Đời sống nội tâm hay suy nghĩ về công việc của bạn càng tích cực thì động lực và sự tự tin bạn thể hiện trong công việc càng cao.

Đạo đức là những giá trị và tính cách đáng mong ước, chúng là điểm mạnh của bạn. Người có đạo đức cao sẽ luôn cố gắng làm tốt công việc và tạo ấn tượng tích cực đối với doanh nghiệp. Dưới đây là một vài ví dụ về những giá trị mà đạo đức mang lại cho công việc của bạn:

Luôn hoàn thành trách nhiệm do bạn biết tận dụng thời gian và năng lực một cách hiệu quả.

Được tin cậy vì luôn luôn đáp ứng đúng thời hạn và cam kết.

Sự thỏa mãn đến từ việc bạn hoàn thành chắc chắn các mục tiêu công việc.

Rèn luyện được tính kiên cường khi đối phó với những thách thức và cả thất vọng.

Sự vui vẻ và hài lòng sẽ đến trong nỗ lực đặt tâm vào công việc và thực hiện nó một cách tốt nhất.

Niềm tự hào gắn liền với kết quả hoàn thành công việc.

Trách nhiệm và tính liêm chính có được trong việc thực hiện lời hứa của bạn.

Sự tháo vát khi tận dụng tốt nhất những gì bạn có.

Thoạt nhìn, bạn có thể nhầm lẫn giữa đạo đức với sự hài lòng trong công việc. Nhưng rõ ràng, các doanh nghiệp kiểm soát công việc của nhân viên, nhưng họ lại không kiểm soát được đạo đức làm việc của nhân viên.

Hãy nhớ rằng đạo đức là những tính cách tốt của bạn, là điều mà chỉ bạn có thể kiểm soát. Và nhờ bạn có đạo đức ước thúc, bạn được hưởng lợi từ chúng, bất kể bạn có được làm hài lòng hay không.

Chẳng hạn, có những lúc bạn phải nhận một công việc mà bạn không muốn hoặc phải tiếp tục làm lâu hơn ở một vị trí mà bạn không thích. Khi đó, bạn có cơ hội nhận ra những vấn đề làm mình không hài lòng. Bạn vẫn hoàn thành tốt nhất công việc được giao dù trong hoàn cảnh khó khăn. Đó là nhờ bạn có đạo đức tốt, và vì thế bạn tự kiểm soát được năng lực thực hiện công việc. 

Ảnh minh họa: Trang Công Nghệ.

Tại sao điều này lại quan trọng? Là vì đạo đức có khả năng khơi dậy những cảm xúc, khích lệ sự đam mê nhiệt huyết để bạn giữ được sự kiên cường, bất chấp những bất mãn đôi khi nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Nhiều doanh nghiệp ngày nay không còn chú trọng đến vấn đề đạo đức nghề nghiệp của nhân viên. Điều này ngược lại với cách họ làm trước đây. Trong quá khứ, các doanh nghiệp đã khơi dậy động lực và lòng trung thành của nhân viên bằng cách nhấn mạnh các vấn đề về đạo đức và sự trung thực trong công việc.

Hiện nay, các doanh nghiệp chú trọng kiểm soát điều kiện làm việc và chăm sóc nhân viên. Doanh nghiệp tạo cơ hội cho nhân viên nâng cao kinh nghiệm, không ngừng hỗ trợ và tạo điều kiện cho họ cân bằng cuộc sống. Họ dùng cách đó để giữ nhân viên cam kết làm việc lâu dài.

Việc các doanh nghiệp làm nhân viên hài lòng để đổi lấy thời gian và tài năng của họ là điều cần thiết. Nhưng điều này cũng có thể nảy sinh tâm lý đòi hỏi trong nhân viên. Khi doanh nghiệp không thỏa mãn những gì nhân viên yêu cầu thì họ sẽ khiếu nại và từ chức.

Bên cạnh đó, nhân viên không làm việc chỉ để thỏa mãn những gì chủ doanh nghiệp kiểm soát như thu nhập và phúc lợi. Họ nhận ra rằng những thỏa mãn này là nhất thời. Họ làm việc vì được thúc đẩy bởi đạo đức do chính họ kiểm soát.

Một tình nguyện viên không được trả lương là một ví dụ. Họ làm việc để thực hiện mục đích cao cả của họ chứ không phải để thỏa mãn ai đó. Mặc dầu công việc không được trả lương, nhưng nó mang lại cho họ niềm vui, niềm kiêu hãnh, sự thỏa mãn và lòng tự trọng, đồng thời cũng rèn luyện tính kiên cường và nhẫn nại của họ.

Điều này cũng đúng với những người lao động được trả lương nhưng công việc họ làm là do họ chọn lựa và cam kết thực hiện với mục đích rõ ràng. Để theo đuổi mục tiêu của mình, họ làm việc tích cực và thành tựu sự nghiệp mà không quan tâm đến việc họ có được ai làm hài lòng hay không.

An Giang

Theo The Epoch Times

Video xem thêm: Đạo đức nghề nghiệp đưa con người đến chỗ tôn nghiêm

videoinfo__video3.dkn.tv||2902105be__