Lần đầu làm mẹ bỉm sữa khiến bạn bỡ ngỡ và lúng túng. Tìm hiểu những đặc điểm về trẻ sơ sinh là điều cần thiết để bạn nuôi con dễ dàng hơn.

Giao tiếp qua tiếng khóc

Bí mật về trẻ sơ sinh mẹ nên nằm lòng
Khóc là một hình thức giao tiếp của trẻ. (Ảnh: Dayconkieunhat)

Khi trẻ khóc, đó là cách báo hiệu con đang cảm thấy không thoải mái, có thể là do đói, lạnh hay đơn giản chỉ là bé muốn thay tã… Những “cuộc trò chuyện” đầu tiên có lẽ sẽ khiến mẹ rối tung lên vì hoảng loạn, tuy nhiên, chỉ cần vài lần bình tĩnh lắng nghe yêu cầu của con, các mẹ bỉm sữa sẽ nhanh chóng hiểu được con muốn gì.

Nhịp thở

Bí mật về trẻ sơ sinh mẹ nên nằm lòng
Nhịp tim đập của trẻ luôn nhanh hơn người lớn. (Ảnh: Omron)

Nhịp thở của người trưởng thành chỉ từ 12-20 lần mỗi phút, trong khi ở các bé trung bình là 40 lần/phút.

Cuống rốn của trẻ

Bí mật về trẻ sơ sinh mẹ nên nằm lòng
Luôn giữ cuống rốn của trẻ khô ráo. (Ảnh: Marrybaby)

Khi mới sinh, cuống rốn là bộ phận nhạy cảm cần cha mẹ chú ý. Cuống rốn cần giữ khô thoáng. Vì vậy, khi tắm không nên để nước ngập dây rốn quá lâu, sau khi tắm nên dùng gạc mềm để lau khô sạch sẽ. Nếu xuất hiện mủ hay rỉ máu cần cho bé đến các cơ sở ý tế để thăm khám tránh gây nhiễm trùng.

Da chết trên đầu

Bí mật về trẻ sơ sinh mẹ nên nằm lòng
Gội đầu, vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng giúp loại bỏ lớp da chết ở trẻ sơ sinh. (Ảnh: Doioisongvietnam)

Sau vài ngày chào đời, hầu hết các bé đều xuất hiện các lớp da chết màu nâu trên đầu. Nếu không được vệ sinh đúng cách, da chết rất dễ bong chóc, chảy máu và mất thẩm mỹ. Mẹ có thể dùng các loại dung dịch chuyên dụng để loại bỏ, không được lấy lược chải hoặc bóc da chết, sẽ khiến bé bị đau.

Nhận ra tiếng mẹ đầu tiên

Bí mật về trẻ sơ sinh mẹ nên nằm lòng
Bé nhận ra tiếng và phản ứng của mẹ đầu tiên. (Ảnh: Hellobacsi)

Khi mới sinh, trong tai trẻ còn một số chất dịch làm cản trở thính giác vì vậy khả năng nghe của bé chưa được 100%. Tuy nhiên, bé sẽ nhận ra tiếng mẹ vì đã quen khi còn ở trong bụng và ban đầu bé chỉ phản ứng với tiếng mẹ đầu tiên.

Phần thóp trên đầu

Xương sọ của trẻ sơ sinh chưa nối liền nhau và tạo ra những điểm trũng là phần thóp trên đầu. Nhờ thóp mềm mà bé có thể dễ dàng chui ra khỏi tử cung chật hẹp hơn.

Phần thóp mềm, luôn phập phồng khiến các mẹ lo lắng, tuy nhiên đây lại là biểu hiện rất bình thường. Phía trên thóp có một lớp màng dày bảo vệ khỏi tác động mạnh, vì vậy mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.

Ngủ nhiều nhưng không kéo dài

Bí mật về trẻ sơ sinh mẹ nên nằm lòng
Cần luyện cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ. (Ảnh: Webtretho)

Trẻ sơ sinh từ 0-3 tháng tuổi sẽ ngủ rất nhiều, thường khoảng 16-17 tiếng mỗi ngày. Nhưng hầu hết các bé đều không ngủ quá 1-2 tiếng mỗi giấc, bất kể là ngày hay đêm. Việc con thường xuyên thức giấc vào ban đêm sẽ trở thành nỗi ám ảnh của nhiều cha mẹ, vì vậy bạn cần tập cho con thói quen ngủ đúng giờ giấc.

Nguyễn Hiệp