Nói về lịch sử nghệ thuật phương Tây, Leonardo da Vinci chắc chắn là một nhân vật không thể lẫn vào đâu được! Ông là người phát ngôn của thời kỳ Phục hưng, là họa sĩ nghiệp dư thành công nhất trong lịch sử! Tuy nhiên, thực sự rất khó nói về ông ấy. Ông ấy quá nổi tiếng. Chỉ cần hỏi bất cứ ai, và yêu cầu kể tên một vài nhân vật nổi tiếng nhất của Trung Quốc và nước ngoài đã qua đời, thì Da Vinci sẽ rất có thể được đề cập đến! Đã có vô số lời bàn tán, tin đồn, tiểu thuyết và phim liên quan đến ông.

Vì vậy, nếu bạn muốn nói một chút mới về ông ấy, bạn có thể hình dung nó khó khăn như thế nào! Sau đây, chúng ta sẽ nói về bậc thầy tuyệt vời nhất trong lịch sử nhân loại!

Không quá 17 bức tranh trong một đời

Là một danh họa kỳ tài, Leonardo da Vinci đã đạt được những thành tựu mà cổ nhân chưa từng có! Tuy nhiên, xét về số lượng tranh và thời gian ông dành cho hội họa mà nói, Leonardo chắc chắn là một họa sĩ nghiệp dư! Những tác họa mà ông để lại trong đời, bao gồm cả những tác phẩm bị nghi ngờ về nguồn gốc, chỉ vỏn vẹn 17 bức! Hơn nữa, một số trong số chúng vẫn còn là tác phẩm chưa hoàn thành. Do đó, số tiền hàng trăm triệu đô la được trả cho mỗi bức tranh của ông chỉ đơn giản là vẫn còn quá nhỏ!

Bức “Salvator Mundi” của Leonardo da Vinci. (Miền công cộng Wikipedia)

Da Vinci tràn đầy năng lượng, ông có một thói quen làm việc thần kỳ; về cơ bản, ông ấy làm việc trong 4 giờ, sau đó ngủ từ 15 đến 20 phút, sau đó thức dậy và tiếp tục công việc, sau đó ngủ tiếp 15 đến 20 phút sau 4 giờ. Bạn có thể tính toán xem ông chỉ ngủ bao nhiêu giờ một ngày? Da Vinci sống đến 67 tuổi, ông đã dành rất nhiều thời gian của cuộc đời mình để nghiên cứu và sáng tác, nhưng ông chỉ vẽ rất ít bức tranh. So với gần 8.000 trang bản thảo bằng tay các nghiên cứu phương diện khác mà ông để lại, rõ ràng là ông căn bản không hề coi trọng việc vẽ tranh.

Một nghệ sĩ nghiệp dư, người đã chỉ sử dụng thời gian rảnh rỗi của mình cho sở thích hội họa, kết quả lại trở thành bậc danh họa tài giỏi nhất trong ngành; người như vậy chẳng phải thần kỳ sao?

Da Vinci, thực ra không phải tên đầy đủ của ông, mà hơi giống một biệt danh. Tên của nhiều bậc thầy thời Phục hưng là tên hiệu do người dân thời đó đặt cho, sau này không ai nhớ tên thật, những tên hiệu này đã được lưu truyền mãi mãi. Leonardo da Vinci tên thật là Leonardo, vì sinh ra ở thị trấn Vinci, nên tên ông được thêm hậu tố: Leonardo da Vinci – có nghĩa là Leonardo từ làng Vinci.

Da Vinci nhờ hoàn thiện bức vẽ giúp thầy mà thành danh

Năm 14 tuổi, Leonardo trở thành học trò trong xưởng vẽ của Verrocchio ở Florence dưới sự sắp xếp của cha mình. Andrea del Verrocchio là một trong những họa sĩ giỏi nhất ở Florence vào thời điểm đó.

Ông ấy đã ở trong xưởng vẽ của thầy trong 4 năm. Khi Da Vinci 18 tuổi, thầy Andrea của ông nhận vẽ một bức tranh “Lễ báp-têm của Chúa” để đặt tại lễ đường nơi làm phép báp-têm. Sau khi bức tranh gần hoàn thành, thầy Andrea vốn định vẽ thêm hai tiểu thiên sứ ở góc dưới bên trái, nhưng mới chỉ vẽ xong một, thì công việc gấp nên ông không có thời gian để vẽ tiếp. Vì vậy, thầy Andrea đã gọi  Da Vinci giúp ông vẽ thêm một tiểu thiên sứ. Tất nhiên, điều này được coi là thầy đã chính thức cho phép học đồ hành nghề. Nếu hoàn thành tốt thì coi như thầy đã dạy xong, nếu làm chưa tốt thì xin lỗi, quay lại học tiếp nhé!

Tác phẩm “Lễ báp-têm của Chúa” của Verrocchio (1472-1475, tranh sơn dầu trên gỗ, 177 x 151 cm, Galleria degli Uffizi, Florence), người ta thường tin rằng tiểu thiên sứ bên trái đã được hoàn thành bởi Leonardo. (Phạm vi công cộng)

Bức tranh “Lễ báp-têm của Chúa” của Andrea del Verrocchio và Leonardo da Vinci, Leonardo da Vinci đã hoàn thành nó như thế nào? Đó là căn cứ theo ghi chép của Giorgio Vasari (1511-1574) – một kiến trúc sư, kỹ sư, nhà văn, nhà sử học, họa sĩ, nhà điêu khắc và kiến trúc sư xuất sắc của thời Phục hưng – Ông đã viết một cuốn sách cực kỳ quan trọng đối với lịch sử nghệ thuật: “Những danh nhân của Vườn nghệ thuật Ý”!

Theo ghi chép của ông, khi bức tranh “Lễ báp-têm của Chúa” được triển lãm công khai, mọi người đều khen ngợi bức tranh. Thầy Verrocchio liền hỏi vẽ đẹp ở đâu? Kết quả là mọi người chỉ vào tiểu thiên sứ và nói: Tiểu thiên sứ này vẽ đẹp quá! Verrocchio tới xem, thì ra mọi người đang nói về tiểu thiên sứ mà Da Vinci đã hoàn thành!

Quả thực, tiểu thiên sứ do Da Vinci hoàn thành có thủ pháp thành thục và viên nhuận hơn, biểu cảm sinh động và tự nhiên hơn, chi tiết phong phú và chân thực hơn, mối quan hệ giữa tạo hình nhân vật và góc nhìn cũng chân thực và đáng tin cậy hơn. So sánh với tiểu thiên sứ do thầy Andrea vẽ bên cạnh, thì có thể thấy ngay.

Vasari viết trong cuốn tiểu sử: Sau cuộc triển lãm, Verrocchio tuyên bố sẽ không vẽ nữa. Bởi vì, ông phải tự hào thừa nhận rằng người học viên trẻ tuổi này đã vượt xa ông!

Mở xưởng họa năm 20 tuổi, Da Vincy có rất nhiều sở thích

Năm 1472, khi vừa tròn 20 tuổi, Leonardo đã trở thành thành viên của Liên đoàn các họa sĩ Florentine mà không phải bàn cãi. Điều này có nghĩa là ông có thể mở xưởng họa của riêng mình để tuyển người học việc, và có thể tự mình nhận đơn đặt hàng, điều chưa từng có vào thời điểm đó! Và kỷ lục này không bị phá vỡ cho đến hơn hai mười năm sau, tới khi có một thiên tài vĩ đại khác mang tên Michelangelo.

Mặc dù Verrocchio đã dạy cho Leonardo rất nhiều kỹ năng hội họa, nhưng người khác thực sự có ảnh hưởng đến Da Vincy là Leon Battista Alberti, một nhà thông thái nổi tiếng vào thời điểm đó! Leon Battista Alberti đã đạt được những thành tựu phi phàm trong tất cả các phương diện kiến ​​trúc, mỹ thuật, công trình thành thị, văn học, thi ca, và triết học.

Ông hơn Da Vinci gần 50 tuổi. Dù cả hai chưa từng gặp mặt nhưng điều này không ngăn cản ông trở thành thần tượng để chàng Leonardo trai trẻ mô phỏng và học hỏi. Hơn nữa, hai người này có nhiều điểm tương hợp: đều là con ngoài giá thú, đều là người giỏi thể thao, đều có tướng mạo tuấn mỹ, không lập gia đình, đam mê khám phá, và cũng đầy tính tò mò!

Da Vinci không chỉ nghiên cứu tất cả các tác phẩm và luận văn của thần tượng của mình, mà thậm chí còn cố tình bắt chước nét chữ và cử chỉ của ông. Alberti đã từng nói: Một người phải có phong độ thanh lịch trong ba việc – đi bộ, cưỡi ngựa và ngôn đàm. Câu này chắc hẳn đã gây ấn tượng sâu sắc với Leonardo, vì sau này ông đã trở thành mình chứng hay nhất cho câu nói này!

Vào thời điểm này, Leonardo đã có phong thái tuấn mỹ, nói năng ưu nhã, cử chỉ lịch lãm, tài hoa và nổi tiếng. Các sử gia đời sau đều ca ngợi: Không còn nghi ngờ gì nữa, Leonardo da Vinci chính là đại diện tiêu biểu nhất của nghệ thuật thời thịnh thế! Vasari nói: Ông ấy kết hợp tướng mạo bất phàm với sự ưu nhã vô tận, và phong độ thanh lịch của ông ấy có thể an ủi những tâm hồn ưu thương nhất.

Những ngày tháng tại Florence – thành phố trăm hoa, cứ thế trôi qua từng ngày. Nhưng ông chưa bao giờ có thể đạt được thành tựu lớn hơn trong lĩnh vực hội họa. Nói cách khác, ông chưa bao giờ có thể tạo ra một bức tranh đủ để thể hiện tài năng hội họa của mình. Tại sao lại như vậy? Bởi vì niềm đam mê khám phá của ông quá rộng!

Leonardo da Vinci là một người rất quy củ, và ông thường lên lịch trình những việc cần làm trong ngày hôm đó. Dưới đây, chúng ta hãy xem lịch trình của cậu bé tò mò này được liệt kê trong nhật ký của mình vào một ngày nào đó trong những năm 1570: -Hỏi giáo sư toán cho tôi biết cách tìm một hình cầu có cùng diện tích từ một hình tam giác; -Trung sĩ Pháo binh Giannino có thể cho chúng ta biết về cấu trúc của bức tường Tháp Ferrara được không? -Hãy nhớ hỏi Portinari chuyện gì đang xảy ra khi họ đi bộ trên băng ở Flanders; -Tìm một vị giáo sư thủy lực cho tôi biết cách dùng phương thức Lombard để sửa âu thuyền, kênh và cối xay. Vào cuối lịch trình của ngày, ông ấy viết: Trước khi mặt trời lặn, tôi cần đo chiều dài của bức tường thành cũ, đây là bước chuẩn bị cho việc vẽ bản đồ thành phố mới.

Bạn đã thấy điều đó? Mọi thứ ông ấy phải làm trong ngày này đều không có quan hệ gì đến nhau. Mọi thứ đều đầy tò mò và khao khát kiến ​​thức! Bằng cách này, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, Da Vinci không ngừng liệt kê những điều ông muốn biết, khát vọng liễu giải sự tình.

Nhiều trong số chúng dường như là một sự lãng phí thời gian. Ví dụ: quan sát móng ngỗng, nếu nó luôn xòe ra hoặc hợp lại thì ngỗng không bơi được; hoặc: Tại sao bầu trời lại có màu xanh? Một ví dụ khác: Tại sao cá ở dưới nước nhanh hơn chim trên không, điều đó chẳng phải ngược quy luật sao? Nước nặng hơn và dính hơn không khí!… Nghe có vẻ hơi nhàm chán? Ai quan tâm đến những vấn đề này? Đây là những hiện tượng mà chúng ta đã quá quen thuộc nhưng chưa từng được nghiên cứu sâu. Ông ấy là một người như vậy, người luôn duy trì sự tò mò mạnh mẽ và niềm đam mê tìm kiếm kiến ​​thức trong suốt cuộc đời của mình, và ông ấy luôn tràn đầy sự ngạc nhiên trước mọi thứ.

Bây giờ thì bạn đã biết, tại sao ông ấy chỉ ngủ hai hoặc ba tiếng mỗi ngày, nhưng lại chỉ vẽ ít hơn 17 bức tranh! Bạn nói rằng ông ấy không có thời gian để nghĩ về hội họa! Và điều duy nhất chúng tôi thấy trong lịch trình của ông ấy có liên quan đến hội họa là điều này: Đi đến nhà tắm công cộng vào thứ Bảy hàng tuần, nơi bạn có thể nhìn thấy lõa thể. Ồ, cuối cùng tôi đã tìm thấy một cái gì đó liên quan đến hội họa.

Thời kỳ văn nghệ Phục hưng, đặc biệt là vào hậu kỳ, làm thế nào để mô tả cơ thể người  một cách chuẩn xác và hoàn hảo là một trong những mục tiêu nghệ thuật cao nhất của các họa sĩ. Nhưng đối với Leonardo, chỉ nhìn bề mặt cơ thể người là chưa đủ. Muốn vẽ chính xác cấu trúc cơ thể người ở các tư thế khác nhau thì bạn phải hiểu rõ huyết quản, cơ bắp, da, tâm can tỳ vị v.v. của cơ thể người và các tổ chức tạng khí của cơ thể đó thì mới được! Lúc đó không có ống kính chụp X-quang, thì phải làm cách nào? Giải phẫu nhân thể!

Học giải phẫu để thâm nhập liễu giải cơ thể con người

Ở phương Tây cho đến thế kỷ 16, với sự gia tăng của các hoạt động phẫu thuật, việc giải phẫu cơ thể con người bắt đầu dần được công chúng chấp nhận, và nó không bị coi là bất hợp pháp. Nhưng ngay cả như vậy, ở nhiều nơi, chính phủ chỉ cho phép một vài ngày trong năm để các bác sĩ giải phẫu tập trung lại với nhau để mổ xẻ công khai một xác chết. Vì vậy, việc giải phẫu cơ thể người ở thời đại mà Da Vinci sống vẫn là hành vi vi pháp. Cách nào đây? Bí mật làm điều đó.

Sau khi Da Vinci đến Milan, nghiên cứu của ông về giải phẫu học đã dần được hoàn thiện. Tuy nhiên, khó có thể tìm thấy các đối tượng giải phẫu ưng ý qua các kênh thông thường.

Làm thế nào đây? Chỉ có thể là đến thăm nghĩa trang vào ban đêm! Chao ôi, bạn thấy thời đó làm nghệ sĩ khó khăn biết bao!

Thần tượng của Da Vinci, Alberti đã viết trong tác phẩm “Luận Hội họa”: Trước khi vẽ trang phục của nhân vật, trước tiên chúng ta phải vẽ lõa thể của anh ấy, và sau đó mặc quần áo cho anh ấy. Khi vẽ lõa thể, trước tiên ta phải xác định xương và cơ của anh ta, sau đó mới dùng da thịt che lại, sao cho dễ hiểu vị trí của từng thớ thịt dưới da.

Văn tự này đã được coi là một tiêu chuẩn của các học giả cho đến ngày nay; và cho đến ngày nay, việc giảng dạy nghệ thuật hàn lâm vẫn kế thừa quan niệm này.

Vì hiểu biết sâu rộng về cơ xương khớp của con người, ông mới có thể làm cho tác phẩm “Thánh Jerome ở nơi hoang dã” thể hiện nỗi thống khổ đến tận xương tủy.

Chính sự am hiểu về các mô cơ trên khuôn mặt, đặc biệt là cơ điều khiển đôi môi, ông đã vẽ nên nụ cười khó nắm bắt nhất trên thế giới trong bức tranh “Nàng Mona Lisa”.

Bức họa “Bữa tối cuối cùng” của Da Vinci

Mặc dù Leonardo sinh ra ở Florence, nhưng Milan chắc chắn là phúc địa của ông. Trong thời gian ở Milan, ông đã đạt được hàng loạt thành tựu quan trọng nhất, trong đó phải kể đến kiệt tác “Bữa tối cuối cùng”. Nhắc đến “Bữa tối cuối cùng”, chắc hẳn ai cũng biết quá nhiều câu chuyện được lưu truyền về kiệt tác này. Bức tranh này đương thời được vẽ trên tường phòng ăn của Tu viện Santa Maria ở Milan. Bây giờ khách tham quan phải đặt vé trước ít nhất nửa năm; không chỉ hạn chế số lượng người vào, mà còn phải tiến hành phun khử trùng, mỗi đoàn khách tham quan chỉ được ở đó tối đa 15 phút. 

Bức tranh “Bữa tối cuối cùng” của Da Vinci. (ShutterStock)

Leonardo yêu Milan hơn quê hương Florence của ông. Florence rơi vào tình trạng hỗn loạn sau cái chết của Lorenzo Medici (người cai trị thực tế của CH Florence: 1449-1492); và sự thịnh vượng trước đây không còn nữa. Lúc này, Milan quy tụ ngày càng nhiều trí thức từ các lĩnh vực khác nhau. Dưới sự cai trị của gia tộc Sforza, các họa sĩ, nghệ nhân, nhà khoa học, nhà toán học, công trình sư, kiến ​​trúc sư, thi nhân và triết học gia đã quy tụ lại với nhau. Leonardo đã ở trong đó, như cá gặp nước.

Milan có rất nhiều cuộc diễu hành và lễ kỷ niệm đã không còn xuất hiện ở Florence, và nơi đây có những thành viên của gia đình hoàng gia rất tôn trọng ông, những người bảo trợ ở đây tôn sùng các nghệ sĩ, và cũng không có ủy viên hội nghệ thuật nào giám sát công việc của họ. Một điểm nữa là Milan vào thời điểm này đã trở thành phạm vi ảnh hưởng của Pháp, và người Pháp sùng bái Leonardo như một vị thần. Vì vậy, ở Milan, ông ấy hoàn toàn có thể cảm thụ được giá trị của bản thân, và có khả năng thực hiện tất cả các nghiên cứu kỳ quái.

Là một họa sĩ nghiệp dư, đóng góp quan trọng nhất của Da Vinci cho hội họa là việc ông đã phát minh ra các kỹ thuật vẽ quan trọng “Smudge” (vựng đồ pháp) và “Air Perspective” (không khí thấu thị pháp). Việc phát minh ra “Air Perspective” này xuất phát từ nghiên cứu của ông về câu hỏi “Tại sao bầu trời lại có màu xanh?”

Leonardo an nghỉ hoài bão trong vòng tay của quốc vương

Vào mùa thu năm 1515, Leonardo 63 tuổi đến Bologna cùng đội ngũ của Giáo hoàng. Mục đích chuyến đi của họ là thể hiện thiện chí với người Pháp. Bởi chỉ vài tuần trước, tân vương 21 tuổi đã nắm quyền điều hành Milan từ tay gia tộc Sforza. Đối mặt với người Pháp hung hãn, giáo hoàng phải cố gắng hòa hoãn trong hòa bình. Chính tại cuộc gặp gỡ này, Leonardo đã gặp được người bảo trợ cuối cùng trong đời, và cũng là người bảo trợ sủng ái ông nhất, Vua Francois đệ I của Pháp.

Vua Francois đệ nhất là người tài cao, khoan hậu và tao nhã. Mẫu thân của ông là người tràn đầy khao khát đối với văn hóa Ý. Dưới ảnh hưởng của bà, vua François vô cùng yêu thích nghệ thuật thời kỳ Phục hưng của Ý. So với Ý, người Pháp đương thời chỉ đơn giản là những người nhà quê. Trong những ngôi sao sáng chói của nghệ thuật thời kỳ Phục hưng, nước Pháp chỉ đơn giản là ảm đạm. 

Vua Francois đệ I rất mong muốn cải biến tình trạng này, và ông ấy có tham vọng thiết khởi một nền văn nghệ Phục hưng như Ý ở Pháp. Hơn nữa, ông ấy cũng là một người khao khát tìm kiếm tri ​​thức với nhiều mối quan tâm. Đối với ông, Da Vinci chắc chắn là một đạo sư hoàn mỹ nhất.

Đối với vua Francois I, giá trị lớn nhất của Leonardo không phải là tác phẩm của ông ấy, mà là tài năng của ông ấy. Vị vua trẻ khao khát kiến ​​thức, và Leonardo có bộ não trí huệ nhất thế giới vào thời điểm đó, và có thể dạy cho nhà vua hầu hết mọi lĩnh vực kiến ​​thức. Cặp sư đệ này giống như Alexander Đại đế và Aristotle hai nghìn năm trước.

Tương tự, đối với Leonardo da Vinci, vua Francois I cũng là một người bảo trợ hoàn mỹ nhất. Leonardo đã được trao tặng danh hiệu “Họa sĩ, kỹ sư và kiến ​​trúc sư trưởng của nhà vua”. Quốc vương ngưỡng mộ Leonardo vô điều kiện, không bao giờ ám ảnh ông hoàn thành tác phẩm hội họa, và hoàn toàn ủng hộ mọi sở thích của ông. Quan trọng nhất là, quốc vương đã cấp cho ông một ngôi nhà thoải mái và bổng lộc cao.

Vua Francois đã ban tặng cho ông một lâu đài nằm ở Thung lũng Loire: Lâu đài Château de Chloe Luz. Là nơi ở trước đây của Leonardo da Vinci, giờ đây nó đã trở thành một điểm tham quan nổi tiếng. Đoàn tùy tùng, sinh viên và bạn bè của Da Vinci đến thăm, và sống trong lâu đài, và mọi chi phí sẽ do hoàng gia chi trả. Không chỉ vậy, hoàng gia còn cho ông một khoản trợ cấp hàng năm 500.000 franc, đây là số tiền đủ để ông sống một cuộc sống vô cùng thoải mái, an toàn và mãn nguyện. Đối với ông, tất cả những điều này chắc chắn là tốt nhất.

Cuộc sống của Da Vinci không mấy suôn sẻ, thường xuyên mắc kẹt trong những cuộc đổi dời. Trong những năm cuối đời, ông đã vẽ cho mình một bức chân dung tự họa rất nổi tiếng. Mặc dù trông già hơn nhiều so với tuổi thực của mình, nhưng hình ảnh một nhà thông thái già từ đó đã đi vào lịch sử nghệ thuật.

Quốc vương Pháp Francois I đến thăm Leonardo đang hấp hối, do Jean Auguste Dominique Ingres vẽ năm 1818. (ảnh Phạm vi công cộng)

Vào ngày 2/5/1519, Leonardo sắp kết thúc cuộc đời hào hùng đầy tò mò và khám phá của mình. Trong cuốn tiểu sử của Vasari, ông viết: Vị vua trẻ bước vào phòng sau khi cầu nguyện. Vị đại sư cố gắng ngồi dậy, và quốc vương nhẹ nhàng ôm lấy đại sư vào lòng. Vị đại sư thì thầm về tình trạng bệnh tật và các triệu chứng của mình cho quốc vương. Trên giường bệnh, nhà thông thái vẫn tận lực giải thích về mối quan hệ phức tạp giữa bệnh suy tim và hệ thống huyết quản cho vị vua thông minh và hiếu học.

Cuối cùng, Vasari viết rằng, quốc vương đã nâng đầu Leonardo lên, muốn giúp ông và ban cho ông ân sủng cuối cùng, hy vọng rằng điều này sẽ làm giảm sự thống khổ của ông. Leonardo có linh cảm phi thường, đã nhận ra rằng việc tắt thở trong vòng tay của quốc vương là một vinh dự lớn lao. Vài phút sau, Leonardo 67 tuổi đã thanh thản nhắm mắt.-

Theo Epoch Times, Hương Thảo biên dịch