Âm nhạc hay có thể xoa dịu cảm xúc, thanh lọc tâm hồn, và mang lại niềm vui tuyệt diệu. Nhưng bạn có biết, ban đầu âm nhạc được tạo ra là để chữa bệnh? Mỗi loại âm sẽ giúp tăng cường năng lượng, chữa trị cho các bộ phận khác nhau trong cơ thể.

Điều này có thể truy nguyên thấy bắt nguồn từ sự hình thành chữ viết Trung Hoa, bởi vì chữ ‘Dược’ (藥) xuất phát từ chữ ‘Nhạc’ (樂).

Sau này, người ta phát hiện ra rằng một số loại thảo mộc nhất định có thể trị bệnh, nên họ đã thêm bộ ‘Thảo’ (艹), tức là cây cỏ, lên trên đầu chữ ‘Nhạc’, và nó chuyển thành chữ ‘Dược’. Chức năng nguyên thủy của âm nhạc là để trị bệnh.

Một trong những thang âm phổ biến nhất trong âm nhạc Trung Hoa là thang âm ngũ cung. Những âm này bao gồm cung, thương, giốc, chủy, vũ, tương đương với Đô, Rê, Mi, Sol và La.

Theo y thư cổ “Hoàng Đế Nội Kinh”, thì 5 cung này tương ứng với ngũ tạng trong cơ thể người, chúng có thể nuôi dưỡng và tiếp thêm năng lượng cho các bộ phận và cải thiện các trạng thái cảm xúc, tinh thần khác nhau.

1. Âm Cung (Đô) tăng cường năng lượng cho Lách

Lách, cơ quan cùng nhóm với dạ dày, và đóng vai trò trong vai trò tiêu hóa, chuyển hóa, và tạo năng lượng. Lách nuôi dưỡng cơ và ngăn ngừa vết thâm tím, chảy máu. Lách cũng tăng cường tư duy và khả năng xử lý thông tin của chúng ta.

Một ví dụ của âm Cung là bản “Ambushed from Ten Sides” (Thập Diện Mai Phục)

Do đó, âm Cung tốt cho những người có xu hướng hay bực dọc, dễ thâm tím, mắc bệnh chuyển hóa chậm, tiêu hóa kém và thường mệt mỏi. Nghe nhạc âm Cung giúp giảm lo lắng và vun đắp lòng trắc ẩn.

2. Âm Thương (Rê) tăng cường cho Phổi

Âm thanh của cung Thương hài hòa, thuần khiết, trong trẻo. Cùng nhóm với ruột già, Phổi đóng vai trò trong hô hấp và phân phối Khí tới toàn bộ cơ thể qua các mạch máu và kinh lạc.

Phổi cũng nuôi dưỡng da và tóc, giúp điều hòa sự hấp thu và thải nước, và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Cảm xúc có liên hệ với Phổi là đau buồn.

Một ví dụ về âm Thương là bản “Hạc minh cửu cao” (Cranes Cry in the Marshlands)

Do đó, âm nhạc với cung Thương tốt cho những người đang đau buồn, những người dễ bị cảm lạnh, và những người gặp vấn đề về xoang và hệ thống hô hấp.

Âm nhạc với âm Thương có thể giúp bạn cảm thấy mạnh mẽ hơn nếu bạn thấy mình yếu đuối về tinh thần, và tăng thêm tính kiên trì, khả năng kiểm soát bản thân.

3. Âm Giốc (Mi) tăng cường cho Gan

Âm nhạc với âm Giốc trẻ trung, yêu đời và tràn đầy sức sống. Âm Giốc cao và xa xăm, lên và xuống êm ả và liên tục.

Âm Giốc làm tăng cường năng lượng của gan, một tạng cùng nhóm với bàng quang, và đóng vai trò trong sự lưu thông tự do của năng lượng và máu, đồng thời âm Giốc giúp điều hòa sự tiêu hóa, kinh nguyệt, tính khí và giấc ngủ.

Do đó bản nhạc với âm Giốc tốt cho những người bị suy nhược hay dễ cáu kỉnh, hoặc những người bị nhức đầu, đau, mất ngủ và huyết áp cao.

Âm Giốc đồng thời cũng giúp ích cho việc đánh giá và lên kế hoạch một cách chiến lược, xoa dịu cơn tức giận, phẫn uất, thất vọng và tốt cho thị giác. Âm Giốc cũng có thể bồi đắp lòng khoan dung và lòng nhân hậu.

4. Âm Chủy (Sol) tăng cường năng lượng cho Tim

Âm thanh của cung Chủy sôi nổi, cao dần và hân hoan một cách trang nhã. Âm Chủy tăng cường năng lượng của tim, một cơ quan cùng nhóm với ruột non, và đóng vai trò trong các chức năng cao cấp của hệ thần kinh trung ương, bao gồm có nhận thức, nhận thức cảm quan, và ngôn ngữ.

Tim cũng nuôi dưỡng các mạch máu và giúp cải thiện nước da mặt.

Một ví dụ về bản nhạc với âm Chủy là “Từng bước đề cao” (“Bộ bộ cao”)

Âm nhạc với cung Chủy tốt cho những người tuần hoàn máu kém, có vẫn đề về tim, và bị suy sụp. Nếu cơ thể nhiễm lạnh, âm nhạc với cung Chủy giúp làm ấm cơ thể.

Nghe nhạc với cung Chủy cũng có thể làm tăng thêm tính khiêm nhường và kính trọng người khác.

5. Vũ (La) tăng cường năng lượng cho Thận

Âm nhạc của cung Vũ tràn hùng mạnh và thanh khiết, như ngọn thác nằm trên đỉnh núi cao, chúng.

Âm Vũ tăng cường năng lượng của thận, một cơ quan cùng nhóm với bàng quang, đóng vai trò trong giữ và thải nước, cũng như làm tăng cường năng lượng nuôi dưỡng não, xương và tóc.

Thận đóng vai trò quan trọng cho các chức năng sinh dục và thụ thai, và cũng giúp ích cho thính giác.

Một ví dụ của bản nhạc với cung Vũ là “Trăng thu nơi Hán Cung”

Âm nhạc với cung Vũ tốt cho người muốn nâng cao khả năng tự kiểm soát bản thân, hoạt động nhanh nhẹn, tăng khả năng có thai, tăng cường trí nhớ, và sự tập trung. Âm Vũ tăng cường sức mạnh ý chí và xua tan sợ hãi, có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc khi cho đi.

Giáo dục ngay khi còn trong bụng mẹ

Hiện nay các nhà nghiên cứu y học hiện đại cũng phát triển liệu pháp âm nhạc (music therapy). Họ nhận thấy thai nhi đã quen thuộc được với giọng nói của người mẹ ngay khi vẫn còn trong bào thai, và trẻ nhỏ có thể nghe thấy âm thanh của nhịp tim, giọng nói và nhịp thở của mẹ chúng. Các chương trình “giáo dục trong lúc mang thai”, trong đó có bao gồm việc nghe nhạc.

Về mặt lâm sàng, âm nhạc hay có thể cải thiện các cảm xúc, điều chỉnh nhịp thở, và điều hòa các cơ quan ở vùng bụng. Các nhà khoa học Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng tần số âm nhạc có thể có tác động lên cảm giác của con người, tạo ra một số cộng hưởng nhất định trong cơ thể con người.

Hiệu ứng của nhịp điệu nhạc có liên hệ với các chuyển động khác nhau của cơ thể con người. Do đó nhịp điệu nhạc có thể điều hòa sinh lý của cơ thể, âm nhạc du dương có thể xoa dịu và chữa lành, âm nhạc nghịch tai ngược lại có thể gây xáo trộn và có hại.

Tất nhiên, các bác sĩ giỏi phải là người có thể bắt đúng bệnh và kê cho bạn đúng loại nhạc cần thiết. Nhưng nhìn chung, âm nhạc cổ điển chính thống Trung Hoa có thể giúp thanh lọc tâm hồn, điều đó giải thích tại sao nó rất chậm và điềm tĩnh. Thưởng thức loại âm nhạc này mang lại cho người ta sự tĩnh tâm và sự an hòa.

Theo The Epoch Times

Xem thêm: