Có một số người nghe nói đến bệnh tim là mặt biến sắc, đây không chỉ là vì tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ tử vong của bệnh tim đứng đầu thế giới, mà còn là vì bệnh tim thường phát tác đột ngột. Nhiều trường hợp bị đột tử mà còn chưa phát hiện ra mình có bệnh tim.

Tim là cơ quan nội tạng siêng năng nhất, mỗi ngày làm việc 24 giờ không ngừng nghỉ, lấy máu có chứa dinh dưỡng và năng lượng rồi đem phân bố cho khắp nơi trong cơ thể chúng ta. Nếu như tim “bãi công” thì tất cả tổ chức, cơ quan và hệ thống trong cơ thể người đều sẽ chết vì bị cắt mất nguồn dinh dưỡng và năng lượng, từ đó dẫn đến tử vong.

Khu vực phát tác bệnh tim.

Nhưng đúng ra mà nói, những người đột nhiên chết do bệnh tim không phải là “đột ngột” mắc bệnh tim mà chết, mà là vì tim đã mang bệnh từ lâu rồi, chỉ là vì chúng ta thường ngày không quan tâm đến nó, mới dẫn đến tim cuối cùng không chịu nổi và xảy ra vấn đề.

Tại sao bệnh tim luôn phát tác đột ngột?

Theo như nguyên lý âm dương của Trung y, tim thuộc hỏa, hỏa sinh thổ, cho nên tim có đặc tính của lửa: nhanh mạnh, làm cháy làm khô, biến tất cả thành khói bụi, cho nên bệnh tim luôn phát tác đột ngột.

Nam thuộc dương, nữ thuộc âm, lửa dương mạnh hơn lửa âm, khi đàn ông còn trẻ dương khí rất mạnh, vì vậy tỷ lệ người nam trẻ tuổi chết do bệnh tim cao hơn nữ giới.

Trung y có thể trị khỏi hoặc cải thiện tình trạng bệnh tim không?

Có một số trường hợp thông qua cách trị liệu Trung y đã hoàn toàn khỏi bệnh, có một số bệnh nhân được cải thiện triệu chứng, nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng cuộc sống. Các bệnh nhân sau khi phẫu thuật tim, cũng có thể thông qua phương pháp của Trung y để tiến hành điều dưỡng.

Từ xưa đến nay, Trung y luôn xem trọng dự phòng, trị bệnh từ sớm, phòng bệnh từ lúc chưa có. Dưỡng sinh chăm sóc theo Trung y có thể đề phòng bệnh tim phát tác, đặc biệt là một số người trong gia đình có tiền sử bệnh tim. Người đã từng xuất hiện dấu hiệu cảnh báo bệnh tim cũng nên dùng Trung y điều dưỡng, đề phòng bệnh tim phát tác.

Xem thêm: Cấp cứu bệnh nhân đau tim rất đơn giản, bạn cũng có thể làm được!

Tim có dấu hiệu mắc bệnh, tự mình kiểm tra không nên chủ quan

Có một số dấu hiệu của bệnh tim tiềm ẩn. Nếu như xuất hiện đồng thời trên ba triệu chứng của bài kiểm tra dưới đây, cho dù bác sĩ kiểm tra không thấy bệnh, bạn cũng cần phải bắt đầu chú ý bảo vệ tim mạch hoặc tìm bác sĩ Trung y để điều dưỡng.

+ Thường xuyên xuất hiện buồn nôn, hồi hộp, hơi thở yếu không rõ nguyên nhân, đặc biệt nhạy cảm với môi trường thiếu oxy.

+  Nửa đêm thường hay tỉnh giấc vì khó thở.

+ Hai chân sưng lên và mất sức.

+ Bả vai bên trái đau không rõ nguyên nhân, ngực trái đau.

+  Đột nhiên ngất xỉu mà không rõ nguyên nhân.

+ Sắc mặt trắng bệch hoặc tím đen.

+ Cánh mũi cứng đơ, chóp mũi sưng đỏ.

+ Dái tai xuất hiện một đường nếp nhăn dài.

+ Nổi một đường gân từ xương đòn lên đến thùy tai, to như ngón tay út.

+ Đốt ngón tay hoặc ngón chân to thô rõ rệt, và trên móng nổi lên như hình dùi trống.

Khuyến cáo những người có nguy cơ mắc bệnh tim nên ăn nhiều thực phẩm màu đỏ và màu đen, hình trái tim hoặc hình quả thận.

Bệnh tim nên ăn uống như thế nào?

Người có nguy cơ mắc bệnh tim, nên ăn uống như thế nào là khỏe nhất? Trung y chú trọng y thực đồng hành, trong chế độ ăn của người bị bệnh tim mạch và điều dưỡng tại nhà chú trọng là ăn uống thanh đạm, ăn uống nhiều các loại thực vật, như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại đậu. Nên ăn ít dầu mỡ động vật, không ăn quá ngọt, quá mặn và quá cay, muối chua, thực phẩm chiên rán.

Chọn lựa thực phẩm bổ dưỡng cho tim

Nên ăn nhiều loại thực phẩm có màu đỏ và màu đen, hình trái tim và hình quả thận.

+ Hình tim: như đậu gà, quả hạnh nhân, quả hồ trăn, dâu tây và tim của động vật.

+ Hình quả thận: như hạt điều, đậu nành, đậu đen và thận của động vật.

Nấu canh theo thể trạng

Ngoài ra còn có thể căn cứ theo thể chất của mình, trong lúc nấu canh cho thêm một số dược liệu dưỡng tim.

Người bình thường sắc mặt trắng bệch, lúc nấu canh cho thêm 18g hoàng thị, 3g đơn quy, 3g xuyên khung, 3g chỉ xác.

Người ngày thường sắc mặt đỏ sẫm, lúc nấu canh có thể cho 5g tam thất, 3g hồng hoa, 3g đơn sâm.

Người thường bị đau ngực, lúc nấu canh có thể cho 10g toàn qua lâu, 5g tam thất, 3g hồng hoa, 3g đơn sâm.

Người có thể chất to béo, trong miệng thường có đờm, lúc nấu canh có thể cho 10g sơn trà, 10g qua lâu, 10g chỉ thực.

Người hay tỉnh giấc khi ngủ, lúc nấu canh có thể thêm 20g phục linh, 15g xương bồ, 10g viễn chí, 10g tiểu mạch, 10 quả táo tàu, 10g phật thủ, 20g trân châu mẫu.

(Các phương thuốc này chỉ để tham khảo, nên tìm chuyên gia để khám chữa bệnh)

Ngoài ra, sinh hoạt trong nhà nên có quy luật, ăn uống có điều tiết mà thanh đạm, mỗi ngày đều phải làm việc vừa sức, và nghỉ ngơi thích hợp, giảm bớt chuyện tình dục, giữ cho tâm trí luôn thoải mái.

Thất tình nội thương, điều dưỡng tâm trạng là quan trọng nhất

Trong các phương pháp dưỡng sinh, điều dưỡng tâm trạng là quan trọng nhất. Bởi vì điều dưỡng tâm trạng chính là điều thần, dưỡng thần, điều dưỡng tinh thần của con người, cũng có nghĩa là điều dưỡng thân thể được cấu thành các thứ vi quan hơn.

Trung y thường hay nói “thất tình nội thương”, quả đúng như vậy, tâm trạng làm tổn hại cơ thể nghiêm trọng hơn, chi tiết hơn bất cứ nguyên tố nào gây tổn hại cơ thể. Vì vậy người xưa chú trọng nhất là điều dưỡng tinh thần chứ không phải điều dưỡng thân thể.

Học viên Pháp Luân Đại Pháp (một Pháp môn tu luyện thân và tâm theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn) đang thiền định.

Hiện nay có một số phương pháp tu luyện (tu tâm tính và luyện thân thể) không chỉ cho phép đạt đến tầng thứ rất cao của cảnh giới tinh thần, mà cơ thể vật chất cũng đạt đến cảnh giới không mạch không huyệt không ốm đau. Các chuyên gia dưỡng sinh và các đạo sĩ tu luyện của thời xưa Trung Quốc vẫn luôn theo đuổi tìm tòi cảnh giới tu luyện như vậy.

Thanh Lê biên dịch
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh

Xem thêm: