Dự báo nhiệt độ trong 3 ngày tới tại nhiều tỉnh thành sẽ tăng cao đột biến. Nắng nóng không chỉ gây mệt mỏi mà còn có thể khiến chúng ta trở nên “xấu tính”, hay cáu gắt, căng thẳng…

Tại sao chúng ra trở nên “xấu tính” khi nắng nóng?

Các nhà nghiên cứu Đại học Northwestern (Illinois, Hoa Kỳ) đã phát hiện ra rằng, khi khó chịu với cái nóng, người ta sẽ ít mong muốn là người hữu ích và thường ủ rũ hơn.

Đừng để nắng nóng biến bạn thành người ‘xấu tính’
Đừng để nắng nóng biến bạn thành người ‘xấu tính’

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu chứng minh, ngoài những cảm xúc tiêu cực, nhiệt độ tăng cao dễ khiến con người ta hung hăng và bạo lực hơn. Tỷ lệ tội ác cao điểm vào mùa hè.

Lý giải điều này, các nhà tâm lý học đã chỉ ra, nhiệt độ ngoài trời tăng làm tăng nhịp tim và nồng độ testosterone, các phản ứng trao đổi chất khác của hệ thần kinh khiến con người rất dễ nổi nóng dẫn tới cãi vã, bạo lực.

Tiến sĩ Lance Workman, giáo viên môn tâm lý học tại Đại học Glamorgan (Anh) đã chỉ ra, mức serotonin (hoocmon gây hưng phấn) phát ra nhiều hơn khi thời tiết nóng dần , chúng ta khó kiểm soát hành vi, dễ “giận cá chém thớt” trút bỏ cảm xúc tiêu cực sang người khác.

Khó chịu tăng lên trong mùa nóng còn do sự mất nước của cơ thể. Kể cả khi bạn chảy mồ hôi khi ở ngoài trời nóng hay ngồi trong phòng điều hoà, tất cả đều khiến nước bốc hơi và gây mất nước, làm chúng ta cảm thấy nôn nóng.

Những vấn đề tâm lý dễ mắc khi nắng nóng

Bác sĩ TS.Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ với Gia đình & Xã hội, nắng nóng làm cơ thể người bình thường cũng bứt rứt, dễ gây xung đột… dù là chuyện nhỏ. Người quá nhạy cảm, stress, người có chấn thương, hoặc các bệnh ở não… rất dễ bị sang chấn tâm lý.

Đừng để nắng nóng biến bạn thành người ‘xấu tính’
Đừng để nắng nóng biến bạn thành người ‘xấu tính’

Nắng nóng dễ làm hệ thần kinh kích thích mạnh và phát bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Bên cạnh đó, nhiệt độ cao, kẹt xe, khói bụi, chen chúc… cũng làm mọi người dễ nổi nóng, khó kiềm chế bức xúc.

Đặc biệt với những người có sẵn chứng trầm cảm, stress, căng thẳng, những người từng mắc bệnh tâm thần (đã có sang chấn tâm lý, tổn thương về thần kinh…) đã được điều trị ổn định cũng có thể tái phát.

Vì vậy, mùa nắng nóng cũng là mùa cao điểm của những bệnh tâm thần. Tại các bệnh viện chuyên khoa, lượng bệnh nhân tới khám đều tăng cao hơn so với các mùa trong năm, chủ yếu ở lứa tuổi lao động 25-40 tuổi. Bệnh thường gặp nhất là tâm thần phân liệt, động kinh, rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần do chất kích thích…

Chúng ta không thể chi phối thời tiết nhưng có thể làm chủ cảm xúc

Đem bực bội lây lan cho đồng nghiệp sẽ làm công việc áp lực hơn. Mang cáu gắt về nhà khiến không khí gia đình thêm căng thẳng. Đó là lý do chúng ta cần có những biện pháp chủ động phòng tránh các cảm xúc tiêu cực và nguy cơ mắc bệnh tâm lý.

Đừng để nắng nóng biến bạn thành người ‘xấu tính’
Đừng để nắng nóng biến bạn thành người ‘xấu tính’

Các chuyên gia y tế đưa ra một số lời khuyên sau:

– Người dân cần hạn chế tối đa việc ra ngoài trời khi nắng nóng, đặc biệt là cao điểm nắng nóng (từ 10-17h).

– Nếu buộc phải đi trên đường khói bụi, chịu nắng nóng nhiều giờ… mọi người nên tự kiềm chế, tránh bức xúc để giảm thiểu bị sang chấn tâm thần, gây nên hệ lụy đáng tiếc.

Đừng để nắng nóng biến bạn thành người ‘xấu tính’
Đừng để nắng nóng biến bạn thành người ‘xấu tính’

– Chống mất nước bằng thức uống thể thao hoặc nước điện giải, nước khoáng, nước trái cây… Không uống cà phê và rượu vì sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn. Hạn chế ăn các món nóng như lẩu, đồ ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ… Thay vào đó nên ăn các bữa nhỏ, các món ăn nhẹ như trái cây lạnh hoặc các sản phẩm từ sữa ít béo.

– Chọn quần áo chất mát. Không nên mặc quần bó sát ngày nắng nóng, vì quần bó sát làm máu lưu thông không đều, dẫn tới chân bị nóng ran, tê mỏi, ngứa rát, bức xúc khó chịu…

– Đặc biệt với những đối tượng người già, trẻ nhỏ, có bệnh liên quan tới hô hấp, nên tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Đừng để nắng nóng biến bạn thành người ‘xấu tính’
Đừng để nắng nóng biến bạn thành người ‘xấu tính’

Night-fly