Cây bàng xuất hiện ở nhiều nơi mà con người sinh sống. Nó được trồng như một loài cây cho bóng mát vì lá to, tán rộng. Trẻ con ở các vùng quê cũng rất thích lấy quả bàng chín vàng ăn chơi. Không chỉ vậy, đây còn là một vị thuốc nam dễ kiếm, dễ dùng.

“Hà Nội mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ…” Câu hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đi sâu vào lòng người nghe. Ông nhẹ nhàng, tinh tế đưa cây cơm nguội, cây bàng trở thành món ăn tinh thần của khán giả nghe nhạc.

Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế”. Thật vậy, cây bàng trong câu hát trên không chỉ làm tròn vai trò của một món ăn tinh thần mà còn có những tác dụng hữu hiệu trong việc điều trị một số bệnh thường gặp mà có thể bạn chưa biết.

Cây bàng lá đỏ – món ăn tinh thần. (Ảnh: Zing.vn)

Cây bàng còn tên gọi khác là quang lang. Là một cây thân gỗ chủ yếu được trồng ở nước ta để làm cây che mát. Tuy nhiên, những bộ phận của cây bàng có thể cho ta các vị thuốc hiệu quả và dễ dùng.Nhiều người cho rằng, cây bàng không phải là loài cây của nước ta mà được du nhập từ đảo Moluques (Indonesia). Bộ phận dùng làm thuốc gồm lá non, vỏ cây, và hạt.

Lá bàng non trị bệnh. (Ảnh: Vicare)

Lá và vỏ cây chứa tanin: vỏ thân từ 25 – 35% tanin, trong khi đó vỏ cành chỉ chữa 11% tanin. Nhân hạt chứa 50% dầu béo màu lục nhạt hoặc vàng nhạt, ăn được.

Chữa nhiệt miệng, viêm lợi

Công thức: 7 – 10 cái lá bàng bánh tẻ + ¼ thìa café muối + 250ml nước

Cách làm: cho vào máy say sinh tố say nhuyễn lọc lấy nước cho vào lọ thủy tinh. Cho vào tủ lạnh dùng dần trong tuần không sợ hỏng vì tính kháng khuẩn của nó rất cao.

Cách dùng: Dùng tăm bông thấm đẫm chỗ lợi bị viêm, ngậm giữ trong 15 phút, ngày chia làm 2 lần.

Nước lá bàng xay chữa viêm lợi. (Ảnh minh họa: m.baomoi.com)

Chữa viêm ngoài da và vết thương nhỏ

Nguyên liệu: Lá bàng non hoặc lá bánh tẻ số lượng tùy vào độ lớn vết thương

Cách làm: Cho lá vào nồi nước đun sôi, để lửa nhỏ khoảng 30 phút. Sau đó chắt lấy nước để vào phích dùng trong ngày.

Cách dùng: Lấy nước đã sắc để còn ấm ấm, rửa chỗ viêm nhiễm hoặc ngâm vết thương đến khi nước hết ấm. Sau đó thấm khô bằng khăn sạch, không rửa lại với nước. Bôi thuốc nếu có chỉ định của bác sĩ. Dùng ngày 3 lần.

Trong khi ngâm rửa vùng da có thể bị vàng, nhưng sau khi bệnh khỏi không ngâm nữa thì da sẽ dần trở lại bình thường.

Ngoài ra, theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi ta có thêm một số cách dùng như sau:

Dùng 12 – 15g vỏ cây bàng sắc với 200ml nước, thêm ít đường cho dễ uống chữa lỵ, tiêu chảy, rửa các vết loét và vết thương nhỏ.

Lá non hoặc lá bánh tẻ sắc uống để làm ra mồ hôi trong cảm sốt, hoặc lá tươi giã nát, xào nát và chườm nơi đau nhức.

Hạt bàng cũng có thể điều trị bệnh. (Ảnh: BlogDacSan.com))

Hạt hoặc tinh dầu từ nhân hạt dùng cầm máu trong trường hợp đi ngoài ra máu.

Yến Dương