Sông Danube đã ăn sâu vào tâm tư tình cảm của bao thế hệ – dòng sông mà Hoàng đế Napoléon đã phải trầm trồ xưng tụng “Vua của các dòng sông” (The king of rivers). Hai nhà soạn nhạc: Johann Strauss và Iosif Ivanovici – một người ở đầu sông, một người ở cuối sông, cùng viết về dòng sông gắn liền với lịch sử thăng trầm của các quốc gia Âu Châu này và 2 bản nhạc đã cùng trở thành kiệt tác thế giới…

Dòng sông Danube- báu vật vô giá như một dải lụa ngọc ngà

Sông Danube (hay Đa-nuýp trong tiếng Việt) là sông dài thứ hai ở châu Âu (sau sông Volga ở Nga), dòng sông là báu vật vô giá của thiên nhiên trao tặng dành cho những nơi mà Danube chảy qua. Sông Danube luôn xanh ngắt thanh bình như một dải lụa ngọc ngà.

Chỉ cần điệu valse sau đây vang lên, người nghe đã cảm thấy phấn chấn như nhìn thấy vẻ đẹp hùng vĩ của dòng sông Danube:

Sóng Danube – Iosif Ivanovici

Danube xanh đẹp lung linh như một dải lụa ngọc khi về đêm, tại thành phố Budapest, Hungary (Ảnh: pixabay.com)

Dòng sông trong vắt, xinh đẹp ấy như một điểm nhấn, tô điểm cho các quốc gia châu Âu mà sông chảy qua, đâu đâu cũng trở nên lãng mạn, lung linh, thanh bình và êm dịu hơn: Đức, Áo, Slovakia, Hungary, Croatia, Serbia, Bulgaria, România, Moldova và Ukraina.

Hai nhà soạn nhạc: Johann Strauss và Iosif Ivanovici – một người ở đầu sông, một người ở cuối sông, đã cùng viết về một dòng sông này để cho ra đời 2 kiệt tác. (Ảnh: pixabay.com)

Danube xanh (The Blue Danube) –  Johann Strauss II

Bản Đa nuýp xanh của Johann Strauss II, với nhạc trưởng André Rieu

Trong video quý độc giả vừa xem, nhạc trưởng Hà Lan André Rieu chơi đàn violin khi chỉ huy dàn nhạc tại lâu đài tráng lệ của Nữ Hoàng.

Khi chảy qua thành Vienne, dòng sông còn êm trôi cho nên nét nhạc của bản Blue Danube cũng êm đềm, dìu dặt nhẹ nhàng như những gợn sóng lăn tăn.

(Ảnh: pixabay.com)

Tại liên hoan âm nhạc Boston Festival, Johann Strauss II đã được mời điều khiển dàn đại hòa tấu và ban đại hợp xướng gồm trên 1000 người, có tên là “Monster Concert”, để trình bày các sáng tác của ông, trong đó có bản Blue Danube, sáng tác năm 1867.

(Ảnh: pixabay.com)

Sóng Danube (Waves of the Danube )- Iosif Ivanovici

Với người yêu nhạc, một khi nhắc tới Blue Danube, lại không thể không nhắc tới Waves of the Danube; đến nỗi không ít người đã lầm tưởng hai sáng tác này là của cùng một tác giả (Johann Strauss II)!

Âm nhạc của Ivanovici thường toát lên màu rực rỡ, mạnh mẽ, sinh động và trang nghiêm, chất nhạc tiềm ẩn tính kỷ luật nhiều hơn là sự lãng mạn. Tuy nhiên, khi nghe sóng nước biếc Danube, thì hai nét đó quyện vào nhau làm nên kiệt tác nhạc valse Sóng Danube.

(Ảnh: pixabay.com)

Một trong những điểm khác biệt giữa hai bản valse nổi tiếng viết về dòng sông này là khi chảy qua thành Vienne, dòng sông còn êm trôi cho nên nét nhạc của bản Blue Danube cũng êm đềm, dìu dặt; sau gần 2 nghìn dặm, gần tới cửa Thiết Môn ở biên giới Serbia-Romania thì cuồn cuộn sóng, cho nên tiếng nhạc của Waves of the Danube cũng réo rắt, dồn dập theo…

Ion Ivanovici – Danube Waves (Anniversary Waltz) André Rieu

Năm 1896, Waves of the Danube được xuất bản tại Hoa Kỳ, và sau đó trở thành bản valse được ưa chuộng nhất tại quốc gia này, thường được gọi một cách ngắn gọn là “Danube Waves Waltz”.

(Ảnh: pixabay.com)

Iosif Ivanovici (1845 – 28 tháng 9 năm 1902) là một nhà chỉ huy dàn nhạc quân đội và cũng là một nhà soạn nhạc người România gốc Serbia.

Ông nổi tiếng với tác phẩm valse Sóng sông Danube, tuy nhiên sự nghiệp của Ivanovici đồ sộ, gồm trên 350 nhạc khúc viết cho các điệu vũ, được 6 nhà xuất bản trên thế giới ấn hành, song, chỉ cần một bản Waves of the Danube cũng đã đủ để ông lưu danh kim cổ.

Năm 1889, Ivanovici giành được giải thưởng sáng tác hành khúc danh giá ở Hội chợ thế giới ở Paris, trước 116 tác phẩm dự thi. Ông mất tại Bucharest.

Chắt của ông, Andrei Ivanovitch, hiện nay là một nghệ sĩ piano cổ điển thành công trên bình diện quốc tế.

Vậy là, một dòng sông Danube đã tặng cho đời 2 bản kiệt tác vĩ đại sống mãi với thời gian.

Vi Hoàng – Hà Phương