Bà tuy không có con trai, nhưng các con gái đều hiếu thuận, yêu thương chăm sóc. Vui với cuộc sống đủ đầy về vật chất, giờ đây ngoại tôi còn được cùng các con sống hạnh phúc an yên trong ánh sáng của Phật Pháp.

Trong một chuyến về quê hương Kinh Bắc, chúng tôi có dịp hội ngộ với gia đình cụ Nguyễn Thị Dĩnh. Cuộc trò chuyện với chị Thơ- cháu ngoại cụ Dĩnh đã giúp chúng tôi hiểu hơn về những đạo lý tốt đẹp trong đời sống văn hóa gia đình.

***

Mời nghe bài viết qua Audio:

Bà ngoại tôi goá chồng khi đã có 3 người con hai gái một trai, cuộc đời bà càng buồn hơn khi con trai nhỏ cũng bỏ bà mà đi. Ông ngoại tôi khi đó cũng đã có 2 con gái và 1 con trai, năm 7 tuổi con trai của ông cũng qua đời. Vì ông là trưởng họ, nên mọi người đều mong ông có con trai để nối dõi tông đường. Thấu hiểu trách nhiệm của người dâu trưởng, vợ cả của ông tôi đã chủ động tìm và hỏi cưới bà ngoại tôi cho ông.

Người tính không bằng trời tính, thời gian trôi qua, bà ngoại tôi lại sinh thêm cho ông 5 người con gái nữa.

Năm người con gái của cụ Dĩnh trong cuộc hôn nhân thứ hai (Ảnh chụp năm chị em trong ngày cưới của con dì út).

Thời ấy, việc có con trai nối dõi tông đường là một áp lực không nhỏ đối với ông bà. Bởi với quan niệm xưa, dù có bao nhiêu con gái thì vẫn chỉ là “con người ta”, lấy chồng rồi sẽ không còn cơ hội báo hiếu cho cha mẹ. Mặc dù vậy, ông ngoại tôi vốn là một nhà Nho, rất chú trọng gia phong, nề nếp, nên ông vẫn yêu thương và dạy dỗ các cô con gái nên người.

Năm 1985 ông ngoại qua đời, bà sống một mình tại nếp nhà cổ, thỉnh thoảng bà đến giúp dì út chăm cháu ngoại ở Thị xã Từ Sơn. Hiện tại dì thứ năm đang ở cùng bà trong nhà từ đường.

Bà ngoại tôi năm nay đã 96 tuổi, con gái cả của bà cũng đã 78 tuổi, dì út đã 50. Ngoại trừ bác gái thứ hai – hiện sinh sống tại Yên Thế, Bắc Giang – còn lại 6 người con gái của bà đều lấy chồng ở đất Từ Sơn. Tôi là con gái của mẹ Uyển – con gái thứ ba của bà ngoại. Tôi lấy chồng là người cùng thôn nên mọi sự vui buồn trong gia đình bà ngoại tôi đều có mặt.

Chị Thơ và bà ngoại của mình trong nhà từ đường.

Dân làng khắp nơi đều khen bà ngoại tôi tốt phúc. Sáu người con gái của bà đều lấy chồng gần, cuộc sống ổn định, luôn hiếu thuận và chăm sóc phụng dưỡng mẹ già. Cuộc sống của gia đình bà là niềm mơ ước của nhiều gia đình trong thôn. Tuy nhiên với thân phận dâu trưởng, bà tôi vẫn canh cánh một nỗi buồn vì không sinh được con trai.

Một số hình ảnh trong nhà từ đường của gia đình cụ Dĩnh.

Mặc dù đã cùng ông nuôi dạy các con trưởng thành, nhưng bà không thể định đoạt được số phận của các con. Mỗi người một cảnh ngộ, người thì vất vả lo toan cho cuộc sống, người đau đớn bởi bệnh tật, người tủi phận vì hôn nhân không may mắn… không một ai có được hạnh phúc trọn vẹn.

Năm 2014, gia đình bà ngoại tôi trải qua nhiều biến cố. Mẹ tôi bị sốt vi rút não dẫn đến mất trí nhớ tạm thời, một năm sau bố tôi phát bệnh ung thư rồi qua đời. Sau cú sốc đó, mẹ tôi suy sụp và mắc chứng trầm cảm. Chồng của dì thứ sáu cũng mất, bác gái cả lại phát bệnh hiểm nghèo. Sau nhiều năm làm ăn kinh tế ở miền Nam, sức khoẻ dì thứ tư cũng giảm sút, dì quyết định trở về quê để thuận lợi cho việc chăm sóc mẹ đẻ và mẹ chồng. Dì út tuy có điều kiện nhưng do mải mê kinh doanh, áp lực từ nhiều phía nên cơ thể dì suy nhược, mắc nhiều bệnh tật.

Con gái cả của cụ Dĩnh (bên trái) hỏi thăm mẹ.

Dì Uyên (dì thứ tư-trái) và mẹ Uyển (con gái thứ 3 của cụ Dĩnh, mẹ của chị Thơ).

Dì Ước (dì thứ 5- trái) và dì Được (dì thứ 6).

Dì Thành (con gái út của cụ Dĩnh).

Bà ngoại tôi sức khỏe ngày một yếu vì bệnh viêm phổi mãn tính. Chụp X- quang, bác sĩ mô tả lá phổi của bà mục ruỗng như lá bàng bị sâu ăn. Bà thường xuyên phải tiêm và uống thuốc. Những tưởng cuộc đời của bà và các con cứ thế buồn bã trôi đi.

Dì Ước (con gái thứ năm của bà) vì không thể chịu đựng được người chồng bội bạc nên sau khi “lỡ hai lần đò” đã về ở hẳn với bà. Cuộc sống khổ đau khiến Dì thường than thân trách phận, rằng ông Trời quá bất công với mình. Tâm thân mệt mỏi, dì bị đủ các bệnh giày vò. Có những lúc, dì đã nghĩ đến cái chết. Thương các con nhưng ngoại tôi cũng đành lực bất tòng tâm.

Năm 2016, một cháu gái từ miền nam ra chơi và tặng cho dì Ước cuốn sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện Pháp Luân Công) và nói: “Dì ơi! Dì đọc cuốn sách này đi rồi dì sẽ hiểu được nhiều điều trong cuộc sống và dì sẽ không oán hận ai nữa”. Dì Ước đã rất nghiêm túc thực hành đọc sách và luyện 5 bài công pháp của Pháp Luân Công, tu sửa tâm tính mình theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.

Mấy tháng sau, dì khăn gói bay vào miền Nam để tham gia khóa nghe 9 bài giảng của Pháp Luân Công (lúc đó gia đình không biết ở Bắc Ninh cũng có những khóa nghe 9 bài giảng như thế). Trở về nhà một thời gian, dì Ước đã khiến gia đình chúng tôi ngạc nhiên khi chứng kiến những thay đổi tích cực về thể chất và tinh thần. Từ người phụ nữ già nua, khắc khổ luôn cau có, niềm vui đã trở lại với dì trên khuôn mặt luôn rạng rỡ. Dì không còn than thân trách phận, không còn oán hận và sức khỏe của dì được cải thiện rõ rệt, các bệnh tật đã dần tiêu tan.

Dì Ước (bên trái) và bác gái cả của chị Thơ đã được cải thiện sức khoẻ và tinh thần nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Bác gái cả sức khỏe ổn định, không còn phụ thuộc vào xe lăn nữa.

Bác gái cả đã 78 tuổi mắc bệnh sỏi bùn giai đoạn cuối. Bác di chuyển rất khó khăn và đã phải dùng đến xe lăn. Bác sĩ bảo nếu bác có phẫu thuật thì dù tốn tiền, nhưng nguy cơ có thể chết trên bàn mổ, hoặc bị liệt toàn thân. Dì Ước nói với bác: “Vừa mất tiền, mà nếu có chết ngay thì còn đỡ chứ nằm liệt giường thì khổ chồng khổ con. Hay chị thử tu luyện Pháp Luân Công xem sao”.

Sau những đắn đo, bác đồng ý nhờ dì Ước hướng dẫn cho bác tu luyện. Đến nay đã hơn 2 năm, bác đã có thể di chuyển mà không cần đẩy xe lăn, sức khỏe đã ổn định, và niềm vui đã trở lại.

Các chị em gái trong một buổi đọc sách tại nhà cụ Dĩnh.

Qua những trải nghiệm thực tế của dì Ước và bác cả, các chị em của mẹ tôi cũng lần lượt bước vào tu luyện và hưởng những lợi ích to lớn cả tâm lẫn thân từ Đại Pháp.

Mẹ tôi đã thoát khỏi chứng trầm cảm. Từ ngày bố tôi mất, giờ đây mới lại thấy nụ cười xuất hiện trên gương mặt hằn sâu những nếp nhăn của mẹ. Các con đi lấy chồng, mẹ tôi ở một mình nhưng mỗi ngày mẹ đều tận hưởng niềm hạnh phúc trong tu luyện. Mặc dù về hưu nhiều năm nhưng các phụ huynh vẫn tín nhiệm gửi con cho mẹ tôi bồi dưỡng nâng cao học sinh giỏi toán để đi thi các cấp.

Ảnh trái: Nụ cười hạnh phúc của mẹ chị Thơ trong một buổi dạy học trò tại nhà. Ảnh phải: Dì Thành (dì út) chủ một doanh nghiệp có tiếng ở Từ Sơn cũng bước vào tu luyện.

Dì thứ tư (dì Uyên), sau bao năm xa quê lo làm ăn kinh tế dẫn đến sức khỏe suy kiệt, thì sau 9 tháng tu luyện nghiêm túc, dì cũng đã nhận được những lợi ích rõ rệt. Từ khi chồng mất, tính khí dì thứ 6 (dì Được) sinh ra hay cáu gắt, trầm cảm nhờ tu tâm theo Chân Thiện Nhẫn, sức khoẻ và tâm tính của dì được cải biến, hoàn cảnh gia đình cũng tốt lên.

Dì út là một doanh nhân thành đạt ở đất Từ Sơn cũng đã bước vào tu luyện, hiện dì luôn dùng Chân Thiện Nhẫn làm phương thức kinh doanh của mình. Hạnh phúc nhất là khi cả gia đình của dì đều tu luyện và thực hành tu sửa bản thân.

Thấy được lợi ích mà những người trong gia đình có được từ khi thực hành Chân Thiện Nhẫn, con gái thứ hai của bà ở tận Bắc Giang cũng quyết định đọc sách Chuyển Pháp Luân, và luyện 5 bài công Pháp của pháp môn.

Đã 96 tuổi nhưng cụ Dĩnh đọc sách không cần đeo kính.

Bà ngoại tôi từ ngạc nhiên khi thấy, mỗi buổi sáng con gái dậy rất sớm tập luyện môn gì đó rất nhẹ nhàng khoan thai rồi bà cũng ra sân tập theo. Được các con chia sẻ, hướng dẫn, bà ngoại tôi giờ cũng đọc sách (tuy không được nhiều) và luyện công. Sức khỏe của bà ngày một tốt hơn lên và cười nhiều hơn mỗi ngày. Vui vì các con giờ đã không còn than phiền kể khổ, bà luôn nói với xóm giềng: “Tôi thật có đại phúc, 96 tuổi vẫn được con gái và chàng rể xây cho cái nhà thờ to. Con cái vừa có tiền, vừa có tâm…”.

Vậy là bà ngoại tôi và cả 7 người con gái đều thực hành theo Pháp Luân Công. Đại gia đình chúng tôi hiện nay có 29 người đã bước vào tu luyện. Mọi người đều thực hành theo Chân Thiện Nhẫn làm người tốt, ai cũng nhìn lại bản thân để tìm lỗi sai ở chính mình và tu sửa nên cuộc sống của chúng tôi luôn đầm ấm thuận hoà.

Gia đình cụ Dĩnh cùng nhau đọc sách và luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công.

Năm 2019, vợ chồng dì út đã xây cho bà ngoại một nhà thờ lớn. Công trình hoàn thiện trong cùng năm đã trở thành nơi tề tựu của con cháu về thờ cúng ông bà tiên tổ, là nơi gìn giữ truyền thống của gia đình.

Bà tuy không có con trai, nhưng có các con gái hiếu thuận, yêu thương chăm sóc. Vui với cuộc sống đủ đầy về vật chất, giờ đây ngoại tôi còn được cùng các con sống trong niềm hạnh phúc an yên của ánh sáng Phật Pháp.

Có lẽ đây là món quà lớn nhất mà con cháu chúng tôi dành cho bà ngoại. Tôi đã đọc được ở đâu đó một câu rất hay: Cho ai không bằng cho Pháp, báo hiếu cho cha mẹ chỉ có cách đi tu.

Tôi hiện cũng đang tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện giữa đời thường, không phải vào chùa, lên núi… Tôi tu sửa bản thân mỗi ngày theo Chân Thiện Nhẫn để trở thành một người tốt và tốt hơn nữa, tôi nghĩ đó là cách tôi báo hiếu tốt nhất cho cha mẹ mình.

Từ trái qua phải, trên xuống dưới: Gia đình dì út đang luyện Pháp Luân Công, cháu bé mới hơn 2 tuổi cũng tham gia cùng gia đình; Gia đình dì út trong một buổi đọc sách chung, ngoài cùng bên phải là chồng dì út; Chị Thơ đang luyện bài công pháp thứ năm của Pháp Luân Công; Mẹ chị thơ đang đọc sách Chuyển Pháp Luân; Cháu gái út cụ Dĩnh (bên trái) trong buổi luyện công cùng gia đình.

(Ghi theo lời kể của chị Nguyễn Thị Thơ- cháu ngoại cụ Nguyễn Thị Dĩnh hiện đang sinh sống ở Trịnh Xá, Từ Sơn, Bắc Ninh).

Biên tập:
Ngọc Khánh

Ảnh trong bài:
Gia đình cung cấp/DKN

Thiết kế:
Bình Bình

Biên tập: Ngọc Khánh
Ảnh trong bài: Gia đình cung cấp/DKN