Trong khi vượt thời gian là khả thi về mặt toán học, nhà nghiên cứu nói rằng không dễ để có thể chế tạo một cỗ máy thời gian hoạt động được trong tương lai gần bởi các nguyên liệu cần thiết để tạo ra con tàu vẫn chưa được phát hiện ra.

Vận tốc là căn bản của nguyên lý vượt thời gian

Nguyên lý vượt thời gian thực ra rất đơn giản. Nếu bạn đi từ A đến B mất 1 giờ đi bộ, với xe đạp bạn sẽ mất chừng 20 phút, xe máy bạn sẽ mất chừng 5 phút, đi tàu tốc hành bạn sẽ mất chưa đến 1 phút, đi máy bay bay thì chỉ trong vài giây, với tàu vũ trụ bạn sẽ mất vài phần nghìn giây; và với một phương tiện đạt vận tốc của ánh sáng, lúc đó, theo Albert Einstein, thời gian sẽ đứng yên và bạn chẳng mất giây nào. Vậy với một phương tiện vượt vận tốc ánh sáng thì sao? Chắc hẳn bạn sẽ được chuyển về một thời – không khác.

Vận tốc là căn bản của nguyên lý vượt thời gian (Ảnh: forbes.com)

Albert Einstein từng đề xuất ý tưởng cho rằng di chuyển ra xa Trái Đất tại mức cận vận tốc ánh sáng sẽ khiến thời gian đối với người di chuyển trôi chậm lại, trong khi những người trên Trái Đất sẽ trải nghiệm thời gian trôi như bình thường.

Nhà vật lý lý thuyết Giáo sư Brian Greene từ Đại học Columbia (Mỹ) từng nói:

“Bạn có thể xây dựng một con tàu vũ trụ, đi ra vũ trụ ngoài kia và di chuyển gần mức vận tốc ánh sáng, rồi quay đầu ngược trở lại. Thử tưởng tượng bạn bay ra ngoài kia 6 tháng và quay trở lại trong 6 tháng. Khi bạn di chuyển tại mức vận tốc ánh sáng, thời gian trôi chậm lại so với những người đang đứng trên Trái Đất. Kết quả là, bạn sẽ đi nhanh trong khi đồng hồ đeo trên tay bạn vẫn chạy chậm. Khi bạn bước ra khỏi con tàu, bạn già đi 1 tuổi nhưng Trái Đất đã trải qua rất nhiều, rất nhiều năm. Nó có thể trải qua 10.000, 100.000 hay 1 triệu năm phụ thuộc vào việc bạn di chuyển gần mức vận tốc ánh sáng đến đâu”.

Trong hàng thế kỷ, các nhà khoa học, triết học và công chúng đã tìm kiếm khả năng du hành xuyên thời gian. Nhưng tại sao chúng ta chưa thực hiện được?

Trở ngại lớn nhất hiện nay của du hành thời gian chính là thiếu loại vật liệu có thể dùng chế tạo cỗ máy thời gian (Ảnh: khoahoc.tv)

Như đã nói ở trên, để vượt thời gian vấn đề nằm ở vận tốc, phải có một phương tiện đủ mạnh và đủ bền để có thể đạt vận tốc gần hoặc vượt vận tốc ánh sáng, tức là hàng trăm nghìn km một giây. Vì thế trở ngại lớn nhất hiện nay của du hành thời gian chính là loại vật liệu có thể dùng chế tạo cỗ máy thời gian. Trong khi nó khả thi về mặt toán học, nhà nghiên cứu nói rằng không dễ để có thể chế tạo một cỗ máy thời gian hoạt động được trong tương lai gần. Các nguyên liệu cần thiết, được gọi là vật chất ngoại lai để uốn cong không-thời gian, vẫn chưa được phát hiện ra.

Tuy vậy, trên thế giới vẫn ghi nhận có một số trường hợp vượt thời gian mà không thể giải thích nổi

Bức ảnh chụp năm 1941 tại Cầu South Forks, Gold Bridge, Canada (Ảnh: baomoi.com)

Bức ảnh chụp năm 1941 tại Cầu South Forks, Gold Bridge, Canada khiến giới khoa học đau đầu đi tìm lời giải về việc du hành vượt thời gian. Bởi lẽ, giữa đám đông ăn mặc theo trời trang thập niên 40 thì có một người đàn ông trong trang phục hiện đại với áo phông và cardigan, đeo kính râm và mang theo một chiếc máy ảnh trước ngực. Phong cách ăn mặc này không phù hợp với thời trang những năm 1940.

Victor Goddard (1897-1987) là một chỉ huy cao cấp trong Không quân Hoàng gia Anh. Ông cho hay đã có chuyến du hành thời gian đến tương lai vào năm 1935. Khi ấy, ông lái máy bay nhưng bất ngờ gặp một cơn bão bất thường rồi bị lạc vào một sân bay bỏ hoang ở Edinburgh. Tại đây, ông nhìn thấy những máy bay sơn vàng lạ mắt, chưa từng thấy.

Victor Goddard (1897-1987)

Khi trở về, ông kể lại câu chuyện trên cho mọi người nhưng không ai tin vì không tìm thấy sân bay bỏ hoang trên. Đến năm 1939, ông Goddard bắt gặp cảnh tượng quen thuộc mà ông đã nhìn thấy 4 năm trước.

Năm 1954, trong một cuộc thi biểu diễn khinh khí cầu tại Sain Juan,Puerto Rico, chiếc khí cầu của Harry Rogan và Derek Norton bỗng dưng biến mất không dấu vết.

Đến năm 1990, tại vùng biển Cu Ba xuất hiện một khinh khí cầu không biết từ đâu tới, người chứng kiến cho biết: “Một phút đồng hồ trước tôi không thấy có gì ở chỗ đó nhưng một phút sau khinh khí cầu liền xuất hiện”, cảnh này rất kỳ lạ. Lúc ấy, chính phủ Cu Ba còn khăng khăng cho rằng đó là “Vũ khí bí mật” do Mỹ phái tới, thiếu chút nữa ra lệnh cho máy bay bắn rơi. Nhưng cuối cùng rất may mắn, họ đã không làm như vậy.

Năm 1954, trong một cuộc thi biểu diễn khinh khí cầu tại Sain Juan,Puerto Rico, chiếc khí cầu của Harry Rogan và Derek Norton bỗng dưng biến mất không dấu vết. (Ảnh: khoahoc.tv)

Rogan và Derek sau đó kể lại rằng, lúc đang bay, họ bỗng bị kích thích vào vùng não, cảm giác đau đớn có luồng điện chạy qua người, chỉ trong chớp mắt bầu trời và biển cả đột nhiên biến thành một mảng màu xám trắng. Sau đó đến Cu Ba, máy bay đã hiện ra trước mắt họ.

Phải chăng trong tự nhiên vẫn ẩn chứa đâu đó một điểm yếu thời – không. Một khi vật thể lạc vào điểm yếu thời không này, sẽ bị chuyển sang một thời – không khác?

Nam Minh