Nền văn hóa Thần truyền năm nghìn năm và các lý niệm Nho Phật Đạo vẫn có nền tảng rất sâu trong tâm mắt mọi người, và chúng đóng một vai trò then chốt trong sự lựa chọn con đường nhân sinh từ nay về sau của tôi. 

Tôi được sinh ra đúng vào đêm trước của “Cách mạng Văn hóa”, vạn ma xuất động, quần yêu loạn vũ, nền văn hóa Thần truyền 5000 năm đã bị phá hoại tận cùng. Từ khi tôi bắt đầu có ký ức, đi đâu nhìn đâu cũng đều là cờ đảng nhuốm máu, áp phích chữ lớn và biểu ngữ dán khắp các bức tường, các hội phê đấu và diễu hành đẫm máu trên các đường phố và ngõ hẻm. Có khi quá nửa đêm, chỉ cần Mao Trạch Đông phát ra một chỉ thị tối cao nào đó, người dân sẽ bật dậy như nổi máu gà chọi, khua chiêng đánh trống, diễu hành trên đường phố để chào mừng. Bất cứ ai không tham gia sẽ trở thành đối tượng của cách mạng bạo lực. Những gì lấp đầy tai tôi là cao âm như còi xe của bài hồng ca từ loa phóng thanh, và sự huyên náo của những hội phê đấu cuồng loạn. Trang đầu tiên của cuốn sách giáo khoa tôi học ở trường là “Mao Chủ tịch vạn tuế!” và “Đảng Cộng sản vạn tuế”. Những người sinh ra trong niên đại của chúng tôi giống như bảy em bé trong phim hoạt hình “Kim cương hồ lô oa”, lớn lên trong vòng vây nọc độc của ma quỷ.

Hội phê đấu trong Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc (Ảnh: www.open.com.hk)

May mắn thay, tôi lớn lên ở nông thôn, nền văn hóa 5000 năm Thần truyền và các lý niệm của Nho Phật Đạo vẫn có nền tảng rất sâu trong tâm mắt của những lão nhân ở hương thôn. Những gì tôi nghe và thấy trong cuộc sống đóng một vai trò then chốt trong việc lựa chọn con đường nhân sinh trong tương lai của tôi.

Khi tôi còn nhỏ, vì mẹ tôi thân thể yếu đuối, lại bận rộn với công việc, nên tôi được nuôi dưỡng tại nhà người thân duy nhất của mẹ, là người dì của tôi ở quê.

Ông bà nội mất sớm, chị em thâm tình, dì thay mẹ. Dì tôi chăm sóc mẹ con tôi vô cùng chu đáo. Chồng dì cũng là một nông dân phi thường thuần phác thiện lương. Họ chỉ có một người con trai lớn hơn tôi tám tuổi. Em họ tôi rất vui khi tôi đến, coi tôi như của riêng. Dì tôi thậm chí còn coi tôi như viên minh châu trong mắt bà. Họ dù là nông dân, thất học nhưng trong cốt tử của họ, tận nơi sâu thẳm trong tim vẫn bảo lưu huyết mạch của văn hóa truyền thống. Cả hai người đều là những người tín Thần kiền thành.

Lúc đó, những người nông dân bị đảng Cộng sản bóc lột rất nặng nề. Mặc dù họ canh tác chăm chỉ năm này qua năm khác, lại nằm ở vùng đồng bằng Hoa Bắc màu mỡ nên thu hoạch ngũ cốc hàng năm rất dồi dào, nhưng thành quả của một năm lao động vất vả đã bị đảng Cộng sản lấy danh nghĩa giao công lương lấy đi sạch, chỉ còn lại một ít khẩu phần ăn vừa đủ sống, nên đời sống người dân vô cùng nghèo khó.

Ban ngày dì và dượng ra đồng làm việc theo đội sản xuất, còn tôi ở nhà chơi với em họ. Ban đêm, dưới ngọn đèn dầu, dì tôi vắt chéo chân trên chiếc máy xe sợi bông, khâu đế giày hoặc khâu vá. Em họ tôi và tôi nằm trên giường, nghe dượng kể chuyện cười, thỉnh thoảng dì tôi xen vào.

Dượng tôi có một giọng hát rất hay, từng là “thanh y” trong đoàn kịch của làng. Mặc dù các vở kịch truyền thống bị chỉ trích là “chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xét lại” trong Cách mạng Văn hóa, chúng không được phép biểu diễn trở lại, và đoàn kịch bị giải tán, nhưng dượng không bao giờ quên những điển cố kịch truyền thống đã lấp đầy bụng của mình. Ông kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện như “Ngưu lang Chức nữ”, “Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài”, “Thất tiên nữ hạ phàm” v.v. Những vị thần tiên đó, cho đến trung hiếu nhân nghĩa của văn hóa truyền thống giống như gió nhẹ mưa bay, lặng lẽ dung nhập vào tâm lý chúng tôi. 

Tất nhiên, phiên bản mà ông kể về chi tiết khá khác với kịch điển kịch tình ngày nay có rất nhiều thứ thêm thắt cải biến. Ví dụ, trong câu chuyện “Lương Chúc”, khi Chúc Anh Đài cải trang thành nam giới xuất ngoại cầu học trong ba năm, thần tiên trên thiên thượng vì để ngăn chặn hai người họ lâu ngày nảy sinh tình cảm, làm những sự tình trái với văn hóa truyền thống, trên đường Lương Sơn Bá cầu học, đã lặng lẽ trừ bỏ đi ba phần hồn phách của chàng, khiến đại não chàng ta ngu đần, không còn linh quang như xưa, do đó luôn không thể nhận ra thân phận nữ nhi của Chúc Anh Đài, cũng khiến cho phẩm hành của họ luôn được bảo trì đoan chính, thanh bạch. Trong câu chuyện “Ngưu Lang Chức Nữ”, Chức Nữ không ái mộ Ngưu Lang và nhân gian, kỳ thực nàng không cam tâm tình nguyện lưu lại. Nhưng Chức Nữ sau khi tắm rửa đã bị Ngưu Lang lấy đi thiên y, nàng không cách nào trở về trời, mới bị bức lưu lại tại phàm gian. Một khi trả lại thiên y cho nàng, nàng vẫn kiên quyết trở về thiên đình. 

Gia đình dì tôi sống bên sông Hô Đà. Khi ấy thượng nguồn còn chưa có hồ chứa nước, đoạn sông dài mười dặm sóng sánh nước xanh, thuyền chài đi đậu, lúa chín thơm phức, là một vùng đất của lúa và cá mỹ lệ và trù phú. Ở các làng ven sông, hầu như làng nào cũng có ngôi chùa dựng bên sông, thờ tượng Phật, mục đích là để trấn trụ long vương dưới sông, không cho nó gây phong ba bão táp họa hại bách tính xung quanh.

Kể từ khi bắt đầu Cách mạng Văn hóa, đã có một làn sóng tà ác đập phá chùa chiền, hủy Phật báng Thần, phỉ báng Phật Pháp và phá hủy văn hóa Thần truyền, ngay cả những thôn làng hẻo lánh cũng không được tha.

Đập phá tượng Phật trong CMVH ở Trung Quốc (Ảnh: www.hinhanhlichsu.org)
Đào mộ nhục thi trong thời CMVH ở Trung Quốc (Ảnh trithuc.vn)

Lúc bấy giờ, phái tạo phản gồm một số lưu manh côn đồ địa phương trong làng, và hồng vệ binh gồm một số thanh niên sinh viên không am tường thế sự, họ không chỉ lục soát nhà cửa, đốt cổ tịch, mà còn đập phá chùa cổ, tượng Phật, từ đường tổ tiên, miếu thành hoàng… Vào đêm chùa chiền bị đập phá, người chèo thuyền đánh cá trên sông nghe có âm thanh hô hoán từ bờ sông: “Người chèo thuyền ơi, giúp chúng tôi qua sông.” Người lái thuyền chèo thuyền vào bờ, nhưng không thấy bóng người. Ở đó, chỉ có tiếng nước rơi tí tách và âm thanh lên thuyền. Người lái thuyền biết rõ, biết khách trên thuyền không phải là người nên hỏi: “Khách đi đâu vậy?” Một giọng nói đáp: “Ở đây không có chỗ ở, chúng tôi muốn đi Liên Hoa sơn.” Huyện Hoạch Lộc ở bên kia sông (nay đổi tên thành phố Lộc Tuyền), có một ngọn núi Liên Hoa ở Bão Độc trại, họ sẽ trốn sang đó để đặt chân. Khi chèo, người lái thuyền thấy thuyền vẫn trống không, nhưng lại cảm thấy thuyền nặng như chở đầy hàng hóa.

Mặc dù tất cả các chùa miếu trong làng đã bị phá hủy, nhưng loa phóng thanh của đại đội ngày ngày phát hồng ca: “Chưa bao giờ có Cứu Thế Chủ, cũng không có thần tiên hoàng đế, muốn sáng tạo hạnh phúc nhân loại toàn dựa vào bản thân chúng ta”, “Mao Trạch Đông là đại cứu tinh của mọi người”, v.v., bắt đầu một cuộc vận động tạo Thần mới. Sách giáo khoa đầy rẫy những lời dối trá ca công tụng đức Mao và ĐCSTQ tà ác, nhục mạ phê phán đối với truyền thống và thánh hiền, quán xuyến từ đầu tới cuối là vô thần luận và tiến hóa luận, mỗi trang mỗi chương đều để tẩy não mọi người, nhưng hết thảy những quái tượng linh dị phát sinh trong cuộc sống đã chọc thủng những lời hoang ngôn này.

Những kẻ tạo phản chưa hủy Phật đập miếu xong đã bắt đầu đi quật mộ. Lúc bấy giờ, phía tây xóm của nhà dì có một nghĩa trang rộng, trong nghĩa trang trồng rất nhiều cây bách. Những cây bách rất cao to và tươi tốt, có những cây đã hàng trăm năm tuổi. Bước vào nghĩa trang khiến người ta cảm thấy âm u và đáng sợ, ngay cả những cậu bé tinh nghịch nhất cũng không dám tùy tiện vào đó chơi đùa. Các cụ cao niên trong làng đều cho rằng, trên cây bách cổ thụ có ma trắng trú ngụ, nếu kinh động nó sẽ rước họa vào người. Nhưng ở niên đại quỷ đỏ hoành hành, nhân dân bị bạo chính của tà ác đánh gãy xương sống, khiếp sợ trước sự tàn ác và dâm uy của tà ác, không ai dám hé một lời trái ý chúng.

Những kẻ tạo phản và hồng vệ binh nắm giữ cuồng vọng chiến thiên đấu địa, không tin có Thần, đương nhiên cũng không tin có “quỷ dữ”. Những mộ phần tổ tông bị chúng đào bới, cây bách cổ bị chúng chặt tận gốc. Hài cốt của những người quá cố nằm rải rác khắp cánh đồng hoang, gây ra đại họa. 

Nửa đêm hôm đó, trên đường làng tứ phía vang lên những tiếng gầm rú kinh hoàng và chói tai, nghe thấy có thứ gì đó chạy tới chạy lui trên phố lớn. Người ta sợ hãi chui vào chăn không dám thò đầu ra, nhưng cũng có một số người dân liều lĩnh nhìn ra đường, lén lút vịn vào đầu tường hoặc khe cửa nhìn, thì thấy một thứ gì màu trắng, cao một hai thước – “Bạch quỷ” đang đi tới đi lui trên đường phố, còn có một loại vật màu đen đen giống chim, bay tới bay lui trong không trung, trong miệng phát ra âm thanh kỳ quái “chạy, chạy, chạy”, cứ liên tiếp như vậy bốn năm đêm liền. Còn có người nhìn thấy một bé gái lạ chừng ba bốn tuổi ngồi trên mái hiên nhà mình giữa thanh thiên bạch nhật, cao giọng quát chủ nhà: “Ngươi làm nhà ta không đất trụ, ta làm nhà ngươi không thư thái.” Cảnh tượng này có rất nhiều người đều tận mắt nhìn thấy, mà không phải chỉ tại một gia đình. Tiếp sau đó, trong thôn bắt đầu chết người, mỗi ngày đều có người chết, phàm là nhà nào có bé gái ma đó ngồi trên mái nhà đều có người chết. Đa phần người chết là thanh niên, đều là những người tham gia phá chùa phá miếu, chặt bách hủy mộ người ta. Những người già đều nói những kẻ chặt cây bách cổ, ma trắng và tà vật không có chỗ trụ, vì vậy mà điên cuồng trả thù những người này. Tất nhiên, đó là báo ứng mà những kẻ đập phá tượng Phật và phá hủy chùa chiền đáng phải nhận.

Báo ứng hiện thế thực thực tại tại phát sinh khiến mọi người sợ hãi, đặc biệt là những kẻ đập tượng hủy chùa, chặt bách quật mộ. Đừng nhìn lúc bị quỷ đỏ thao túng thì trời không sợ đất không sợ thế nào, nhưng khi quả báo ập đến trước mặt, họ lại càng lo sợ hơn bất kỳ ai. Họ cả ngày run rẩy kinh hoàng, không biết mình có phải là người tiếp theo bị Hắc Bạch Vô Thường cướp đi hay không.

Nhưng nguy vận rốt cuộc không buông tha những người này, tất cả những kẻ làm chuyện bại hoại này đều đi tới Hoàng Tuyền (con đường dưới âm phủ) một cách ly kỳ. Hầu như không ai có thể thoát khỏi kiếp họa này.

Sự việc hiện thế hiện báo này phát sinh khiến những tên côn đồ lưu manh ở địa phương không tin vào “mê tín” trong Cách mạng Văn hóa đã thu liễm lại rất nhiều, không còn dám hành động liều lĩnh vô đạo đức nữa. Những người sống sót sau kiếp nạn, những người vẫn còn quan niệm truyền thống thiện ác hữu báo bắt đầu tin vào “mê tín”: Trong quá khứ người ta cúng tượng Phật thì đặt cúng phẩm và thắp hương. Nhưng trên bàn thờ không còn tượng Phật, cũng không biết cái gì đang nhận hương hỏa và quỵ bái của người ta. Có người thậm chí còn coi cáo, chồn, quỷ, rắn và các thứ tà loạn bát nháo là thần linh để cung phụng.

Ngoài đó ra, mọi người bắt đầu tôn kính một số những người tu hành thế gian tiểu đạo như vu nhân, thầy bói, toán quái, xem phong thủy, v.v. của quá khứ.

Có một phụ nữ nông thôn khoảng 50, 60 tuổi ở làng bên cạnh nhà dì, bà ấy tên là “Chị Ngốc Thành”. Mặc dù không biết một chữ nào, nhưng bà ấy lại là một “đại Thần” nổi danh gần xa. Mọi người thường xuyên lai vãng nhà bà, thậm chí có một số quan lớn của thành phố cũng lái ô tô đến gặp bà để khám bệnh và bói toán.

Trước khi đảng Cộng sản đến, trong làng có rất nhiều người tu hành, và cũng có nhiều pháp môn tu luyện, long ngư hỗn tạp, chính tà đều có, nhưng đại đa số là tiểu đạo. Khi đó, danh từ này cũng không gọi là “tu luyện” mà gọi là “nhập đạo”, mỗi pháp môn được gọi là “đạo môn”. Những đạo môn đó trong vận động “Tam phản, ngũ phản” của đảng Cộng sản đều bị diệt trừ, đóng cửa và đàn áp, nhưng mọi người vẫn không xa lạ gì với văn hóa tu luyện này.

Dù Cách mạng Văn hóa diễn ra cường liệt, nhưng ở nông thôn, các vu nhân, phù thủy, thầy toán quái, xem hương hỏa, xem phong thủy vẫn âm thầm tồn tại, người ta tìm đến họ để giải quyết những căn bệnh nan y mà y học hiện đại không giải quyết được, và rất nhiều chuyện họ có thể giải quyết được. Hơn nữa, không ai có thể đảm bảo mình sẽ không mắc bệnh lạ trong đời, cũng không ai muốn đưa bản thân mình đến chỗ chết. Vì vậy, đảng viên, cán bộ ở các làng ấy giả câm giả điếc, làm ngơ, nhắm mắt cho qua. Vận động đến hô hô khẩu hiệu, giả cách giả bộ, sau đó lại cho phép nghề này có chỗ đứng ở nông thôn. Đặc biệt là sau khi những kẻ phá chùa, phá Phật, chặt cây bách và đào mồ mả bị quả báo, hầu hết mọi người không dám làm liều.

Chị Ngốc Thành vốn là một phụ nữ nhà quê lương thiện chất phác, nhưng bỗng một ngày bà phát điên không rõ lý do. Mồm bà phát ra những từ si si điên điên, phong ngôn phong ngữ. Bà không đánh không chửi người, mùa hè không biết nóng, mùa đông không biết lạnh, đầu bù tóc rối quanh năm, mặc độc một bộ quần áo, bẩn thỉu, chân trần chạy loanh quanh. Đôi khi bà ngủ trong đống củi, đôi khi bà ngủ trong tuyết và ăn bất cứ thứ gì bà nhặt được. Khi những cậu bé nghịch ngợm nhìn thấy bà, chúng la ó xung quanh bà, gọi bà là “Chị Ngốc Thành”, và liên tục ném cục đất cứng vào người bà, bà không biết làm thế nào để trốn, chỉ biết cười ngu ngơ. Thuở ấy quê nghèo lắm, người dân hầu như không có cái ăn cái mặc, làm sao có tiền đi khám bệnh? Lại nói, người dân quê khi đó ngày ngày bận rộn với công việc đồng áng, ai có thời gian để trông bà, mà muốn trông cũng không trông nổi bà. Chỉ có thể để bà ấy chạy lung tung, để cho bà ấy trong cơn điên mà tự sinh tự diệt.

Vài năm sau, cơn điên của bà đột nhiên hồi phục, và bà cũng có một thần thông nhỏ, có thể chữa bệnh cho mọi người. Nhiều căn bệnh “ác”, bệnh “hư” mà bệnh viện không thể điều trị được đã được chữa khỏi sau khi bà khám. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là có người đến nhờ bà chữa trị, bà sẽ kể nguyên nhân bệnh tật của người đó: Anh đã làm chuyện khuyết đức từ bao giờ bao giờ. Bệnh nhân nghe đến mắt trừng mồm há hốc, tâm phục khẩu phục, bởi vì những gì bà ấy nói chính là sự thật. Bà cũng sẽ cảnh cáo bệnh nhân thành tâm sửa lỗi, không được tái phạm. Một trong những đặc điểm khi bà ấy khám bệnh là bà ấy không bao giờ lấy một xu nào từ họ.

Bà cũng nói với mọi người rằng bà nguyên là một tiên nữ trên trời, nhưng bị giáng xuống phàm trần vì phạm luật của thiên đình, bà phải hoàn hết tội nghiệp mới có thể quay trở lại thiên giới.

Bà thường xuyên ngất xỉu không rõ nguyên nhân, cũng không biết vì chuyện gì, giống như đã qua đời nhưng cơ thể vẫn mềm, một lúc sau sẽ sống lại. Sau khi tỉnh dậy, bà sẽ nói với gia đình mình rằng bà vừa đi đến nơi nào đó trên thiên thượng.

Được một thời gian, trên nách bà mọc một cái ghẻ to bằng quả đào, bà nói là do bà lên Trời dự hội bàn đào của Vương Mẫu nương nương, đào ngon quá nên muốn hái một quả về cho người nhà ăn, vì vậy bà đã lén lấy một quả đào và kẹp nó dưới nách. Nó đã trở thành như thế này khi bà trở lại phàm trần. Hầu hết dân làng tin tất cả những gì bà ấy.

Vài năm sau, Chị Ngốc Thành qua đời, có lẽ là bà đã hoàn nghiệp hồi thiên. 

Tác giả: Thính Tuyền, Epoch Times
Hương Thảo biên dịch