Cả Newton, Shakespeare và Leonardo đều từng trải qua những trận đại ôn dịch. Và họ đã sử dụng tốt khoảng thời gian “cách ly xã hội” để dốc lòng sáng tác, mang lại những tác phẩm, công trình quý giá cho nhân loại.

Virus Vũ Hán đã thay đổi cuộc sống của hầu hết mọi người. Tất cả được yêu cầu ở nhà, không ra ngoài khi không cần thiết, dừng mọi hoạt động tụ tập. Nhiều người vốn đã quen với nhịp sống bận rộn sản sinh một loại cảm xúc chán nản, bất định.

Nhiều người đã mất đi nếp sống sinh hoạt bình thường nhưng điều này, từ góc độ nào đó, không phải là xấu. Tây phương có câu ngạn ngữ: “Mỗi đám máy đen đều có một lớp vỏ bạc” (Every dark cloud has a silver lining) ý nói rằng dù trong hoàn cảnh xấu, vẫn có thể nhìn thấy những điều tích cực kèm theo. Khi gặp điều không ưng ý, chúng ta đều có thể tôi luyện, tích lũy bài học hoặc kinh nghiệm cá nhân. Trong lịch sử cũng đã từng xuất hiện nhiều lần đại ôn dịch, con người thời đó đối mặt với điều này như thế nào?

Mời bạn cùng tham khảo kinh nghiệm của nhà khoa học Newton, đại thi hào Shakespeare và họa sĩ Leonardo Da Vinci.

Newton: Những ngày đó là đỉnh cao của phát minh của tôi

Năm 1665, bệnh dịch bắt nguồn từ London, Anh, sau đó bùng phát ở Cambridge. Đại học Trinity của Cambridge cũng đóng cửa. Giảng viên, nhân viên trong trường, sinh viên và cư dân đều tránh về vùng ngoại ô và thực hiện “cách ly xã hội”. Cử nhân trẻ Isaac Newton cũng là một trong số đó, năm đó anh 22 tuổi. Anh trở về quê nhà ở Woolsthorpe Manor.

Quê hương của Newton – Woolthorpe Manor. (ảnh: Claire Ward/ Wikimedia Commons).

Trong môi trường biệt lập, yên tĩnh này, Newton không phải đến trường, tham gia hoạt động xã hội, thời đó cũng không có điện thoại di động hay Internet. Nhưng trên thực tế, tâm trí ông không hề nhàn rỗi, có nhiều vấn đề mà ông muốn tìm hiểu và khám phá. Các nghiên cứu chuyên sâu trong giai đoạn này thực sự hiệu quả. 

Trong toán học, ông đã phát triển nguyên mẫu của tích phân và hình học phân tích hiện đại, thiết kế các thí nghiệm để đo trọng lực và đưa ra khái niệm về định luật hấp dẫn. 

Ông cũng làm thí nghiệm quang học trong phòng ngủ. Ông đục một lỗ nhỏ trên rèm cho ánh sáng trắng chiếu vào, và sau đó sử dụng lăng kính để quan sát những thay đổi màu sắc trong quang phổ nhìn thấy được.

Về sau, ông nhớ lại giai đoạn này và nói đây là một “những năm tháng kỳ diệu” (tiếng Latin: Annus Mirobilis).

“Những ngày đó là đỉnh cao phát minh của tôi, và sự quan tâm sâu sắc của tôi với toán học và triết học là trước giờ chưa từng có.”

Ngài Isaac Newton (1642-1727) (ảnh: Wikimedia Commons).

Đại dịch hạch Luân Đôn (The Great Plaque) bắt đầu vào năm 1665, lan rộng từ năm 1665 đến năm 1666 và khiến một phần tư dân số Anh tử vong vì nhiễm bệnh. Đây là ôn dịch cướp đi nhiều mạng sống ở nước Anh nhất từ sau dịch bệnh Cái Chết Đen.

Sau khi trở lại Cambridge năm 1667, Newton đã xuất bản số lượng lớn các bài báo. Nửa năm sau, ông trở thành học giả; và 2 năm sau đó là một giáo sư. Trong suốt cuộc đời, ông tiếp tục suy ngẫm về vật chất, thời gian, quang học, màu sắc…

Thời gian bệnh dịch, Shakespeare hoàn thành 3 bi kịch

William Shakespeare đã trải qua nhiều tai họa trong cuộc đời mình. Thực tế, người ta nói rằng ông là người sống sót sau bệnh dịch ngay từ khi sinh ra. Trong khi bệnh dịch càn quét London, nhiều người thân của Shakespeare đã chết, bao gồm cả con trai ông.

Để tránh bệnh dịch lây lan, nhà hát thường là nơi đầu tiên đóng cửa. Nhà hát Globe Theatre của Shakespeare đã bị đóng cửa vào năm 1593, 1603 và 1606. Theo các tài liệu, có tới 60% thời gian là không thể diễn xuất. Nhân viên đoàn kịch đành đi khắp nơi và biểu diễn ở nhiều vùng nông thôn khác nhau. Họ chỉ mong rằng có thể đến những khu vực chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Nhiều diễn viên cũng phải chọn chuyển nghề.

Chân dung Shakespeare (ảnh: Wikipedia).

Lúc này, Shakespeare đã dốc lòng sáng tác. “King Lear”, “Macbeth” và “Antony và Cleopatra” là ba tác phẩm của ông được suy đoán hoàn thành trong thời điểm này.

Vào thời điểm này, bệnh dịch hạch đang hoành hành ở London. Không có cống thoát nước, rác được đổ trực tiếp xuống sông khiến không gian bẩn thỉu và ô uế. Những người bị bệnh sẽ chết trong 3 hoặc 4 ngày, sưng mủ, mùi tanh hôi ở khắp nơi. Đó là một bầu không khí buồn, và cả ba tác phẩm đều là những bi kịch nổi tiếng. Dưới dây là tóm tắt của tác phẩm Vua Lear.

Vua Lear (King Lear)

Vua Lear tuổi già sức yếu muốn từ bỏ việc Triều đình. Ông đã chia vương quốc của mình cho con gái cả và con thứ bởi họ đã bày tỏ tình cảm với cha bằng những lời lẽ hoa mỹ, khoa trương. Công chúa nhỏ nhất Cordelia rất tốt bụng, nhưng cô không nói những lời tâng bốc, khiến vua rất tức giận. Cordelia bởi vậy không nhận được gia tài của vua cha và bị đuổi đi. Nhưng sau khi giành được tài sản và quyền lực, 2 cô con gái lớn đã thay đổi thái độ, từ lạnh nhạt đến hách dịch, cuối cùng ruồng bỏ vua cha.

Vua Lear hối hận, trở nên điên loạn chạy vào rừng rậm trong một đêm giông bão. Sau này vua đoàn tụ với con gái Cordelia. Vì mẫu thuẫn, công chúa cả đã đầu độc em gái thứ và sau đó tự sát. Còn Cordelia đã bị giết trong cuộc giành quyền lực của triều đình, vua Lear đau đớn bội phần cũng từ giã cõi đời. Xuyên suốt vở kịch, kịch tính cao trào liên tục nổi lên, tác phẩm này được công nhận là một trong những kiệt tác của Shakespeare.

Tác phẩm “Vua Lear và chàng ngốc trong cơn bão” (ảnh: Thư viện quốc gia Scotland/ Wikimedia Commons).

Những câu chuyện này phản ánh sâu sắc cuộc sống của những người, bởi vì sự yếu đuối trong tính cách mà vướng vào bi kịch. Thiện và ác hữu báo được ông triển hiện, kích thích tư duy người đọc. Shakespeare xứng đáng là bậc kỳ tài, trong thời kỳ suy tàn, ông đã khởi tinh thần và tạo nên những kiệt tác trong lịch sử văn học.

Leonardo da Vinci lên ý tưởng quy hoạch đô thị

Câu chuyện tiếp theo đưa chúng ta đến Milan, Ý vào năm 1485. Vào thời điểm đó, họa sĩ/ nhà điêu khắc/ nhà phát minh nổi tiếng Leonardo da Vinci được hoàng tử Ludovico Sforza ở Milan bảo trợ.

Leonardo da Vinci (ảnh: Wikipedia).

Thời điểm đó, Milan bị tàn phá bởi bệnh dịch xảy ra từ năm 1484 đến 1485, khiến tổng cộng 50.000 người chết, một phần ba dân số của Milan.

Leonardo da Vinci chứng kiến ​​tai họa của thành phố Milan chật hẹp, bẩn thỉu và đông đúc, ông bắt đầu nghĩ về cách cải thiện cấu trúc đô thị để nơi này có thể phục hồi và thay đổi tốt hơn trong tương lai. 

Ý tưởng của ông bao gồm việc tích hợp các kênh nước ngầm và kênh rạch; phát triển thành phố theo chiều dọc, phân tầng giao thông theo chức năng sử dụng và mở ra các làn đường dành cho người đi bộ.

Vào thế kỷ XV, Da Vinci đã tưởng tượng ra nhiều vấn đề mà các thành phố lớn phải đối mặt. Có thể thấy từ các bản vẽ tay và chú thích, kế hoạch này bao gồm: giao thông, nước ngầm, sự tồn tại đồng thời của các khu vực đô thị cũ và mới, phát triển dân số… Ông nhấn mạnh vào vẻ đẹp, sự vệ sinh và hiệu quả. Mặc dù những ý tưởng cấp tiến của ông không được thực hiện ngay lập tức, nhưng ngành quy hoạch đô thị đương đại đã rút ra bài học từ những thiết kế này. Leonardo da Vinci đã chứng minh tầm nhìn đi đầu của ông trong nhiều thế kỷ.

Bố cục vẽ tay của Leonardo da Vinci về thành phố lý tưởng. (ảnh: Wikimedia Commons).

Trong thời kỳ này, sự cô đơn có thể khiến ta tĩnh lặng, điều chỉnh tâm trí của mình và tập trung vào những điều quan trọng. Nhìn lại ba câu chuyện này, những bậc thầy đã tận dụng tốt khoảng thời gian cách ly khó khăn và dùng trí huệ được Chúa ban cho để dốc lòng nghiên cứu, sáng tác. Khi bệnh dịch kết thúc, họ đã rèn giũa được những “bảo vật” sáng láng, lưu lại cho người đời sau.

Có vẻ như “sự cô lập xã hội” do virus Vũ Hán gây ra có thể không quá khủng khiếp. Có lẽ đó là thời gian tuyệt vời để bạn và tôi “đi vào bên trong” và khám phá chính mình!

Theo Epochtimes

Ngọc Mai dịch và biên tập

Video xem thêm: Con sâu qua sông bằng cách nào? Trí tuệ binh Pháp Tôn Tử: Biết chờ thời mới có thể thành thục vươn lên

videoinfo__video3.dkn.tv||b99d0edf1__