Các nhà khoa học phải thừa nhận rằng vũ trụ và sự sống dường như là một phần của một thiết kế lớn. Sự sống không thể chỉ đơn thuần được hình thành bởi sự phối hợp ngẫu nhiên của những nguyên tử và phân tử.

Vụ nổ hạt nhân có thể sinh ra sự sống?

Xác suất của sự tồn tại sự sống con người tình cờ xảy ra từ vụ nổ bất ngẫu nhiên trong lịch sử vũ trụ là bao nhiêu?

Một nhà thiên văn học tính toán xác suất là ít hơn một phần một ngàn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ… Nói cách khác, xác suất một người bị bịt mắt có thể tìm thấy một hạt cát đã được đánh dấu trong tất cả các hạt cát ở trên tất cả các bãi biển trên thế giới còn lớn hơn nhiều.

Vụ nổ hạt nhân có thể sinh ra sự sống? (Ảnh: tapchitrithuc.com)

Xác suất của một vụ nổ Big Bang ngẫu nhiên tạo thành sự sống như chúng ta biết sẽ giống như một người thắng được trên một ngàn giải xổ số mega-million liên tiếp sau khi mua chỉ một vé cho mỗi lần chơi (mega-million là một hình thức chơi xổ số của Mỹ). Không thể xảy ra đúng không nào? Thực sự không thể. Vì vậy, nhiều nhà khoa học kết luận: Một người nào đó đằng sau hậu trường đã thiết kế và tạo ra vũ trụ.

Các nhà vũ trụ học – những người chuyên nghiên cứu về vũ trụ và nguồn gốc của nó đã sớm nhận ra rằng vụ nổ vũ trụ sẽ giống như một vụ nổ hạt nhân, và không thể mang tới bất kể một sự sống nào trừ khi nó được thiết kế một cách chính xác để làm như vậy. Và điều đó có nghĩa rằng người thiết kế ra nó hẳn phải lên kế hoạch trước đó.

Vũ trụ là kết quả của một sự cân bằng tinh tế giữa các lực

Trước mắt khoa học gia của chúng ta biết được bốn loại lực cơ bản, trên thực tế nên có năm loại lực cơ bản, tuy nhiên chúng ta vẫn chưa phát hiện ra loại lực thứ năm này. Trước mắt bốn loại lực mà chúng ta biết được chính là: Lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân yếu và lực hạt nhân mạnh, thứ năm là lực đẩy với khoảng cách tác động dài.

Cường độ của năm loại lực này khác biệt rất lớn. Hơn nữa nếu giá trị cường độ và giá trị hiện tại của chúng có một chút xíu thay đổi thì vũ trụ của chúng ta sẽ không tồn tại, càng không cần nói đến sinh mệnh. Ví dụ như lực vạn vật hấp dẫn: Nếu như lực hấp dẫn yếu đi thì vũ trụ đã sớm sụp đổ rồi, nếu như nó mạnh hơn thì hằng tinh và hành tinh đều không thể hình thành.

Trọng lực và các định luật vật lý khác chi phối vũ trụ của chúng ta cần phải được điều chỉnh một cách vô cùng chính xác nếu không vũ trụ của chúng ta không thể tồn tại. (Ảnh: khoahoc.tv)

Với hai tình huống trên chúng ta đã có một đáp án vô cùng khẳng định về giá trị cường độ. Vẫn còn có các ví dụ khác tốt hơn. Ví dụ như lực hấp dẫn của hằng tinh sẽ khiến cho nó tự rơi xuống, mà lực điện từ có khả năng phát ra ánh sáng và nhiệt, và bắt buộc phải có sự cân bằng tinh tế được duy trì giữa hai lực này. Chỉ có một phạm vi giá trị rất hẹp có thể đảm bảo rằng hai lực này đạt được trạng thái cân bằng dài hạn, cho phép các ngôi sao tồn tại. Ở đầu một cực trong phạm vi này sẽ sản sinh ra một ngôi sao cực lớn màu xanh, và cực còn lại sẽ sinh ra một ngôi sao cực lớn màu đỏ, và hai ngôi sao này không hỗ trợ sự sống, còn có thể gọi là hành tinh chết.

May mắn chính là, hầu như tất cả hằng tinh đều nằm giữa hai loại cực này. Rõ ràng nhất đó là lực cơ bản của thế giới tự nhiên Trái Đất được tạo thành dựa trên một loại trùng hợp của các giá trị thông số. Nếu như cường độ của lực hấp dẫn thay đổi một chút, chỉ cần thay đổi siêu nhỏ như một con số của hệ thập phân, thì sự cân bằng này sẽ bị phá vỡ và mặt trời không còn phát sáng nữa, trái đất cũng biến thành hành tinh chết.

Một số trường hợp giống như vậy, các proton tích điện dương trong nguyên tử đẩy nhau, và lực hạt nhân liên kết các nucleon lại với nhau. Nếu cường độ của lực hạt nhân yếu hơn một chút so với giá trị thực tế, nguyên tử sẽ không tồn tại – lực đẩy giữa các proton sẽ chống lại nguyên tử. Nếu nó mạnh hơn một chút so với giá trị thực tế, thì tất cả các nguyên tử trên thế giới chỉ có thể là nguyên tử hydro. Trong cả hai trường hợp, các ngôi sao, hành tinh và cuộc sống không thể xuất hiện trong vũ trụ.

Hẳn có ai đó đã lựa chọn những giá trị này.

Các nguyên tố được tạo ra một cách khéo léo

Tất cả chúng ta đều được tổ hợp thành từ các nguyên tố như carbon, oxy, nitơ, kali và sắt. Khi vũ trụ được sinh ra lần đầu tiên, chỉ có hai nguyên tố, hydrogen và helium, tỷ lệ giữa chúng là khoảng 3:1. Nhưng trong lò nguyên tử của hằng tinh, hydro được dung hợp thành các nguyên tử nặng hơn, tạo ra carbon, oxy, vv…, và tăng dọc theo bảng tuần hoàn các nguyên tố. Vì vậy tất cả các yếu tố tạo nên cơ thể chúng ta đều được rèn từ cốt lõi của các hằng tinh đã bị dập tắt từ lâu.

Khi vũ trụ được sinh ra lần đầu tiên, chỉ có hai nguyên tố, hydrogen và helium. (Ảnh: tapchitrithuc.com)

Các nhà khoa học thường nói con người là sinh mệnh carbon. Nhưng trên thực tế, sự cộng hưởng giữa hạt nhân trong nguyên tử cacbon đóng một vai trò quyết định trong việc các nguyên tử cacbon có thể hình thành bên trong hằng tinh hay không. Để tạo ra các nguyên tử cacbon, hai hạt nhân heli phải được kết hợp trước, và sau đó nguyên tử heli thứ ba bắn phá cặp nucleon. Ba proton của nguyên tử Heli sẽ cung cấp nguyên liệu tạo thành nguyên tử carbon: Sáu Neutron và sáu Proton. Nếu năng lượng cộng hưởng của nguyên tử cacbon giảm 4%, thì trạng thái trung gian của cặp hạt nhân này sẽ không xảy ra, và cũng không thể tạo ra các nguyên tử cacbon, khiến cho quá trình sinh hóa không còn tồn tại nữa.

Cấu trúc phức tạp của cơ thể con người không thể là ngẫu nhiên

Cấu trúc tuyệt diệu của cơ thể con người cũng chứng minh sự hiện hữu của một đấng tạo hóa. Quan sát kỹ một tế bào sống li ti sẽ giúp chúng ta hiểu được tại sao. Cơ thể chúng ta được cấu tạo bởi khoảng 100 ngàn tỷ (100.000.000.000.000) tế bào nhỏ li ti. Mỗi tế bào sống phức tạp đến nỗi có thể ví như một thành phố có nhiều hoạt động, như phát điện, điều hành, vận chuyển và phòng thủ…

Ngoài ra, nhân tế bào còn chứa hàng chục ngàn lần các gen DNA được sắp xếp một cách phức tạp. Người ta cho rằng DNA của chúng ta chứa đựng thông tin đủ cho một bộ bách khoa tự điển gồm 1.000 tập. Tất cả thông tin này hợp thành một đồ án thiết kế di truyền xác định màu da, mẫu tóc, vóc dáng và vô số những chi tiết khác về cơ thể của chúng ta. Nếu tất cả những thiết kế xây dựng đòi hỏi bản đồ án tỉ mỉ, vậy ai là người phác thảo bản thiết kế di truyền phức tạp trong cơ thể chúng ta?

DNA của chúng ta chứa đựng thông tin đủ cho một bộ bách khoa tự điển gồm 1.000 tập. (Ảnh: Khoahoc.tv)

Cấu trúc và chức năng hoạt động của nhiều cơ quan khác nhau trong thân thể chúng ta thật phức tạp và tài tình đến độ không một bộ máy nào do con người chế tạo có thể bì kịp dẫu một phần rất nhỏ của nó. Trong tất cả các cơ quan của cơ thể chúng ta, não bộ là cơ quan gây nhiều kinh ngạc hơn cả. Bộ bách khoa The New Encyclopædia Britannica ghi nhận: “Việc chuyển tải thông tin trong thần kinh hệ phức tạp hơn cả một tổng đài điện thoại lớn nhất; não bộ con người có khả năng giải quyết vấn đề vượt trội hơn các máy điện toán mạnh nhất”. Chức năng đáng sợ của não bộ chúng ta khiến cho các nhà khoa học phải kinh ngạc. Cơ quan tuyệt vời này không thể chỉ đơn thuần được hình thành bởi sự phối hợp ngẫu nhiên của những nguyên tử và phân tử.

Các nhà khoa học phải thừa nhận rằng vũ trụ và sự sống dường như là một phần của một thiết kế lớn. (Ảnh: ngonluanho.net)

Các nhà khoa học phải thừa nhận rằng vũ trụ và sự sống dường như là một phần của một thiết kế lớn. Họ bắt đầu sử dụng những từ như “Đấng Tạo Hóa”, “Siêu Trí Tuệ” hay thậm chỉ là “Đấng Tối Cao” để mô tả về người thiết kế này trong khi họ không hề có một đức tin tôn giáo nào.

Nam Minh