Trong lịch sử, có rất nhiều hiện tượng “dị thường” liên quan đến dịch bệnh không thể giải thích được bằng lý luận truyền thống. Dưới đây là một số câu chuyện như vậy, theo trang Sound of Hope.

Nhắc đến dịch bệnh truyền nhiễm, rất nhiều người đều cảm thấy sợ hãi. Bởi đây là loại bệnh nguy hiểm, dễ lây lan, trong lịch sử đã ghi nhận nhiều đợt đại dịch bệnh truyền nhiễm khủng khiếp, là ác mộng đối với nhân loại. Không chỉ cướp đi vô số sinh mạng con người, dịch bệnh còn tàn phá mọi phương diện của đời sống xã hội cũng như kinh tế, văn hóa… Ví như giữa thế kỉ 14, đại dịch “Cái Chết Đen” đã để lại nỗi kinh hoàng cho toàn bộ người dân châu Âu.

Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’
Cái chết đen bao trùm gần như khắp châu Âu. (Ảnh: Soha)
Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’
Cái chết đen là một thảm kịch chưa từng có trong lịch sử. (Ảnh: Soha)

Bệnh truyền nhiễm là loại bệnh có thể truyền từ một cá thể này sang một cá thể khác thông qua các con đường khác nhau. Thông thường, bệnh truyền nhiễm có thể lây lan từ người bệnh sang người khỏe thông qua nhiều con đường như: tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thông qua máu, dịch thể, chất tiết của người bệnh; vật dụng nhiễm bệnh hoặc bằng cách uống nước, dùng chung thức ăn, qua không khí hoặc các vật thể trung gian khác.

Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’
Những cái chết đau đớn từ dịch bệnh. (Ảnh: Soha)

Trong lịch sử, có nhiều hiện tượng “dị thường” liên quan đến dịch bệnh truyền nhiễm không thể giải thích được theo cách thông thường. Trang web “Khán Trung Quốc (Vision Times)” đã tổng hợp được một số hiện tượng truyền nhiễm “dị thường” như vậy. 

Dịch bệnh đồng thời bùng phát ở các vùng khác nhau

Đại dịch cúm bùng phát ở Mỹ năm 1918 sau đó đã nhanh chóng lan rộng ra toàn thế giới chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, cách thức lây lan của dịch cúm này lại rất bất thường.

Thứ nhất, dịch bệnh đồng thời bùng phát ở hai vùng có vị trí địa lý cách rất xa nhau là Boston (Mỹ) và Mumbai (Ấn Độ). Với trình độ phát triển của thế giới tại thời điểm năm 1918, chắc chắn không một ai có thể đi từ Mỹ đến Ấn Độ trong một hoặc hai ngày huống hồ là chim hoặc thú mang mầm bệnh. Ngay cả với tốc độ gió cũng không thể nhanh đến thế. 

Trong khi đó, từ Boston dịch cúm đã phải mất 3 tuần mới đến được New York (cũng thuộc Mỹ), dù khoảng cách ngắn hơn rất nhiều.

Tốc độ và phạm vi lây nhiễm khác nhau

Ngày 31/1/1991, dịch cúm lan đến bờ biển phía bắc Lima (Nam Mỹ). Hai tuần sau, dịch bệnh vượt hơn 1.200 dặm đến Vịnh Peru, khiến 70.000 người nhiễm bệnh chỉ trong một tháng. Ngày 28/2, dịch bệnh được phát hiện ở Ecuador, ngày 8/3 xuất hiện ở Colombia, 16/4 ở Chile, và ngày 22/4, dịch bệnh lan đến Brazil. 

Virus cúm không thể sống lâu ngoài không khí và nó chỉ có thể nhiễm từ vật chủ này sang vật chủ khác. Đáng nói là với quãng đường 1.200 dặm để đến vùng lây nhiễm trong hai tuần thì vật chủ mang bệnh phải không ngừng hoạt động trong phạm vi rộng lớn và lây lan cho hàng ngàn người qua phân và nguồn nước.

Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’
Dịch cúm năm 1918 được xem là thảm họa chết chóc kinh hoàng nhất thế giới. (Ảnh: Wikipedia)

Cách ly hoàn toàn với thế giới bên ngoài, một khu vực không có mầm bệnh nhưng vẫn phát bệnh

Thổ dân da đỏ ở Suriname, Nam Mỹ, từ lâu đã sống biệt lập với thế giới bên ngoài, do đó gần như không thể có chuyện những người thổ dân nơi đây có thể tiếp xúc với người bị bệnh bại liệt. Nhưng kỳ lạ là bệnh bại liệt vẫn bất ngờ bùng phát tại đây. Nguồn phát bệnh rốt cục bắt nguồn từ đâu? Từng có thí nghiệm trong đó, virus bại liệt đã được chủ ý lây lan cho những nhóm dân cư ở những vùng xa xôi biệt lập, nhưng kết quả là dịch bệnh không bùng phát mà từ từ tiêu mất đi. Vậy lý giải như thế nào đối với trường hợp của những thổ dân da đỏ ở Suriname này?

Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’
Thổ dân da đỏ ở Suriname, Nam Mỹ. (Ảnh: histclo.com)

Thời gian bùng phát dịch bệnh cách nhau vài thế kỷ

Theo ghi chép, dịch hạch lần đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỷ 5 TCN. Đến thế kỷ I, dịch hạch lại bùng phát ở Syria và Bắc Phi. Năm 540, dịch hạch bùng phát ở Đế chế La Mã đã giết chết gần 100 triệu người. Không có ghi chép nào về sự xuất hiện của căn bệnh này trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VIII. Căn bệnh truyền nhiễm trên tưởng như đã biến mất khỏi trái đất nhưng nó lại một lần nữa bùng phát vào năm 1347 – 1350 của thế kỷ 14. Giữa thế kỷ 17 nó lại xuất hiện nhưng đã nhanh chóng bị dập tắt. Không có dấu hiệu gì về sự bùng phát của nó sau hai thế kỷ tiếp theo. Tuy nhiên, nó đã xuất hiện trở lại tại Trung Quốc vào năm 1894. Gần đây nhất, vào Thế chiến thứ nhất, nó lại là nguyên nhân gây ra 13 triệu cái chết ở Ấn Độ.

Một ví dụ điển hình nữa, bệnh đậu mùa lần đầu tiên được phát hiện trên các xác ướp của Ấn Độ vào thế kỷ 11 TCN. Sau đó, nó lại biến mất một cách bí ẩn trong các tác phẩm y học cổ đại. Những năm đầu sau công nguyên, nó quét qua thành Rome. Sau đó nó lại bị dập tắt, mãi đến thế kỷ thứ 6 mới lại xuất hiện.

Ở các khu vực ít dân cư lại có tốc độ lây lan nhanh chóng

Trong vòng 1 tháng từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1918, đại dịch cúm lan rộng toàn bán đảo Alaska (Mỹ). Tuy Alaska rộng gấp đôi Texas nhưng dân cư lại rất thưa thớt, chỉ có 45.000 người. Đặc biệt, khi ấy là mùa đông và mọi người không thể từ bờ biển di chuyển vào đất liền do mặt nước hoàn toàn bị đóng băng.

Năm 1948, dịch cúm bùng phát ở vùng nông thôn thuộc Sardinia, Ý. Một số người chăn cừu sinh sống cách đó rất xa cũng mắc bệnh, các vùng dân cư lân cận cũng bùng phát dịch vào cùng thời điểm.

Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’
Tranh sơn dầu “dịch bệnh hạch Ashdod”. (Ảnh: Wikipedia)

Dịch bệnh có chọn đối tượng lây nhiễm?

Trong đại dịch cúm năm 1918, mặc dù con tàu St. Helena mỗi lần đi biển đều đậu ở vùng dịch bệnh, nhưng điều lạ là các thuyền viên vẫn bình an vô sự.

Mãi đến ngày 10/02/1919, dịch cúm đầu tiên mới cập bến thành phố lớn nhất nước Úc – Sydney. Điều này kỳ lạ vì, để đến Sydney, người ta sẽ phải đi qua tất cả các khu vực có dịch bệnh hoành hành, cả trên đại dương và lục địa. Tại sao không một con tàu nào đưa dịch bệnh đến đây sớm hơn?

Trong ghi chép về đại dịch hạch ở thành Rome năm 540, có đoạn: “… một số người sống cùng người bệnh, thậm chí cả với người đã chết, nhưng họ vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Một số người, do quá đau lòng khi tất cả gia đình và người thân thích đều qua đời trong dịch bệnh, nên đã chủ động tìm đến cái chết bằng cách tiếp xúc với bệnh nhân, nhưng dường như dịch bệnh lại phớt lờ họ. Và như thế, họ vẫn bình an vô sự”.

Cao tăng cầu tuyết giữa mùa hè để giải trừ dịch bệnh

Năm Quang Tự thứ 26 (năm 1900), 8 nước Đồng minh đã đánh vào Bắc Kinh. Kinh thành đại loạn khiến Từ Hy thái hậu cùng hoàng đế Quang Tự và các quần thần phải chạy đến Trường An (nay thuộc Tây An). Khi đó, Khánh thân vương Dịch Khuông nghe tin Hư Vân hòa thượng là cao tăng đắc đạo liền thỉnh mời ông đến bảo vệ nhà vua trên đường lánh nạn.

Khi đó, đại dịch đang hoành hành ở Trường An và cướp đi sinh mệnh của vô số người. Mùa hè tháng 8 nắng nóng gay gắt, thi thể người chết thối rữa la liệt khắp nơi, mùi hôi thối và chết chóc bủa vây toàn Trường An.

Hư Vân hòa thượng chứng kiến cảnh tượng ấy vô cùng thương xót chúng sinh, nên phát nguyện tổ chức một đại lễ cầu tuyết, cầu xin Ông Trời cho tuyết rơi để ngăn cản dịch bệnh. Cảm động trước tấm lòng của lão hòa thượng, hàng nghìn tăng nhân đã đến trước thiền tự Ngọa Long nguyện ý hết lòng tương trợ. Ở trên lễ đàn cao lớn, hòa thượng Hư Vân khoác áo cà sa tĩnh tọa ngày đêm một lòng cầu niệm trời ban tuyết xuống cứu chúng sinh thoát khỏi kiếp nạn.

Bệnh dịch cũng chọn đối tượng lây nhiễm? Câu hỏi khiến các nhà khoa học ‘nhức đầu’
Hư Vân hòa thượng. (Ảnh: Tinh Hoa)

Trời không phụ lòng người, quả nhiên đến ngày thứ 7 mây đen kéo đến. Buổi chiều đó xuất hiện một trận tuyết lớn. Tuy nhiên, Hư Vân hòa thượng vẫn không dừng lại ở đó vì hạn hán và dịch bệnh ở Thiểm Tây, Cam Túc và Ninh Hạ, ông đã ngồi bảy ngày. Sau 7 ngày tuyết rơi, ngàn dặm trong ngoài thành Trường An đều được băng tuyết phủ kín.

Tấm lòng lương thiện chân thành của Hư Vân hòa thượng thực sự đã cảm động đến cả trời cao, nên dù trong mùa hè nóng bức vẫn có thể xuất hiện kỳ tích xảy ra trận tuyết lớn cứu muôn dân thoát khỏi đợt đại dịch ở Trường An.

Vậy quý độc giả có suy nghĩ gì không về những câu chuyện kỳ lạ liên quan đến dịch bệnh này?

Video: Trải nghiệm cận tử và sự hồi sinh kỳ diệu của vị Bác sĩ, Tiến sĩ Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy

videoinfo__video3.dkn.tv||b0155e8ca__