá hủy cơ sở hạ tầng của nước này. Có con số tính toán cho thấy Ukraina đang gặp bất lợi về vũ khí với tỷ lệ so với Nga là 1:7 trên chiến trường, do không đủ hỗ trợ quân sự nên hệ thống phòng không có lỗ hổng rất lớn.

Những đám mây đen trên bầu trời cuối cùng đã tan đi và viện trợ quân sự của Mỹ sẽ được gửi đến Ukraina trong vòng vài ngày. Theo thủ tục thông thường, quá trình này nhẽ ra phải mất vài tuần. Nhưng người Ukraina không thể chờ đợi được nữa nên lần này quy trình có thể nhanh hơn. Ngũ Giác Đài từ lâu đã chuẩn bị kho vũ khí của Mỹ ở châu Âu, để chờ chuyển sang tiền tuyến ở Ukraina.

Cần lưu ý rằng dự luật không chỉ liệt kê số tiền hỗ trợ mà còn đi kèm một số chi tiết quan trọng. Đầu tiên là hỗ trợ Ukraina bằng hỏa tiễ tầm xa, có thể tấn công toàn bộ lãnh thổ Nga; số tiền này sẽ được thanh toán từ tài sản bị đóng băng ở nước ngoài của Nga. Số tiền này thực tế không lớn, ước tính chỉ 3 tỷ USD, nhưng nó mang một ý nghĩa biểu tượng đặc biệt. 

Rằng một khi đi xâm lược, chế độ ông Putin không chỉ tổn thất về mặt đạo đức mà tính hợp pháp của chế độ còn bị cộng đồng quốc tế coi thường. Thứ ba, và quan trọng nhất, đó là mục đích cuối cùng của viện trợ Mỹ không còn chỉ là giúp Ukraina tự vệ mà còn là đánh bại Nga.

Theo chuyên gia các vấn đề thời sự Nhất Vị Phổ (—未普) nhận định trên RFA, với việc thông qua dự luật này, không còn bất kỳ sự hồi hộp nào về kết quả của cuộc chiến tranh Nga-Ukraina, và sự thất bại của Nga sẽ chỉ còn là vấn đề thời gian. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế nên chuẩn bị cho một ngày mưa gió và suy nghĩ làm thế nào để đối phó với những thay đổi lớn ở Nga sau sự sụp đổ của chế độ ông Putin.

Phản ứng của Nga trước việc thông qua dự luật quan trọng mang tính chiến lược này là hoàn toàn có thể hiểu được. Điều thú vị là thái độ của Bắc Kinh hay phản ứng chính thức của ĐCSTQ là cáo buộc dự luật viện trợ của Hoa Kỳ là “ích kỷ, kiêu ngạo, đạo đức giả và xấu xa” về bản chất. Cựu Tổng Biên tập của Thời báo Hoàn Cầu – ông Hồ Tích Tiến, người hiểu rõ nhất tinh thần của chính quyền trung ương Trung Quốc, ngay lập tức đưa ra nhận xét, và chỉ cần nhìn vào tiêu đề bài viết của ông là thấy rất rõ ràng: “Tiếp theo, Hoa Kỳ sẽ ‘chiến đấu’ với Trung Quốc”.

Bài đăng trên RFA hài hước cho rằng, phải thừa nhận rằng Hồ Tích Tiến, người vô cùng đau buồn trước việc này đã nói sự thật. Đó là bởi vì Bắc Kinh ngay từ đầu đã đi sai hướng trong lịch sử, không chỉ thiết lập chính sách quốc gia cơ bản là “hợp tác không giới hạn giữa Trung Quốc và Nga”, mà còn đối đầu với các nước văn minh hiện đại ở Châu Âu và Hoa Kỳ, ở tất cả các khía cạnh. Ông Tập Cận Bình cũng nói với ông Putin trong chuyến thăm Nga rằng, chúng ta hãy cùng nhau đối mặt với một sự thay đổi lịch sử lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ.

Trung Quốc đang được nhiều nghị sĩ Mỹ nhắc tới. Dân biểu Đảng Dân chủ Marcy Kaptur đã có bài phát biểu đầy nhiệt huyết cho rằng: Đánh bại Nga đồng nghĩa với việc đánh bại liên minh phản tiến bộ của các nước toàn trị như Trung Quốc, Triều Tiên và Iran. Dân biểu Đảng Cộng hòa Mike Turner đặc biệt đề cập đến lời nói của ông Tập Cận Bình với ông Putin rằng Trung Quốc và Nga sát cánh để “cùng nhau đối mặt với những thay đổi mang tính thế kỷ”.

Vấn đề còn nằm ở chỗ, sự hỗ trợ của chế độ Bắc Kinh dành cho bên xâm lược không phải dưới hình thức hỗ trợ vũ khí trực tiếp mà dưới hình thức hỗ trợ nhiều mặt và nâng cao năng lực sản xuất quân sự của Nga. Chiến tranh Nga-Ukraina đã khiến ông Putin phải đem toàn bộ vũ khí cũ từ thế kỷ 20 ra sử dụng. Nếu không có khả năng sản xuất quân sự và hậu cần, cuộc chiến này không thể tiếp tục. ĐCSTQ đang giúp đỡ ông Putin trong vấn đề này, hy vọng Nga có thể cầm cự được; chỉ cần ông Putin không thua thì Mỹ sẽ không thể đối phó được với Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau hai cuộc chiến tranh giữa Nga với Ukraina, giữa Israel và Hamas, không ai còn nghi ngờ năng lực tình báo của Mỹ. Họ đã thông báo trước cả 2 sự kiện. Hoa Kỳ nhận thức rõ ràng về mọi việc mà chế độ Bắc Kinh đang làm.

 Tại cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao G7, chủ đề chính của Ngoại trưởng Mỹ Blinken là cách tiếp cận của Trung Quốc trong việc hỗ trợ Nga, mô tả Bắc Kinh đang hỗ trợ ông Putin xây dựng lại ngành công nghiệp quân sự. Sau cuộc họp ngoại trưởng G7, ông Blinken sẽ tới Bắc Kinh để trực tiếp giải thích với Trung Quốc về quan điểm chung của 7 nước công nghiệp lớn là Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm khi hỗ trợ kẻ xâm lược.

Vì vậy, vào thời điểm lịch sử này, việc đứng về bên nào sẽ thực sự quyết định số phận của đất nước này. Với việc thông qua dự luật viện trợ cho Ukraina của Hoa Kỳ, ông Putin chắc chắn sẽ khó đi tới chiến thắng, nhưng ông vẫn còn một tia hy vọng nếu ông Trump thắng cử trong nửa năm nữa, Mỹ có thể sẽ điều chỉnh đáng kể chính sách đối ngoại của mình.

 Nhưng đối với Tập Cận Bình, ông ấy thậm chí còn không có cọng rơm cứu mạng này. Ông đang thua với cả hai đảng của Mỹ. Dù ai là tổng thống cũng sẽ không có thiện cảm với Bắc Kinh.

 Chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc giống như một chiếc thòng lọng ngày càng thắt chặt. Tác giả Nhất Vị Phổ lại hóm hỉnh nhận định: Hồ Tích Tiến nói đúng một điều, sau khi Mỹ chăm sóc cho Putin, sẽ đến lượt Tập Cận Bình được ‘chăm sóc’.