Cơm rượu nếp làm món ăn phổ biến trong ngày Tết đoan Ngọ (5/5 âm lịch hàng năm). Mùi vị hấp dẫn và thành phần dinh dưỡng phong phú, cơm rượu nếp không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn có công dụng như “thần dược” chữa bệnh.

Trong Đông y, cơm rượu nếp là loại thuốc có tính ẩm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng.

Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và cám bên ngoài. Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng, vitamin nhóm B và chất xơ.

Ngừa ung thư, ổn định huyết áp nhờ ăn cơm rượu nếp mỗi ngày
Ngừa ung thư, ổn định huyết áp nhờ ăn cơm rượu nếp mỗi ngày

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn cơm rượu nếp vừa bổ dưỡng lại có thể ngăn ngừa nhiều bệnh tật như:

Tốt cho tim mạch, ổn định huyết áp

Men gạo nếp có chứa hoạt chất lovastatine và egosterol giúp hạn chế tình trạng tai biến tim mạch và tái tạo mạch máu cho các bệnh nhân sau khi phẫu thuật về tai biến mạch máu não.

TS.BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, các nhà nghiên cứu đã thực hiện trên những người bệnh mắc chứng dị ứng với các loại thuốc hạ huyết áp thì thấy rằng cơm nếp cẩm có thể làm hạ được nồng độ cholesterol có hại trong máu.

Phòng chống ung thư

Nhóm nghiên cứu của Đại học bang Louisiana (Mỹ) đã phân tích mẫu cám lấy từ gạo nếp cẩm trồng ở miền Nam nước này. Họ phát hiện thấy chúng chứa hàm lượng rất cao chất chống oxy hóa anthocyanin – một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, bảo vệ thành mạch và ngăn ngừa sự phá hủy ADN – yếu tố dẫn đến ung thư.

Bổ sung sắt

Lượng sắt trong gạo nếp rất cao, do đó, việc ăn gạo nếp cẩm mỗi ngày giúp phòng được các bệnh thiếu sắt.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai, nên ăn ít nhất 2 lần/tuần để hạn chế các tai biến cho cả mẹ và con do thiếu sắt gây ra.

Chữa bệnh đái tháo đường

Cơm rượu nếp giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng, vitamin nhóm B và chất xơ giúp ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường cũng như tim, đột quỵ và cao huyết áp.

Rượu nếp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa

Những người tiêu hoá kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một bát nhỏ 50 – 60 ml giúp kích thích tiêu hóa.

Ngoài ra cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể, hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân.

Lưu ý

Cơm rượu nếp tuy bổ dưỡng, các chuyên gia cảnh báo không phải ai cũng có thể ăn.

Trao đổi với VnExpress, bác sĩ Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng Khoa Y học Cổ truyền Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhân dân 115 Tp.HCM cho biết, cơm rượu có tính nóng, nên những người có thể trạng nóng, hay nổi mụn, lưỡi đỏ không có rêu hoặc rêu lưỡi vàng, nước tiểu vàng… không nên ăn cơm rượu vì sẽ càng làm cho cơ thể nóng hơn. Ngoài ra, những người bị mụn trứng cá không nên ăn cơm rượu, dễ nổi nhiều hơn.

Phương Nam