Lãng phí thực phẩm đang là một vấn nạn toàn cầu. Tổng lượng thức ăn thừa trên toàn cầu rơi vào khoảng 1,6 tỉ tấn, trong đó thức ăn thừa có thể ăn rơi vào khoảng 1,3 tỉ tấn. Thức ăn thừa thải ra 3,3 tấn CO2 hàng năm. Đã đến lúc con người phải thay đổi cách suy nghĩ về thực phẩm. Mỗi quốc gia phải có kế hoạch hành động đối phó với nạn thực phẩm thừa.

Italia đã tiến hành một loạt các biện pháp giúp xử lý thực phẩm thừa. Chính quyền nước này khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm không vứt thực phẩm thừa đi, mà thay vào đó là hiến tặng cho các tổ chức từ thiện.

Chính sách này nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các đảng phái chính trị vì đem lại nhiều lợi ích về kinh tế, môi trường và tăng cường giá trị đạo đức. Việc được thông qua nhanh chóng giúp chính sách được áp dụng sớm cho các doanh nghiệp.

Trong khi các quốc gia khác như Pháp dựa vào hình thức phạt để khiến các doanh nghiệp tuân thủ luật, thì Italia lại miễn thuế thu gom rác cho doanh nghiệp nào thực hiện. Để đảm bảo tưởng thưởng chính xác cho các doanh nghiệp tham gia, tất cả thực phẩm do doanh nghiệp hiến tặng sẽ được ghi lại đầy đủ.

Hiện Italia đang dành 13 tỉ đô la cho công tác quản lý chất thải rắn. Cùng với chính sách mới trên, chi phí này sẽ giảm đáng kể. Các nhà lập pháp hy vọng sẽ tái thu được 1 tỷ tấn thực phẩm thừa năm 2016. Năm 2015, họ thu được 550 triệu tấn. Mặc dù con số có vẻ hơi tham vọng, nhưng rất nhiều tổ chức xã hội ở Châu Âu và Mỹ phấn khởi mong muốn cùng nỗ lực tham gia.

Một chính trị gia người Pháp phát biểu vấn đề rất đơn giản, chúng ta lãng phí thực phẩm, thì người nghèo sẽ bị đói. Chính trị gia này đang tìm cách cho chính sách trên được thông qua trong toàn bộ các quốc gia thành viên của EU để chấm dứt nạn lãng phí thực phẩm trong EU.

Chính sách này sẽ dẫn tới sự thay đổi trong hành vi văn hóa của người Ý. Giờ đây nhiều người Ý sẽ có thói quen gói thức ăn thừa khi dùng bữa tại nhà hàng về nhà. Hiện tại thì đó là một hành vi xa lạ trong văn hóa Ý.

Bà Barbara Degani cho rằng, việc thay đổi thuật ngữ từ “dog bag” (túi thức ăn cho chó) sang “family bag” (túi thức ăn cho gia đình) sẽ giúp nâng cao ý thức của người dân. Nó sẽ giúp hành động này được thực hiện thường xuyên trên nền tảng ý nghĩa là vì môi trường, vì hệ sinh thái.

Một trong những nhà hoạt động tích cực nhất của Italia về vấn đề ngăn ngừa lãng phí thực phẩm, là ông Massimo Botura, được mệnh danh là đầu bếp cừ khôi nhất thế giới. Hiện, ông Bottura đang tập trung nỗ lực chống nạn lãng phí thực phẩm ở Olympic Rio. Ông đã tạo nên một bếp ăn chống lãng phí ở Rio và hi vọng có thêm thực phẩm giúp cho người dân sống ở các khu ổ chuột ở Rio.

Trong khi một số người cho rằng, cho người nghèo và người vô gia cư thực phẩm thừa là một sự sỉ nhục những người này, vì như thế nghĩa là nhóm người này không xứng đáng được thức ăn ngon. Trên thực tế, một lượng lớn thực phẩm thừa lại rất ngon, và hoàn toàn có thể ăn được thay vì ném chúng vào thùng rác.

Theo collective-evolution

Lê Anh

Xem thêm: