Trong cuộc sống, có nhiều lúc chỉ một vài tiểu tiết cũng thể hiện ra phẩm chất đạo đức của một người…

Hàm dưỡng từ những việc nhỏ nhất

Trong tích tắc thang máy sắp đóng mà có người tiến vào, chỉ cần nhanh tay giữ nút mở cửa.

Khi bạn ở trên sân khấu vì lo lắng mà không nói được lời nào, người ở dưới mỉm cười vỗ tay khích lệ bạn.

Ở mỗi cuộc hẹn, vì không muốn bạn đợi lâu, họ đặt đồng hồ sớm hơn 5 phút.

Là vì người có hàm dưỡng sẽ đứng ở góc độ của đối phương mà suy xét, sẽ không tự tư, ích kỷ. Người chú trọng làm tốt từ những việc nhỏ sẽ khiến người xung quanh được lợi.

Trong cuộc hẹn, bạn trai nhớ rằng bạn thích ăn ngọt, không thích ăn cay nên khi gọi món sẽ chú ý điều này.

Là vì người có hàm dưỡng nhớ rõ những mong muốn dù là nhỏ nhất của bạn, họ sẽ nỗ lực giúp bạn thực hiện.

Trong công tác, đồng nghiệp cẩn thận giúp bạn kiểm tra hồ sơ, khi họ thấy sai sót sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở bạn sửa sai.

Mỗi lần gọi điện thoại, họ đều chờ bạn gác máy rồi mới cúp máy.

Lúc đi dạo, bạn tốt luôn muốn bạn đi phía trong.

Hộp bánh quy ăn xong rồi, họ xếp gọn lại rồi mang đến thùng rác gần nhất để vứt.

Những việc làm này tuy nhỏ nhưng cũng khiến người ta cảm nhận được sự quan tâm và nghĩ cho người khác của đối phương. Đồng thời, chúng cũng khiến cuộc sống thêm phần mỹ hảo.

Ảnh: Shutterstock.

Hàm dưỡng và giáo dưỡng liên quan chặt chẽ với nhau

Nhiều lúc thói quen tốt là được bồi dưỡng từ gia đình, không tách khỏi sự mẫu mực trong lời ăn tiếng nói và hành vi của cha mẹ. Những điều tốt đẹp như vậy sẽ ảnh hưởng đến phẩm hạnh và tố chất của đứa trẻ. Con trẻ hiểu được đạo lý, lễ phép cũng là tấm gương phản chiếu việc cha mẹ chú trọng lễ tiết.

Trong tình huống thông thường, giáo dưỡng của cha mẹ không cao thì đứa trẻ cũng không đạt được đến điểm đó. Ví như, lúc đón giao thừa, cả nhà quây quần bên mâm cơm, vừa mới dọn lên hai món, đứa cháu gái liền cầm đũa lên muốn nếm thử. Chị dâu liền vội ngăn lại, trách rằng: “Ông bà nội vẫn còn chưa ngồi vào bàn, sao cháu có thể tự mình động đũa trước như vậy?”. Điều này khiến cho em dâu ngồi bên cạnh không khỏi tự thấy xấu hổ.

Ảnh: Shutterstock.

***

Tôi có một đồng nghiệp tên Tuyết, mỗi đêm đều bị đánh thức bởi tiếng nện giày của cô gái nhà trên trong khu tập thể. Dù cô quấy nhiễu người đang say giấc như thế nào, cha mẹ cô cũng không nhắc nhở nên chuyện cứ tiếp diễn hàng ngày. Tuyết trong lòng bực bội, vài ngày liên tiếp bị hàng xóm làm cho mất ngủ.

Vốn dĩ cô gái đó mới chuyển đến lầu trên nơi cô Tuyết ở, mỗi ngày đều về rất muộn, giày cao gót cô gái mang phát ra tiếng động rất lớn như thể cô sợ hàng xóm… không biết đến sự tồn tại của mình. Ngay đến cửa nhà cô cũng không dùng khoá mở mà lại đập cửa kêu cha mẹ ầm ĩ, làm kinh động cư dân xung quanh.

Chưa hết, cô gái về nhà còn chưa ngủ, lại bắt đầu nhảy nhót trong phòng. Cô Tuyết là người mềm mỏng, nói tới nói lui chi bằng nút bịt tai cho qua. Đến một ngày, người hàng xóm khác chịu không nổi, đến nhà cô gái mắng một trận.

Mẹ cô gái ấy còn nuôi vài con chó. Chúng hễ thấy người thì sủa không ngừng, còn hay đại tiện ở hành lang. Có một lần, chó nhà họ đại tiện trước cửa ra vào một hộ dân, người trong nhà đó vừa mở cửa bước ra thì giẫm ngay chân vào đó nên vô cùng tức giận. Người phụ nữ giẫm phải bãi đại tiện liền cho hai mẹ con cô gái một bài học giáo huấn sâu sắc. Từ đó trở đi, gia đình cô gái có cải biến, hành lang không có chó đại tiện và không có tiếng bước chân quấy nhiễu nữa.

Từ việc tỉ mỉ nhìn ra nhân phẩm

Có câu: “Việc nhỏ quyết định thành bại”, suy cho cùng đều là từ tiểu tiết mà có thể nhìn ra nhân phẩm, từ nhân phẩm có thể đoán định được thành công, thất bại của người ta.

Có người bề ngoài ngăn nắp, xinh đẹp nhưng khi phải làm những việc nhỏ thì thấy được họ thiếu chu đáo đến đâu. Cho nên, đánh giá điểm tốt và chưa tốt của một người thì có thể kín đáo quan sát người ấy làm gì lúc không có ai trước mặt. Đây cũng là cách thức kiểm tra vô cùng thông dụng của các công ty khi phỏng vấn.

Ảnh: Shutterstock.

Đương nhiên những điều này cũng có thể áp dụng hoàn toàn phù hợp trong cuộc sống sinh hoạt. Hàm dưỡng bắt đầu từ những việc nhỏ, tích luỹ qua ngày tháng.

Khi đưa người ta cây kéo, hãy hướng phần nhọn vào mình.

Khi bạn đã nói giúp đỡ người khác, hãy thực hiện lời hứa của mình.

“Điều mình không muốn, đừng làm cho người, điều mình muốn lập thì cũng nên lập cho người khác, điều mình muốn đạt cũng nên cho người khác đạt được”, trong “Luận ngữ” Khổng Tử đã dạy như vậy. 

Đôi khi người khác đối xử với bạn không tốt thì cũng đừng nên trách cứ họ. Dù không thay đổi được người khác nhưng chúng ta có thể điều chỉnh tâm thái của mình. Làm người tốt thì vẫn làm người tốt thôi.

Mạn Vũ
Theo Cmoney