400 tỷ con châu chấu nguy hiểm đến mức nào?

Chính phủ của các nước châu Phi như Kenya, Somalia và Ethiopia mô tả đàn châu chấu phủ đầy không trung, như muốn che kín mặt trời, chúng có thể kéo đàn dài đến 60km và rộng 40km, tức 2.400km2 (bằng khoảng… 336.000 sân bóng đá của Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình). Với diện tích lớn như thế thì hầu như không có biện pháp hay công trình nào đủ lớn để che phủ hay bảo vệ những mảnh đất trồng hoa màu đó. 

400 tỷ con châu chấu đang băng qua Biển Đỏ mà tiến vào châu Á, nhằm thẳng hướng Trung Quốc mà lao tới, nay chỉ còn cách Trung Quốc một bước chân. Nếu nó tiến vào Trung Quốc rồi phá hoại mùa màng thì tình cảnh nơi đây đã thảm nay còn đáng thương hơn. Còn đáng thương như thế nào thì phần sau của bài viết sẽ có giải thích. 

Châu chấu hoành hành vì sao lại tránh những người này?
Mwende – một nông dân ở Kenya nói cô chỉ thu hoạch được một nửa túi kê và một túi đậu lăng trên mảnh đất của mình. Cô nói thêm: “Chẳng còn lại gì cả. Chúng tôi chắc sẽ chết đói thôi”. Ảnh chụp màn hình video trên báo Thanh Niên.

Trong lịch sử Trung Quốc cũng từng phát sinh nạn châu chấu hoành hoành, nhưng chúng lại bỏ qua những người này. Bài viết của tác giả Tống Bảo Lam đăng trên trang Epochtimes có kể lại những câu chuyện về nạn châu chấu hoành hoành nhưng lại không đả động gì đến những người/địa hạt như thế này.

Làm quan thanh liêm, quận huyện tránh được nạn châu chấu

Vào thời Đông Hán, có một vị quan tên Từ Hủ, tự Kính Khanh, người ở Ngô quận (nay thuộc phía nam huyện Gia Hưng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc), thời trẻ ông từng làm quan trông coi việc xử án. Từ Hủ thực thi luật pháp rất ngay chính, xử án công minh, sau này ông nhậm chức Huyện lệnh ở Tiểu Hoàng (nay thuộc phía đông bắc thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam, Trung Quốc).

Không lâu sau đó, ở tỉnh Hà Nam xảy ra nạn châu chấu hoành hành, một lượng lớn diện tích hoa màu bị châu chấu ăn sạch. Nhưng điều kỳ lạ là, mặc dù châu chấu bay rợp trời dậy đất nhưng khi đến huyện Tiểu Hoàng, chúng lại không dừng lại mà tiếp tục bay đến nơi khác. Do đó người dân ở đây không cần dùng cách nào để đuổi chúng, vì vậy hoa màu nơi đây hầu như không bị hao tổn.

Thời đó có một vị Thứ sử đến một số địa phương để khảo sát tình hình quản lý của quan lại các huyện, phát hiện ở huyện Tiểu Hoàng không có ai tham gia vào việc chống nạn châu chấu. Thế là vị Thứ sử chỉ trích Huyện lệnh Tiểu Hoàng là Từ Hủ, sau đó tấu lên Hoàng thượng để bãi nhiệm ông.

Nhưng khi Từ Hủ bãi quan, ngày hôm đó đàn châu chấu tức khắc quay lại huyện Tiểu Hoàng. Vị Thứ sử khi đó mới nhận ra, biết rằng mình đã làm một việc sai lầm, trong lòng hổ thẹn đến xin lỗi Từ Hủ. Thứ sử sau đó thỉnh cầu Hoàng thượng phục chức cho ông. Từ Hủ sau khi phục chức, kỳ lạ thay, đàn châu chấu lập tức bay đi nơi khác, không ở khu vực Tiểu Hoàng nữa.

Làm quan nhân nghĩa, châu chấu tránh xa địa hạt

Một vị đại thần thời Đông Hán là Lỗ Cung (32 – 113), tự Trọng Khang, thời Hán Chương Đế, ông đảm nhận chức Huyện lệnh ở Trung Mâu (nay thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc). Ở nơi đây, ông lấy thiện đức giáo hóa dân chúng, nên nhận được sự tín nhiệm của bách tính.

Năm Kiến Sơ thứ 7 (năm 82), một số huyện trong nước phát sinh nạn châu chấu phá hoại mùa màng. Chúng cắn phá khắp nơi trong các huyện nhưng không xâm nhập địa hạt Trung Mâu. Vị trưởng quan ở Hà Nam tên là Viên An nghe thấy sự việc này, cho rằng đây là tin tức không thật. Ông cho rằng làm gì có chuyện châu chấu không xâm nhập ruộng đất, không cắn phá hoa màu, lương thực. Thế là ông phái một quan viên tên Phì Thân đi tra xét tình hình.

Khi Phì Thân đến huyện Trung Mâu, Lỗ Cung đi cùng Phì Thân đến những khoảnh ruộng để quan sát. Lúc hai người ngồi nghỉ dưới gốc cây dâu, có một con gà rừng đến bên cạnh chỗ hai người ngồi, con gà lại không sợ người. Phì Thân lại thấy đứng bên cạnh mình là một cậu bé, thế là ông hỏi: “Tại sao cậu không bắt con gà đó lại?”. Cậu bé đáp: “Con gà rừng này vừa mới nở gà con”.

Phì Thân nghe xong, đứng dậy chắp tay hành lễ với Lỗ Cung nói: “Tôi được phái đến để coi tình hình ông cai quản, tôi thấy ba chuyện lạ. Thứ nhất, nơi đây hiện giờ không có nạn châu chấu. Thứ hai, có lẽ vì thiện lương đạo đức đã giáo hóa đến cả loài chim thú, nên khi con gà rừng đứng bên tôi nó không sợ vì nó biết ở nơi này sẽ không có người làm hại nó. Thứ ba, ngay cả đứa trẻ cũng có tấm lòng nhân ái, đối xử tốt với người và động vật”.

Vì sự hiền lương của Lỗ Cung nên sau khi mãn nhiệm ở Trung Mâu, ông được triều đình thăng làm quan Tư đồ (tương đương với Bộ trưởng giáo dục ngày nay).

***

Quay trở lại với Trung Quốc, nơi đây hiện nay đang bị COVID-19 hoành hoành, thêm vào Norovirus gây bệnh viêm dạ dày ruột, dịch cúm gia cầm, dịch hạch cũng chưa có dấu hiệu dứt hẳn, bây giờ thêm 400 tỷ con châu chấu nữa thì tình cảnh Trung Quốc thật quá đáng thương. Bởi vì ngoài các loại ôn dịch đang diễn ra gây nguy hại đến sức khỏe con người như đã nói ở trên, thì nguồn lương thực nơi này trong thời gian tới cũng khó đảm bảo, gà thì bị cúm gia cầm, lợn thì bị tả lợn châu Phi, thêm binh đoàn châu chấu này thì lương thực hoa màu khó tránh khỏi bị phá hoại…

Trong những câu chuyện trên đều có đều cập đến việc, nếu đạo đức người lãnh đạo và người dân cao thượng thì tránh được tai họa, dịch bệnh… và cả nạn châu chấu. Lịch sử như tấm gương để hậu nhân “gạn đục khơi trong”. Chúng tôi thật xin lỗi vì không thể làm gì cho các bạn Trung Quốc, chỉ mong người dân nơi đây ngoài tuân theo những biện pháp phòng dịch của WHO, thì hãy giữ gìn thiện lương, phân biệt chính tà, không hùa theo những lời dối trá để rồi hành ác và thờ ơ trước những áp bức bất công… cùng nhau nắm tay để vượt qua đại nạn này.

Video: Điểm tin thế giới 26/2: Dịch châu chấu đang tàn phá châu Phi

videoinfo__video3.dkn.tv||e2a9af647__