Từ trước đến nay, học sinh tại Anh được theo học các môn cơ bản như Toán học, Lịch sử, Văn học… Tuy nhiên, hàng trăm trường học tại quốc gia này đang mở rộng chương trình giảng dạy truyền thống bằng cách thêm môn học mới: Thực hành chính niệm.

Các bài tập chính niệm đã được áp dụng đưa vào các trường học trên toàn thế giới trong đó có rất nhiều quốc gia thuộc châu Mỹ, châu Âu. Tuy nhiên, các trường học tại Anh đang tham gia một nghiên cứu để xác định hoạt động nào thật sự có lợi và hiệu quả nhất đối với các em nhỏ.

Trong 370 trường học tiếng Anh, học sinh sẽ bắt đầu tập thực hành chính niệm như một phần của nghiên cứu nhằm cải thiện sức khỏe tinh thần, đây là quyết định mới đến từ chính phủ Anh hôm thứ Hai (10/2). Học sinh, sinh viên sẽ được gặp gỡ trực tiếp các chuyên gia về sức khỏe tinh thần để học cách thư giãn và nhiều biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh cảm xúc.

Thực hành chính niệm trong trường học với mong muốn giảm áp lực và căng thẳng cho các em học sinh. (Ảnh dẫn qua Pinterest)

Mục tiêu của chương trình là nghiên cứu phương pháp nào hiệu quả nhất đối với những em nhỏ và thanh niên trẻ trong một thế giới mà tất cả đều đang thay đổi một cách quá nhanh. Chính phủ Anh cũng công bố thêm rằng, nghiên cứu này sẽ kéo dài đến năm 2021 và là một trong những nghiên cứu lớn nhất về cộng đồng.

Xã hội của chúng ta đang dần cởi mở hơn về sức khỏe tinh thần, nhưng quá nhiều điều trong thế giới hiện đại đang đem đến áp lực cho trẻ em.

Damian Hinds, Thư ký Bộ giáo dục Anh nói trong một bài phát biểu.

“Trẻ em sẽ bắt đầu được làm quen nhiều hơn về sức khỏe tinh thần, chúng nên được cảm thấy hạnh phúc và hạnh phúc hơn ngay từ những ngày bắt đầu học tiểu học”, ông nói thêm.

Bác sỹ Deighton nói rằng: “Điều này không chỉ tốt hơn đối với các em trong thời gian ngắn, mà còn hữu ích hơn với chúng sau này”.

Sáng kiến nghiên cứu này được đưa ra ngay sau vài tháng Cơ quan Y tế Quốc gia công bố kết quả khảo sát vào năm 2017 cho thấy cứ 8 trẻ thì có 1 em trong độ tuổi từ 5 -19 mắc chứng rối loạn tâm thần. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, có một sự tăng nhẹ chứng rối loạn tâm thần đối với các em trong độ tuổi 5 -15, trong đó năm 2017 là 11,2% và năm 1999 là 9,7%. Các hiện tượng như rối loạn như lo âu, trầm cảm xuất hiện phổ biến nhất.

Trẻ em là nạn nhân của những nỗi đau trong thế giới đầy rẫy hỗn loạn chiến tranh, bùng nổ thông tin, kinh tế… (Ảnh: Getty)

Đây là “một cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần của trẻ em”, ông Imran Husian, Giám đốc Chính sách và chiến dịch Hành động vì trẻ em tuyên bố. “Mỗi ngày, các dịch vụ của chúng tôi đều cho thấy trẻ em và thanh thiếu niên đang phải vật lộn để đối mặt với việc phù hợp với thế giới hiện đại ngày càng trở nên phức tạp – đối mặt với những áp lực dữ dội ở trường, hay bị bắt nạt ở nhà, trong khi các tin tức truyền thông thì đưa tin dồn dập”.

Chúng ta đều biết rằng hệ thống giáo dục cần được cải thiện ở nhiều khía cạnh, bởi việc phải đối mặt với quá nhiều căng thẳng, áp lực từ những đòi hỏi, yêu cầu của hệ thống giáo dục bên cạnh những áp lực xã hội phát sinh trong môi trường học đường đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến trạng thái tinh thần của các em học sinh.

Trầm cảm và lo lắng xuất hiện nhiều ở trường học. (Ảnh: Schoollivemagazine)

Chỉ tính riêng năm 2006, đã có tới 38 vụ án mạng xảy ra quanh khu vực lân cận trường Trung học Visitacion Valley tại San Francisco, Mỹ. Các em mang trong mình nhiều nỗi lo lắng và căng thẳng, các vùng khác cũng nằm trong nỗi lo tương tự. Trong trường, nỗi ám ảnh đã lan tỏa gây ra những trận cãi vã, đánh nhau và trốn học liên miên…

Trong nỗi tuyệt vọng nhằm giải quyết vấn đề căng thẳng giúp các em học sinh, nhà trường đã quyết định áp dụng khóa học Thực hành thiền định và chính niệm. Thật kỳ diệu chỉ trong năm đầu triển khai chương trình, trường trung học Visitacion Valley đã giảm khoảng 45% trường hợp đình chỉ học sinh, với tỷ lệ đi học tăng lên tới 98%. Ngôi trường thậm chí còn ghi nhận mức độ hạnh phúc của học sinh đạt kỷ lục tại San Francisco theo Khảo sát Sức khỏe Trẻ em California hàng năm. Sau kết quả khả quan này, nhiều trường công lập tại Mỹ đã quyết định áp dụng khóa học thiền định vào chương trình giảng dạy của nhà trường. 

Thiền định giúp làm giảm căng thẳng đối với học sinh. (Ảnh dẫn qua Drweil)

Trước đó, các giáo viên của một trường công lập của Thủ đô Montevideo, Uruguay, đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục cho các em học sinh do chúng có rất nhiều những hành vi đầy bạo lực, chán nản mệt mỏi và thiếu tập trung. Do vậy đến tháng 3 năm 2016, nhà trường quyết định khởi xướng một dự án mới với mục đích tạo ra một bầu không khí hòa ái hơn trong lớp học, ngăn chặn hành vi bắt nạt, bạo lực và cải thiện thành tích của học sinh. Dự án yêu cầu các giáo viên đưa ra một giải pháp, sáng kiến giúp xây dựng một văn hóa hòa bình trong mỗi lớp học. 

Cô Yennyfer Quartino, giáo viên lớp 6 đã quyết định giới thiệu Pháp Luân Công hay còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp – một môn tu luyện tinh thần cổ xưa của Trung Quốc đã mang đến rất nhiều lợi ích sức khỏe và tinh thần cho nhiều người dân tại hơn 114 quốc gia trên thế giới. 

Các học sinh của một trường công lập tại Montevideo (thủ đô của Uruguay) đang học Pháp Luân Đại Pháp từ giáo viên – cô Quartino. (Ảnh: Minh Huệ)

Cô Quartino và các em học sinh của mình bắt đầu thực hành các bài tập của Pháp Luân Đại Pháp và ngồi thiền hàng ngày trong sân trường sau bữa ăn trưa và trước các lớp học buổi chiều. Thật ngạc nhiên, một vài tuần sau đó, nhiều học sinh từ các lớp khác đã cùng tham gia với các em trong lớp học của cô Quartino để thực hành. Cuối cùng, gần như toàn bộ trường học đang luyện tập Pháp Luân Đại Pháp hàng ngày.

Thời gian trôi đi, những hạt giống Chân – Thiện – Nhẫn là nguyên tắc thực hành của Đại Pháp bắt đầu lớn dần trong tâm hồn của các em học sinh và giúp chúng dần thay đổi. 

Rất nhiều em học sinh từng phải chịu đựng những áp lực mệt mỏi, thiếu tập trung và kết quả học tập kém, và thậm chí nhiều em từng sử dụng bạo lực tại trường đã có những thay đổi tích cực trong hành vi và ý thức bằng việc tập trung và yên tĩnh hơn trong lớp học. 

“Các tiết học trên trường rất dài khiến cho nhiều em học sinh cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng và không thể tập trung và các bài giảng trên lớp. Tuy nhiên, Pháp Luân Đại Pháp đã giúp các em trở nên tốt hơn và kết quả thật tuyệt vời!”, Cô Quartino chia sẻ. 

Hiệu trưởng trường học cũng nhận thấy rất nhiều tiến bộ của các em học sinh. Cô chia sẻ rằng: “Các em đã nhận được rất nhiều lợi ích không chỉ về thể chất mà cả về tinh thần. Chúng học cách thư giãn và đến lớp tập trung với một thái độ tích cực”. 

Josefina, một em học sinh lớp 6 chia sẻ rằng: “Em cảm thấy thư giãn, em thích nó. Và sau đó, khi em đến lớp, em cảm thấy dường như tất cả những căng thẳng mà em phải chịu đựng trước khi luyện tập Pháp Luân Đại Pháp đều biến mất”. 

“Em cảm thấy thoái mái và tự do hơn”, một em học sinh lớp 3 chia sẻ cảm nhận với phóng viên báo Minh Huệ. 

Một cậu học sinh lớp 4 ríu rít: “Em cảm thấy mình có thêm rất nhiều năng lượng”. 

Các học sinh tại một trường công lập ở Uruguay đang luyện tập Bài Công Pháp Số 3 (Quán Thông Lưỡng Cực Pháp) của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Minh Huệ)

Điều quan trọng nhất của việc đưa Pháp Luân Đại Pháp giới thiệu trong nhà trường là khiến các em học sinh trở thành những người tốt và có đạo đức cao thượng hơn. Sau khi tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, các em cần học cách áp dụng các nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn vào trong cuộc sống hàng ngày. Hơn nữa, các em cũng học được cách hướng nội, nhìn lại hành vi và suy nghĩ của bản thân để học cách tự thay đổi thay vì đổi lỗi cho người khác. 

Các em học sinh thật sự đã dần biết khoan dung, tử tế và lễ độ hơn khiến bầu không khí lớp học tường hòa và dễ chịu, thúc đẩy môi trường học tập trở nên lành mạnh và văn minh. 

“Trước đây, có rất nhiều bạn nóng tính, nhưng giờ chúng em đã có thể bình tĩnh hơn”, em Joaquín, một học sinh lớp 6 nói.

Thật tuyệt vời, liệu có phải thực hành thiền định và áp dụng Chân Thiện Nhẫn mà các em nhỏ hư hỏng ngày nào nay đã trở thành những học trò lễ phép và ngoan ngoãn hơn?

Thiền định giúp các em học được điềm tĩnh, khoan dung và trở thành người tốt hơn. (Ảnh: Minghui.org)

Ngày nay việc thực hành thiền định trở nên phổ biến ở các nước phương Tây dù người dân có theo đạo Phật hay không. Chưa bao giờ vấn đề thiền định được nhận thức sâu sắc và được tin tưởng là có khả năng thay đổi tương lai của nhân loại khi ngày càng nhiều trường học bắt đầu đưa thực hành thiền định vào chương trình học.

Tại Úc, các trường học đã đem thiền vào các giờ học và được học sinh tích cực hưởng ứng. Riêng tiểu bang New South Wales đã có hơn 3.000 học sinh trường công lập trên toàn tiểu bang nghiên cứu Phật Pháp và số lượng này vẫn tiếp tục tăng lên nhanh chóng.

Học sinh tại Trường Byreshawara đang tập bài thiền định của Pháp Luân Công. (Ảnh: Minghui.org)

Việc tìm thấy những khóa học về thiền định và chính niệm trong chương trình học của nhà trường là rất phổ biến. Một nghiên cứu gần đây của Đại học California-Davis và Mindful Schools – một tổ chức phi lợi nhuận đào tạo giáo viên cho hơn 100 nước và giúp đỡ hơn 750.000 học sinh, cho biết việc thiền định có khả năng cải thiện khả năng tập trung của học sinh gấp 3 lần bình thường trong việc học tập và tham gia các hoạt động trong lớp.

Các bạn trẻ của dự án Ride 2 Freedom tĩnh lặng ngồi bên nhau trong lúc nghỉ ngơi. (Ảnh: Ride 2 Freedom/Facebook)

Michelle Braun-Burget, chuyên gia tâm lý của Trường Tiểu học Harris Hill (New York) giới thiệu phương pháp này đến với các học sinh từ 3 năm trước và kết quả cho thấy nhiều học sinh trở nên tự tin hơn rất nhiều. “Các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, trong độ tuổi từ 5 đến 10 hay 11 thường gặp các vấn đề tâm lý như lo âu, sợ sệt và mất tập trung. Bây giờ các em đã hiểu biết nhiều hơn về bản thân, nhận thức vấn đề khiến các em lo lắng và tìm ra phương pháp giải quyết hiệu quả”.

Khi học sinh được tiếp xúc với thiền định từ tuổi nhỏ sẽ giúp các em tránh khỏi những hành vi lệch lạc khi trưởng thành, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn.

Không chỉ riêng trường học, tính đến năm 2017, nhiều tập đoàn lớn nhỏ như: Google, Apple, Intel, Samsung, Vietcombank,…nhiều nhà tù, viện dưỡng lão, đồn cảnh sát,.. tại nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức những khóa thiền nhằm giúp nhân viên của họ khỏe mạnh, bình an và có những quyết định sáng suốt hơn trong công việc.

*****

Pháp Luân Đại Pháp đem đến sức khỏe và lợi ích cho những người theo tập. (Ảnh: Minghui.org)

Pháp Luân Đại Pháp (hay còn được gọi là Pháp Luân Công) là một môn tu luyện thiền định cổ xưa của Phật gia lấy việc đồng hóa với đặc tính căn bản của vũ trụ Chân – Thiện – Nhẫn làm cơ sở. Pháp Luân Công được ông Lý Hồng Chí giới thiệu ra công chúng vào năm 1992 tại Trung Quốc. Bằng phương thức người truyền người, tâm truyền tâm, đến nay Pháp Luân Đại Pháp đã được phổ biến tại 114 quốc gia với hàng trăm triệu người theo học và các cuốn sách đã được dịch ra 38 loại ngôn ngữ. Mặc dù đem đến rất nhiều lợi ích cho cộng đồng cả về sức khỏe và tinh thần, nâng cao đạo đức xã hội, nhưng môn tu luyện thiền định ôn hòa này đã và vẫn đang bị bức hại tàn nhẫn ở Trung Quốc kể từ năm 1999. 

Hồng Tâm