“Nô lệ tâm lý” còn được hiểu là “nô lệ tinh thần” là cụm từ dùng để hình dung một số người tự trói buộc mình trong sự hiểu biết hạn chế và khuôn khổ của chính họ, họ phải gánh chịu rất nhiều áp lực và gặp nhiều khó khăn cuộc sống từ những quy tắc chết của mình. Theo các chuyên gia tâm lý thì tình trạng này hoàn toàn có thể điều chỉnh thông qua các phương pháp khoa học, chỉ cần họ chịu mở lòng để tháo bỏ những xiềng xích do chính họ tự đeo vào người.

Trong cuộc sống không ít người vô tình tự vướng vào trạng thái “nô lệ tâm lý” mà không biết cách điều chỉnh và thoát khỏi. Lâu dần trạng thái này sẽ chi phối và ảnh hưởng toàn bộ cuộc sống làm chúng ta thiếu tự tin trong nhiều phương diện đời sống. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu một số “nô lệ tâm lý” phổ biến và đối sách để khắc phục nhé.

Nô lệ của “người khác nghĩ như thế nào về mình”

Loại “nô lệ tâm lý” này có tính phá hoại lớn nhất đối với khả năng sáng tạo và nhân cách của con người, vấn đề là bạn không chỉ sợ “người khác nghĩ như thế nào” mà còn cứ phải đi lắng nghe lời khuyên của người không đủ có tư cách. Điều đó không có tác dụng giúp bạn.

Đối sách: Nếu như sau khi bạn bắt chước người khác mà bạn cảm thấy vui, thì đừng ngại cứ cố gắng bắt chước đi. Còn không, bạn nên sống theo phương thức của chính mình. Chỉ cần không vi phạm quy tắc xã hội, không làm hại người khác và xã hội, thì bạn có thể là chính bạn.

Nô lệ của “định sẵn là thất bại”

Loại “nô lệ tâm lý” này, là sự thiếu hụt về việc tự nhận thức, cho rằng bản thân rất nhỏ bé, những người ở trong trạng thái này sẽ không cách nào nhìn rõ chính mình một cách chân thực, họ luôn có cái hiểu lệch lạc đối với bản thân, luôn cho rằng nếu làm cái này, cái kia thì sẽ thất bại.

Đối sách: Một phần nội dung nào đó trong tư tưởng mãi mãi sẽ không nói ra bằng lời, mà nên thường xuyên sử dụng những từ ngữ tốt đẹp, tích cực, có tính xây dựng để ám chỉ bản thân, như vậy bạn mới có thể tăng cường sự tự tin. Trong đầu thường xuyên nghĩ đến những chuyện tích cực, và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực trước đây, năng lượng tích cực này sẽ làm tăng niềm tin “tôi chắc chắn thành công” của bạn, đồng thời hãy cố gắng tìm kiếm các loại phương pháp “hỗ trợ cho thành công”.

Nô lệ của “thời gian quá trễ!”

Loại “nô lệ tâm lý” này thường xuyên cho rằng, trong một giai đoạn của độ tuổi nào đó nên làm những chuyện này, khi đến giai đoạn của một độ tuổi khác, thì nên làm một chuyện khác. Giống như có người cho rằng mình “đã bỏ lỡ một cơ hội rất tốt, bây giờ tiến thoái đều khó, leo lên lưng cọp rồi thì rất khó xuống, đành phải nghe theo ý trời, sống ngày nào hay ngày đó vậy”.

Đối sách: Đừng quan tâm đến “sự hạn chế của tuổi tác”, và tìm kiếm tấm gương mới trong cuộc sống. Phải có kế hoạch, có các bước cụ thể để cố gắng theo đuổi lý tưởng của chính mình. Phải biết rằng mọi sự khởi đầu đều không phải quá muộn nếu bạn có quyết tâm và kiên trì với mục tiêu đề ra. Đồng thời đừng lúc nào cũng nghe theo ý Trời, hãy dùng hành động thiết thực của mình để làm thay đổi cuộc sống của bạn.

Phật giáo có giảng “tâm tưởng” tức là suy nghĩ trong tâm bạn thế nào thì nó chế ngự bạn suy nghĩ và hành động như vậy. Cho nên, hãy cố gắng giữ tâm mình cho chính, luôn suy nghĩ tích cực, hành động của bạn khi ấy  sẽ có thể biến thành những điều tốt đẹp.

Nếu bạn muốn trở nên tự tin và luôn giành được nhiều thành công trong cuộc sống, thì trước hết bạn phải làm chủ suy nghĩ và hành động của chính mình, tuyệt đối không làm nô lệ cho cảm xúc hay tinh thần. Chỉ khi không chịu sự chi phối hay nô dịch cho bất cứ điều gì bạn mới có thể là chính bạn!

Nô lệ của cảm xúc tiêu cực

Mỗi lần gặp chuyện buồn hay 1 chút trắc trở trong cuộc sống, bạn thường có tâm lý nhân gấp N lần cảm xúc tiêu cực của mình dẫn tới lo lắng và buồn phiền không đáng có. Ví dụ bạn làm sai một điều nhỏ, khiến sếp không hài lòng, thế là bạn lo lắng sếp sẽ cắt lương, giảm tiền thưởng, có khi lo lắng sẽ bị nghỉ việc, than buồn mãi không thôi.

Đối sách: Hãy hít 1 hơi thật sâu và tự trấn an mình rằng, dù mọi chuyện có xảy ra như thế nào thì quá khứ cũng đã qua và bạn không thể sửa chữa được. Vậy nên thay vì đau buồn, bạn hãy cố gắng gạt nó qua và tập trung vào hiện tại cho tốt. Nhờ vậy mà diễn tiến sau sai lầm có thể được cải thiện nhiều hơn. Nếu bạn là người tu Thiền hay Phật giáo chắc cũng hiểu về 2 chữ duyên và phận. mọi việc xảy ra đều tùy duyên và có lý do của nó, vậy nên đừng oán trách hay than vãn mà hãy mạnh mẽ hoàn thành tốt hết sức trách nhiệm với vị trí mà mình đang có.

Hi vọng chỉ với 1 vài bí quyết trên, có thể giúp bạn có 1 nội tâm an hòa và thần thái sáng suốt trước những phong ba bão táp của cuộc đời

Châu Yến Lâm

Xem thêm: