Một số nhà thiên văn học ước lượng có khoảng 100 tỷ thiên hà trong vũ trụ và mỗi thiên hà có thể có tới 100 tỷ ngôi sao! Một số ngôi sao có kích thước lớn gấp bội mặt trời của chúng ta. Các thiên hà không quy tụ với nhau một cách bừa bãi mà được sắp xếp có tổ chức và trật tự. Sự sắp xếp này chịu sự chi phối của các lực cơ bản.

Các thiên hà không quy tụ với nhau một cách bừa bãi mà được sắp xếp có tổ chức và trật tự. (Ảnh: tinhhoa.net)

Bốn lực căn bản chi phối những hoạt động cả trong vũ trụ bao la lẫn trong các cấu trúc nguyên tử cực nhỏ.

Vũ trụ không thể tồn tại nếu bốn lực căn bản trong vũ trụ không được điều hưởng chính xác.

Các nhà vật lý tính toán rằng để vũ trụ không trở nên hỗn độn thì trọng lực và các định luật vật lý khác chi phối vũ trụ của chúng ta cần phải được điều chỉnh một cách vô cùng chính xác nếu không vũ trụ của chúng ta không thể tồn tại. Ví dụ, nếu tốc độ nở ra của vũ trụ chỉ cần yếu hơn một chút, trọng lực sẽ kéo tất cả các vật chất trở thành một “Vụ Co Lớn” (Big Crunch – là một giả thuyết về sự quy tụ của vũ trụ trở lại một điểm sau khi nó ngừng nở ra sau Vụ Nổ Lớn). Stephen Hawking viết:

“Nếu tốc độ nở ra một giây sau vụ nổ Big Bang mà nhỏ hơn kể cả một phần một trăm ngàn triệu triệu, vũ trụ sẽ tái sụp đổ trước khi nó có thể đạt tới kích thước hiện tại của nó ”.

Trái lại, nếu tỷ lệ nở ra chỉ cần lớn thêm một phần nhỏ, tất cả các thiên hà, ngôi sao và các hành tinh có thể đã không bao giờ hình thành, và chúng ta sẽ không thể xuất hiện.

Một lực khác là điện từ lực. Nếu điện từ lực yếu hơn khá nhiều, thì nó sẽ không giữ được các điện tử ở chung quanh nhân của nguyên tử. Và các nguyên tử không thể tổ hợp thành phân tử. Trái lại, nếu lực này mạnh hơn nhiều, các điện tử sẽ kẹt lại trong nhân của nguyên tử. Do đó không thể có những phản ứng hóa học giữa các nguyên tử, nghĩa là không có sự sống. Ngay cả dưới quan điểm này, thì rõ ràng là sự tồn tại và sự sống chúng ta tùy thuộc vào sự điều hưởng tinh vi của điện từ lực.

Bốn lực căn bản chi phối những hoạt động cả trong vũ trụ bao la lẫn trong các cấu trúc nguyên tử cực nhỏ: Trọng lực, lực điện từ, lực hạt nhân yếu, lực hạt nhân mạnh (Ảnh: khoahoc.tv)

Ở tầm vĩ mô, sự khác biệt chút ít về điện từ lực sẽ ảnh hưởng đến mặt trời và vì thế mà biến đổi ánh sáng chiếu xuống trái đất, làm cho hiện tượng quang hợp trong cây cối khó khăn hoặc không thể được. Điều đó cũng làm nước mất đi những thuộc tính độc đáo thiết yếu cho sự sống. Vì thế một lần nữa, sự điều hưởng tinh vi của điện từ lực quyết định chúng ta sẽ sống hay không.

Điều thiết yếu không kém là mối tương quan giữa cường độ của điện từ lực và ba lực kia. Vài nhà vật lý học tính ra rằng lực này mạnh hơn trọng lực (1040) lần. Nếu thêm một số không vào đằng sau con số này (1041) sẽ gây ra trọng lực yếu đi theo tỷ lệ tương ứng, và tiến sĩ Reinhard Breuer nhận định về tình huống do sự thay đổi đó gây ra: “Khi trọng lực yếu hơn, thì những vì sao sẽ nhỏ hơn, và áp suất của trọng lực bên trong những vì sao sẽ không đưa nhiệt độ lên đến mức cao vừa phải để những phản ứng tổng hợp hạt nhân xảy ra và mặt trời sẽ không thể chiếu sáng.”

Điều gì xảy ra nếu trọng lực mạnh hơn theo tỷ lệ tương ứng, để cho con số trên chỉ có 39 số không (1039). Ông Breuer viết tiếp: “Chỉ có một thay đổi nhỏ cỡ này, thì tuổi thọ của một ngôi sao như mặt trời sẽ giảm hẳn đi, bởi phản ứng sẽ diễn ra mãnh liệt và mặt trời nhanh chóng hết nhiên liệu”.

sự điều hưởng tinh vi của điện từ lực quyết định chúng ta sẽ sống hay không (Ảnh: tapchitrithuc.com)

Ngoài sự điều hưởng chính xác của trọng lực và điện từ lực, hai lực vật lý khác cũng gắn liền với sự sống chúng ta. Hai lực này hoạt động trong nhân của nguyên tử: Lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu.

Lực hạt nhân mạnh là lực kìm giữ các proton và neutron lại với nhau trong nhân của nguyên tử. Nhờ sự liên kết này mà những nguyên tố khác nhau có thể thành hình, các nguyên tố nhẹ (như khí heli và oxy) và các nguyên tố nặng (như vàng và chì). Dường như nếu lực kìm giữ này chỉ yếu đi hai phần trăm thôi, thì chỉ có khí hyđro mới tồn tại. Trái lại, nếu lực này mạnh hơn chút ít, thì chỉ có thể tìm được các nguyên tố nặng hơn, nhưng không thấy khí hyđro. Nếu vũ trụ thiếu khí hyđro, thì mặt trời sẽ không có nhiên liệu nó cần để tỏa ra năng lượng thiết yếu cho sự sống. Và dĩ nhiên, con người sẽ không có nước hay thực phẩm, vì khí hyđro là thành phần thiết yếu của cả hai.

Ngoài sự điều hưởng chính xác của trọng lực và điện từ lực, hai lực vật lý khác cũng gắn liền với sự sống chúng ta. Hai lực này hoạt động trong nhân của nguyên tử: Lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu. (ảnh: atlas.ch)

Trong khi đó lực hạt nhân yếu chi phối sự phân rã phóng xạ. Lực này cũng chi phối hoạt động nhiệt hạch tâm trong mặt trời. Lực này có được điều hưởng tinh vi không? Nhà toán học kiêm vật lý học Freeman Dyson giải thích: “Lực hạt nhân yếu này chỉ yếu vừa phải để cho khí hyđro trong mặt trời cháy ở một tốc độ chậm và đều, tốc độ cháy chính xác này giữ cho địa cầu được ấm áp, nhưng không bị thiêu hủy, và bảo toàn mạng sống của chúng ta. Nếu lực yếu ấy mạnh hơn hay yếu đi nhiều, thì mặt trời sẽ cháy một cách bất ổn, lúc mạnh, lúc nhẹ và bất kỳ hình thể sống nào tùy thuộc vào những vì sao giống như mặt trời, sẽ gặp khó khăn.”

Các khoa học gia tin rằng lực yếu này đóng một vai trò trong những vụ nổ của sao siêu mới; theo họ những vụ nổ ấy là quá trình sinh ra và phân bố hầu hết các nguyên tố. Nhà vật lý học John Polkinghorne giải thích: “Nếu các lực hạt nhân đó khác đi chút ít về bất kỳ phương diện nào, những vì sao sẽ không thể làm ra các nguyên tố cấu tạo nên bạn và tôi”.

Bốn lực cơ bản này có một mức độ điều hưởng tinh vi để hành tinh của chúng ta có thể duy trì sự sống (Ảnh: tinhhoa.net)

Bốn lực cơ bản này có một mức độ điều hưởng tinh vi lạ lùng. Giáo sư Paul Davies viết: “Nhìn khắp chung quanh, dường như chúng ta thấy bằng chứng là thiên nhiên đã biết cách bố trí cực kỳ khít khao”. Độ điều hưởng chính xác của các lực cơ bản này khiến mặt trời có thể tồn tại và hoạt động; khiến hành tinh của chúng ta có nước để duy trì sự sống, có bầu khí quyển thật thiết yếu cho sự sống, và có vô số nguyên tố hóa học quý báu trên đất.

Có một nguyên lý trong vật lý học rằng mọi vật có khuynh hướng trở thành vô trật tự.

Có một nguyên lý trong vật lý học rằng mọi vật có khuynh hướng trở thành vô trật tự. Như bất cứ người nào cũng đã từng nhận biết, đồ vật có khuynh hướng hư hỏng hoặc phân rã khi không ai gìn giữ. Các khoa học gia gọi khuynh hướng này là “nguyên lý thứ hai của nhiệt động học”. Chúng ta thấy tác dụng của nguyên lý này hàng ngày. Nếu bỏ mặc, thì một chiếc xe hơi hay chiếc xe đạp mới sẽ thành phế liệu. Một tòa nhà bỏ hoang sẽ trở thành một đống đổ nát. Trong khi vũ trụ chúng ta đang ở một trạng thái phi thường trật tự, với các lực được tinh chỉnh vô cùng chính xác. Thật khó có thể tin được rằng tất cả chỉ là sự kết hợp ngẫu nhiên, mà hẳn là có một lượng lượng siêu nhiên nào đó đứng đằng sau những sự tinh chỉnh chính xác kia.

Có một nguyên lý trong vật lý học rằng mọi vật có khuynh hướng trở thành vô trật tự. (Ảnh minh họa: khoahoc.tv)

Iassc Newton, nhà bác học lừng danh với phát hiện ra lực vạn vật hấp dẫn, từng nói:

“Ở những nơi không có vật chất thì có cái gì đây? Lực hấp dẫn của Mặt trời và các hành tinh là từ đâu đến? Vạn vật của vũ trụ vì sao lại sắp xếp một cách có trình tự như vậy? Tác dụng của hành tinh là gì? Cặp mắt của động vật có phải được thiết kế dựa trên nguyên lý quang học? Như vậy không phải là trong vũ trụ có một Đấng Tạo Hóa toàn năng hay sao? Tuy rằng khoa học còn chưa có thể khiến chúng ta lập tức hiểu rõ được khởi nguyên của vạn sự vạn vật, nhưng những điều này đều dẫn dắt chúng ta hướng về Đấng Sáng Tạo đang bao quát hết thảy mọi thứ trong vũ trụ”.

“Tuy rằng khoa học còn chưa có thể khiến chúng ta lập tức hiểu rõ được khởi nguyên của vạn sự vạn vật, nhưng những điều này đều dẫn dắt chúng ta hướng về Đấng Sáng Tạo đang bao quát hết thảy mọi thứ trong vũ trụ”. (Ảnh:ngonluanho.net)

Nói về kết cấu và vận hành của thiên thể, ông bày tỏ một cách nghiêm chỉnh:

“Từ trật tự kỳ diệu của các thiên hệ, chúng ta không thể không thừa nhận những điều này chắc chắn được tạo nên bởi những sinh mệnh cao cấp toàn trí toàn năng. Tất cả vạn sự vạn vật dù là vô cơ hay hữu cơ trong vũ trụ đều là từ trí huệ toàn năng của những vị Chân Thần vĩnh sinh tạo nên. Người bao quát hết thảy, đại trí đại huệ; Người hiện hữu trong đại thiên thế giới sắp xếp có trật tự, bao la vô tận, tất cả đều theo chỉ ý của Ngài mà sáng tạo vạn vật, vận hành vạn vật, rồi đem sinh mệnh, hơi thở, vạn vật cấp cho con người; cuộc sống, động tác, tồn lưu của chúng ta, đều thuộc về Người. Vạn vật trong vũ trụ, tất nhiên là có một vị Thần toàn năng đang điều khiển và khống chế hết thảy. Ở dùng kính viễn vọng để tìm đến nơi tận cùng, tôi đã nhìn thấy dấu vết của Thần”.

Phải chăng có một vị THẦN toàn năng đã tinh chỉnh chính xác các lực cơ bản để tạo nên một vũ trụ ổn định?

Nam Minh