Mới đây, hãng phim New Realm Studios tại Canada đã công bố trailer bộ phim lịch sử “50 phút vĩnh hằng”. Bộ phim giúp mọi người biết đến câu chuyện về những thông tin thất thiệt, dối trá mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngụy tạo để lấy cớ cho cuộc đàn áp đức tin đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công ).

Đạo diễn Kevin Dương đã chia sẻ lý do tại sao anh có động lực để sản xuất bộ phim này: “Khi nói đến cuộc bức hại Pháp Luân Công kéo dài 20 năm qua, không ai nên bỏ qua vụ tự thiêu được dàn dựng trên Quảng trường Thiên An Môn. Biến cố này đóng vai trò then chốt trong việc thay đổi thái độ của người dân, từ thiện cảm sang thù hận đối với Pháp Luân Công”.

Vụ tự thiêu giả mạo trên Quảng trường Thiên An Môn

Chiều ngày 23/1/2001 (Giao thừa) tại Quảng Trường Thiên An Môn “nổ ra” sự kiện 5 người tự thiêu. Sự kiện chỉ diễn ra trong 2 giờ đồng hồ, nhưng Tân Hoa Xã (cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ) đã nhanh chóng phát sóng bản tin tiếng Anh ra toàn thế giới và tuyên bố “Những người tự thiêu là 5 học viên Pháp Luân Công”.

Kèm theo sự kiện này, ĐCSTQ sử dụng toàn bộ công cụ truyền thông có trong tay, liên tục tuyên truyền vu khống gắn những cái mác như “mê tín dị đoan”, “tà giáo”, “phản khoa học” hay học viên Pháp Luân Công có xu hướng tự tử… khiến người dân trở nên phản cảm, thù hận với môn pháp thiền định ôn hòa cũng như các học viên.

Tuy nhiên từ những chi tiết bất thường trong video tự thiêu, người ta phát hiện đây hoàn toàn là hành động dàn dựng để lừa gạt nhân dân.

Ví dụ như trong video, người đàn ông tự xưng là “học viên lâu năm” lại không thể hiện đúng động tác của Pháp Luân Đại Pháp. Cộng đồng quốc tế cũng chất vấn: Trong video tự thiêu, có rất nhiều cảnh quay xa, chụp gần, còn cả ghi âm, chắc chắn nhiếp ảnh gia phải chuẩn bị kỹ càng mới có thể quay phim chuyên nghiệp như vậy. Ngoài ra, Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện của Phật gia, cấm chỉ sát sinh, nên một người tu luyện chân chính sẽ không có hành vi “tự sát” như thế.

Hình ảnh cho thấy “người tự thiêu” không thể hiện đúng động tác của Pháp Luân Công. Hơn nữa, quần áo đã bị cháy rụi, nhưng tóc và bình đựng xăng vẫn còn nguyên (ảnh: Minh Huệ Net).

Tháng 8/2001, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) đã thông báo công khai tại cuộc họp Liên Hiệp Quốc rằng: “Cuộc điều tra của chúng tôi cho thấy chính quyền ĐCSTQ thật sự đã dàn dựng vụ tự thiêu và giết những người này để bôi nhọ Pháp Luân Công. Tuy nhiên, chúng tôi đã có được một video phân tích vụ tự thiêu cho thấy rõ ràng rằng chế độ ĐCSTQ đã chỉ đạo và dàn dựng toàn bộ sự việc”.

Sự kiện chèn sóng truyền hình

Bộ phim “50 phút vĩnh hằng” cũng nhắc đến sự kiện chèn sóng truyền hình nổi tiếng của các học viên Pháp Luân Đại Pháp vào thời đầu pháp môn bị bức hại.

Trong bối cảnh ĐCSTQ kiểm soát toàn bộ các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc để tuyên truyền thông tin thất thiệt, bôi nhọ đối với Pháp Luân Công, vô số người vì kiến ​​nghị ôn hòa, mong chính phủ chấm dứt cuộc bức hại mà đã bị bắt giữ và bị tra tấn.

Trong môi trường mà tất cả kênh kháng cáo hợp pháp đều bị ngăn chặn, vào mùa Xuân năm 2002, một nhóm các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã xâm nhập vào mạng lưới TV và phát sóng một chương trình nói rõ sự thật về Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân.

Chương trình dài khoảng 50 phút, đã phơi bày với dân chúng những lừa bịp, tuyên truyền một chiều trong vụ tự thiêu giả và việc Pháp Luân Đại Pháp được phổ truyền, rộng rãi công nhận trên thế giới.

Trong vòng 50 phút ngắn ngủi đó, chương trình đã tiếp cận tới 100.000 khán giả. Toàn bộ thành phố chấn động. Mọi người gọi điện cho nhau để bật TV lên xem, người dân nói về chân tướng Pháp Luân Công ở mọi nơi, thậm chí cả chỗ công cộng như trên xe buýt.

Người dân ở Trường Xuân khi đã biết chân tướng, họ đứng về phía Pháp Luân Công và chửi mắng chính quyền vì đã đặt điều cho những người tốt. Một vài người hỏi: “Pháp Luân Công thật sự xuất sắc! Các bạn đã làm điều đó thế nào vậy?”.

Mô tả cảnh các học viên chèn sóng truyền hình (Ảnh chụp mình hình trailer phim 50 phút vĩnh hằng).

Sau sự kiện này, cựu tổng bí thư ĐCSTQ, Giang Trạch Dân (người đã ra lệnh đàn áp Pháp Luân Đại Pháp), đã vô cùng tức giận. Ông ra lệnh lùng bắt những học viên có liên quan đến sự kiện này. Trong đợt lùng bắt thứ nhất, hơn 5.000 học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân đã bị bắt giữ và ít nhất 6 người bị khốc hình đến chết trong vòng một tháng. Những người tham gia vào sự kiện bị kết án lên tới 20 năm tù, nhiều người đã chết trong tù khi bị tra tấn.

Năm 2007, Quỹ Nhân quyền Châu Á Thái Bình Dương tại Lễ trao giải Nhân Quyền năm 2007 đã trao giải thưởng Fildelity Vindicator cho anh Lưu Thành Quân, một học viên Pháp Luân Công bị ĐCSTQ giết hại vì đã chèn sóng vào mạng truyền hình cáp để phát đi chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp.

Tên Trung Quốc của giải thưởng, dịch trực tiếp là: “Đan tâm chiếu hãn thanh” (Tấm lòng trung nghĩa chiếu rọi sử xanh). Câu này bắt nguồn từ bài thơ nổi tiếng của một anh hùng dân tộc thời Nam Tống tên là Văn Thiên Tường. Bài thơ có câu: “Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” (Đời người ai mà không chết, giữ lấy tấm lòng son chiếu rọi sử xanh).

Bức ảnh cuối cùng được công bố của anh Lưu Thành Quân. Trong bức ảnh, tay trái của anh không còn trong ống tay áo. Anh không thể tự ngồi được nữa mà phải dựa vai vào tường (ảnh: Minh Huệ Net)

Anh Kevin Dương cho rằng vụ tự thiêu ở Thiên An Môn đã để lại ảnh hưởng rất lớn đối với người dân Trung Quốc. “Thậm chí 20 năm sau, nhiều người Trung Quốc vẫn tỏ ra ngần ngại khi tìm hiểu sự thật về Pháp Luân Công bởi ảnh hưởng của vụ việc này.”

Thông qua bộ phim, anh cũng cố gắng thể hiện hình ảnh chung của các học viên và những nỗ lực không mệt mỏi của họ trong việc giảng rõ lời dối trá của ĐCSTQ. Những học viên trong nhiều năm vẫn tuân theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp, dùng những phương pháp hòa bình để phản đối bức hại.

“Bộ phim này cũng là để tưởng niệm những học viên bị ĐCSTQ bức hại đến chết vì đã làm rõ sự thật”, đạo diễn bộ phim chia sẻ.

Mời quý vị xem trailer bộ phim

 Theo Minh Huệ
Ngọc Mai tổng hợp