Có nhiều người thường hay mất bình tĩnh, hay cáu giận với những người thân của mình, sau đó lại cảm thấy rất hối hận, nhưng đến lần sau… sự việc lại vẫn tiếp tục lặp lại như vậy.

Đó chính là vì sự bao dung của những người thân đã khiến chúng ta trở nên suồng sã. Giả thử bạn cáu giận đối với ông chủ, đồng nghiệp, bạn bè hay những người khác, rất có thể sẽ gây tổn hại cho mối quan hệ của đôi bên. Nhưng sau mỗi lần cãi vã hay oán giận với người thân trong gia đình, hầu hết mọi người lại cảm thấy hối hận …

Với gia đình

Giả dụ bạn không muốn lại phải hối hận, vậy chúng ta nên làm thế nào? Hãy cùng xem xem…

Với người thân, đó là mối quan hệ lâu dài, ổn định hơn so với người ngoài. Chúng ta biết rằng ngay cả khi mình không đủ lễ phép thì người thân cũng không quan tâm, để bụng. Ngay cả khi chúng ta tìm người thân để trút giận thì họ vẫn khoan dung, thấu hiểu, kiên nhẫn và tha thứ.

Vì vậy trong giao tiếp, chúng ta sẽ có lúc hữu ý hay vô ý mà nói những câu nói “suồng sã” …

Ngay cả nếu chúng ta lấy người thân ra để trút giận thì chúng ta vẫn được họ khoan dung, thấu hiểu, kiên nhẫn, và... tha thứ. (Ảnh: Youtube.com)
Ngay cả nếu chúng ta lấy người thân ra để trút giận thì chúng ta vẫn được họ khoan dung, thấu hiểu, kiên nhẫn, và… tha thứ. (Ảnh: Youtube.com)

Gia đình là một nơi an toàn và đầy sự bao dung.

Khi phải chịu tủi nhục ở bên ngoài, chúng ta sẽ trở về nhà để bộc bạch. Ở một môi trường có thể đem lại một cảm giác an toàn và yên bình như vậy, chúng ta rất dễ dàng có thể quên đi những lời hay ý đẹp nên nói như thế nào. Vì vậy, có rất nhiều người đã tuỳ tiện sử dụng những ngôn ngữ mang tính chế giễu, xuyên tạc, phóng đại, thậm chí mang tính xúc phạm đối với người trong gia đình.

Bên cạnh đó, chúng ta thường có những tâm lý kỳ vọng quá cao đối với những người thân của mình, cho rằng họ nên ủng hộ mình, một khi gặp phải những chuyện bất lợi, nó rất dễ dàng tạo thành khoảng cách tâm lý, cảm thấy rằng “người khác không hiểu được mình, làm sao mà họ lại không hiểu được mình chứ,” càng nghĩ càng thêm tức .

Bởi vì chúng ta yêu thương họ nên hãy cố gắng chú ý trong từng lời nói hành động của mình…

Khi chúng ta bừa bãi đẩy những tổn thương trong lòng cho người phối ngẫu, chúng ta đã không thấy được sự quan tâm âm thầm của họ chứa đầy trong tách trà nóng. Khi chúng ta không thể nhẫn nại mà ngắt lời cha mẹ khi họ đang thiện ý nhắc nhở, chúng ta chắc hẳn đã không ít lần bắt gặp người lớn lặng lẽ rời khỏi và trốn trong phòng âm thầm buồn bã.

Cha mẹ không hề oán trách hay thù hận con cái khi chúng ta làm tổn thương họ.

Có dân mạng đã từng tính toán thời gian một người dành cho cha mẹ, tính ra có lẽ chỉ có mấy chục ngày cho đến hơn hai trăm ngày, ở cùng với những người thân khác với thời gian quý báu cũng vô cùng là hạn chế.

Từ giờ trở đi, chúng ta hãy cố gắng đừng dùng thái độ thô lỗ, thiếu khách khí để cáo buộc lên những người thân yêu của chúng ta.

Hãy cố gắng thay đổi chính mình từ ba khía cạnh sau đây:

1. Hãy xem vấn đề từ một góc độ khác.

Mọi người luôn tin rằng mình là đúng, đối phương bắt buộc phải chấp nhận quan điểm của mình.

Đứng tại góc độ người thân để nhìn vấn đề, hãy suy nghĩ về xuất phát điểm của họ là tốt, học cách có thể hiểu được họ.

Giả dụ như họ không ngừng cằn nhằn hay than vãn, bạn có thể chọn cách thích hợp để bày tỏ suy nghĩ của mình.

Hãy nói với họ rằng bạn đã biết vấn đề nằm tại đâu, hãy giúp họ tin rằng bạn có thể giải quyết nó tốt.

2. Hãy để cảm xúc qua đi hẵng nói

Khi đang trong một cơn giận dữ thường rất khó để biểu đạt tốt ý của mình. Do đó, ông Parkinson nhà sử học người Anh và ông M. K. Rustomji học gia chuyên ngành quản lý trong cuốn sách đồng tác giả có tên ” Trí nhân thiện niệm” đã đề cập:

“Khi xảy ra cãi vã, hãy im lặng lắng nghe trước, để người khác nói xong, khiêm tốn lắng nghe một cách thành tâm, có như vậy mới có thể hiểu được nỗi lòng nhau, làm cho mọi việc trở nên rõ ràng.”

“Gió ngừng thổi sóng mới có thể tĩnh, sóng tĩnh nước mới có thể trong, nước trong mới có thể đếm cá.”

Bình tĩnh lại có thể tránh làm tổn thương lẫn nhau.

3. Ba nguyên tắc để dập tắt cơn giận

Nhà Nghiên cứu tâm lý học đã phát hiện, con người trong cơn nóng giận sẽ xuất hiện một hiện tượng được gọi là “ý thức hẹp hòi,” chúng ta sẽ chằm chằm bám víu vào những thứ tiêu cực không buông. Trước khi họ sắp mất kiểm soát, hãy thử cố gắng dừng lại và không nói lời nào, hoặc rời khỏi hiện trường, khiến bản thân bình tĩnh lại trước.

Lam Điền Hầu Vương Thuật thời Xuân thu đã từng bị chửi mắng đến tận nhà.

Ông từ đầu đến cuối đều im lặng đứng dựa vào tường cho đến khi người đó bỏ đi mới quay người lại để tiếp tục làm việc.

Nhà tâm lý học người Mỹ, giáo sư Joris đã đề xuất:

Thứ nhất: Hạ thấp giọng nói
Thứ hai: Tiếp tục giảm tốc độ nói
Thứ ba: Hướng phần não bộ thẳng về phía trước, nó có hiệu quả trong việc dập tắt cơn giận.

Trong dân gian có câu nói, “nhẫn được cơn giận tạm thời, có thể tránh khỏi trăm ngày đau khổ.”

Hãy nhớ rằng, khi chúng ta nhường một bước đối với những người thân yêu của mình, chúng ta sẽ không bị mất mặt, mà đó là vì tình yêu.

Đừng thường cáu giận người thân mà sự việc qua đi rồi mới hối hận phiền não …

Cũng giống như nhiều quảng cáo nói: “Bởi vì có yêu thương, nên hãy dành cho nhau những lời tốt đẹp.”

Hoan nghênh bạn chia sẻ bài viết này cho bạn bè, từ giờ phút này trở đi hãy bắt đầu thay đổi mình nhé!

Theo cmoney
My My biên dịch

Xem thêm: