Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy: Những suy nghĩ xấu của con người sẽ dẫn đến sự thay đổi hoạt động của các chức năng sinh lý, thậm chí còn sinh ra độc tố trong máu!

Một tạp chí ở Mỹ đã từng công bố một bài viết mang tựa đề là: “Những suy nghĩ xấu sinh ra độc tố”, nói về một nghiên cứu trong đó đã chỉ ra: “Những suy nghĩ độc ác của con người, có thể gây ra những thay đổi hóa học trong các chức năng sinh lý, ở trong máu sẽ sản sinh ra một loại độc tố. Khi một người trong trạng thái tâm lý bình thường thổi hơi vào một ly nước đá, thì ngưng tụ tại đó là một loại vật chất không màu và trong suốt. Nhưng khi một người đang ở vào trạng thái tâm lý oán trách, nóng giận, sợ hãi, hay đố kỵ, thì vật chất ngưng tụ lại trên mặt băng sẽ có những màu sắc khác nhau. Thông qua những phân tích hóa học người ta biết được, những suy nghĩ tiêu cực sẽ sử khiến cơ thể con người để sản sinh ra chất độc.”

Kết quả từ các nghiên cứu hợp tác giữa hai trường đại học là Cardiff của Anh và Texas của Mỹ đã chứng tỏ rằng: thuyết “Thiện ác hữu báo” là có cơ sở khoa học. Thống kê cho thấy, thân thể của những thiếu niên phạm tội mặc dù so với những thiếu niên tuân thủ pháp luật ở cùng độ tuổi đều có tình trạng khỏe mạnh như nhau, nhưng đến khi có tuổi thì sức khỏe của họ xuống thấp một cách nhanh chóng, nguy cơ nhập viện và khuyết tật cao gấp vài lần so với bình thường. Rất có thể là điều này có liên quan với những thói quen sinh hoạt và trạng thái tâm lý không tốt của những tù nhân.

Vào năm 1958, một chuyên gia nổi tiếng về tim mạch – bác sỹ Williams, đã bắt đầu tiến hành một nghiên cứu trên 500 sinh viên y khoa. Trải qua 25 năm, ông đã phát hiện ra: trong số những người khác nhau, người có “cảm xúc căm thù” mạnh hoặc rất mạnh thì có tỉ lệ tử vong ở mức 96%, và nhóm người đau khổ vì bệnh tim gấp 5 lần những người khác.

Nhà văn Jill Neimark (Ảnh: wiki)
Nhà văn Jill Neimark (Ảnh: wiki)

Theo ông Stephen G.Post, nguyên giáo sư đạo đức sinh học người Mỹ ở Đại học Case Western Reserve, hiện là giáo sư tại Đại học Y khoa Stony Brook và nhà văn Jill Neimark nhận định, xuất phát từ góc nhìn của khoa học và y học hiện đại đối với các loại hành động tốt của con người, giữa việc “cho đi” sẽ sản sinh ra mối quan hệ sâu sắc với việc “nhận lại”.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển một bảng đo lường chi tiết để theo dõi dài hạn một số người có tính cách vui vẻ, luôn ‘cho đi’ và phân loại mỗi cách “cho đi” và “nhận lại” thông qua phương thức phân tích thống kê vật lý cùng sinh lý, từ đó tìm ra được “tác dụng chữa bệnh” và “chỉ số hạnh phúc” được tạo ra qua việc “cho đi”: những người luôn có “trái tim nhân hậu và thích làm việc thiện”, và những người đã làm việc tốt có ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe tinh thần cũng như thể chất của mình. Kỹ năng xã hội, khả năng phán đoán, cùng với những cảm xúc tích cực khác và các trạng thái của tâm lý sẽ được cải thiện tối đa. Dù chỉ là một nụ cười thấu hiểu đối với người khác, hay chỉ là một cái nhìn thân thiện và vui vẻ, cũng đều khiến cho hệ thống miễn dịch trong nước bọt gia tăng.

Sau khi đã tổng hợp 40 kết quả nghiên cứu của hơn 100 trường đại học chủ yếu ở Hoa Kỳ và kết hợp với những thực nghiệm báo cáo dài hạn, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận khiến mọi người kinh ngạc: “Giữa cho đi và nhận lại đang tồn tại những bí mật chuyển hóa năng lượng thần kỳ”.

Tức là, khi một người “cho đi” bao nhiêu thì đồng thời năng lượng “nhận lại” được bấy nhiêu thông qua nhiều hình thức khác nhau, chỉ có điều trong một số trường hợp thì bản thân họ không biết.

Ngoài ra, các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu hóa học thần kinh phát hiện một loạt hiện tượng: “Khi tâm con người có ý nghĩ lương thiện, tư duy tích cực, thì trong cơ thể con người sẽ sản sinh ra những tế bào thần kinh khỏe mạnh, những tế bào miễn dịch cũng biến đổi linh hoạt, con người sẽ không dễ dàng bị bệnh, thường có những suy nghĩ tốt, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Còn khi trong lòng có ác ý, suy nghĩ tiêu cực, thì hệ thống thần kinh sẽ đi theo hướng trái ngược, hệ thống suy nghĩ phản diện sẽ được kích hoạt sử dụng, hệ thống suy nghĩ chính diện bị ức chế, và hệ thống tuần hoàn tốt của cơ thể sẽ bị phá hoại.”

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã tiến hành một thí nghiệm là cho các sinh viên xem một đoạn video về cuộc sống của những người phụ nữ ở Hoa Kỳ đã cứu hộ người nghèo và khuyết tật ở vùng Calcutta. Sau khi Video làm cảm động những sinh viên này thì các nhà nghiên cứu sẽ phân tích nước bọt, phát hiện là số lượng kháng thể A của những người này tăng lên so với những ghi nhận trước đó.

Trong cuốn cổ thư “Hoàng Đế nội kinh” có đề cập đến ‘Chân nhân’, ‘Chí nhân’ và cấp độ thứ ba là các bậc ‘Thánh nhân’, họ có tuổi thọ hàng trăm năm: “Người Thánh nhân, ở trong sự hòa hợp của trời đất, theo được cái lý của tám phương, điều tiết được cái ham muốn trong thế tục, không có cái tâm tức giận, oán trách; hành động của họ không xa rời với cuộc sống, ăn mặc trang phục ngay ngắn, cử chỉ hành vi của họ không dung tục, bên ngoài không để thân thể mệt nhọc với các sự việc, bên trong không để tư tưởng bị lo lắng, lấy sự vui vẻ điềm tĩnh làm mục đích, lấy thản nhiên tự đắc làm thành quả, hình thể không suy bại, tinh thần không bị tiêu tán, tuổi thọ của họ có thể đạt đến hàng trăm tuổi”. Những điều “Vô khuể sân chi tâm”, “Vô tư tưởng chi hoạn” này, hiện nay xem ra cũng là rất có đạo lý về mặt khoa học. Tiến hành phân tích nước bọt của một số em học sinh sau khi làm họ cảm động, đã phát hiện rằng số lượng kháng chất A (một loại kháng thể hỗ trợ miễn dịch hiệu quả) tăng lên rất nhiều so với các ghi chép trong tài liệu trước đây.

Theo NTDTV

Ngọc Lan biên dịch

Xem thêm: