Trước đây, việc học và luyện Pháp Luân Công ở Đài Loan chủ yếu là do các cá nhân tiếp cận, từ đó giới thiệu cho người thân và bạn bè cùng học. Tuy nhiên, Đài Truyền hình Đài Loan đã trở thành đơn vị đầu tiên ở quốc đảo này tổ chức học và luyện Pháp Luân Công tập thể…

Với cá tính nhiệt tâm và hào sảng của mình, Hồng Cát Hoằng sau khi tu luyện đã tích cực hướng tới những thân hữu mà giới thiệu Pháp Luân Công.

Một ngày nọ, Hồng Cát Hoằng tình cờ gặp Trương Kế Chính, một người hàng xóm, là giám đốc bộ phận hành chính của Tổng Công ty Truyền hình Đài Loan (TTV). Chiểu theo thông lệ từ trước, Hồng Cát Hoằng bắt đầu giới thiệu công hiệu chữa bệnh khỏe người kỳ diệu của Pháp Luân Công, tiếp theo ông đưa ra lời đề nghị: “Trương Kế Chính, công pháp tốt như vậy, chúng tôi tới Đài Thị (TTV) để mở lớp thì sao?” Nguyên lai, do chịu ảnh hưởng của phong trào tập khí công mạnh mẽ ở Hoa lục, trong nội bộ Đài Thị khi ấy cũng khởi lên trào lưu tập khí công, cứ mỗi hai hay ba tháng, liền mời một khí công sư đến mở lớp dạy cho nhân viên. Khi biết được học Pháp Luân Công là hoàn toàn miễn phí, Trương Kế Chính lập tức đồng ý sắp xếp khai giảng lớp học.

Vào tháng 8 năm 1996, Hồng Cát Hoằng và các học viên đã đắc Pháp thời kỳ đầu đã tổ chức một “Lớp học chín ngày” tại phòng họp trên tầng cao nhất của TTV trong giờ nghỉ trưa của các nhân viên TTV. Khoảng 30 nhân viên TTV đã tham gia. Vì hiệu quả tốt lành của các bài công pháp, nên đã dẫn phát một chủ đề giao lưu chia sẻ sôi nổi trong văn phòng, vậy là theo yêu cầu của mọi người, một “Lớp chín ngày học Pháp và luyện công” khác lại được tổ chức vào tháng 11 tại Đài Thị.

Trước đây, việc học và luyện Pháp Luân Công ở Đài Loan chủ yếu là do các cá nhân tiếp cận, từ đó giới thiệu cho người thân và bạn bè cùng học. Tuy nhiên, Đài Truyền hình Đài Loan đã trở thành đơn vị đầu tiên ở quốc đảo này tổ chức học và luyện Pháp Luân Công tập thể. Nhờ sự đóng góp của các nhân tài truyền thông chuyên nghiệp này, chất lượng nghe nhìn của các video dạy Pháp Luân Công, các bản thâu âm và video 9 bài giảng Pháp của Sư phụ Lý đã được cải thiện đáng kể. Đài Truyền hình Đài Loan – TTV cũng phối hợp với Nhiếp Thục Văn, hiệp trợ trong công tác liên hệ hành chính số lượng lớn trong quá trình hồng truyền Pháp Luân Công lúc ban đầu. Trong những ngày đầu của cuộc bức hại Pháp Luân Công phát sinh ở Trung Quốc đại lục, các học viên Pháp Luân Công ở TTV đã lên một kế hoạch hệ thống để sản xuất và phát sóng một loạt các câu chuyện về tu luyện của các học viên Pháp Luân Công, và đóng một vai trò to lớn trong việc hỗ trợ thành lập “Đài Truyền hình Tân Đường Nhân” vào năm 2001.

Cơ duyên tu luyện nhờ việc giúp mang sách ‘Chuyển Pháp Luân’ từ Bắc Kinh về Đài Loan

Ngô Thịnh Chi, người làm việc tại Phòng Kỹ thuật của TTV, đã tham gia Lớp chín ngày học Pháp luyện công đầu tiên ở TTV. Vào thời điểm đó, anh đang bôn ba giữa Đài Loan và Bắc Kinh để trị liệu một khối u bằng ngón tay cái phía sau nhãn cầu phải của mình. Bác sĩ Đài Loan nói với anh rằng để điều trị khối u này, anh phải mổ não, khoan một lỗ trên xương sọ phía sau nhãn cầu, sau đó cắt bỏ khối u qua một lỗ nhỏ. Hơn nữa, tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật chỉ là 50%. Ngô Thịnh Chi nói: “Nghe đã thấy khủng khiếp, chưa nói đến việc thực sự đụng dao kéo”. Vì vậy, Ngô Thịnh Chi đã từ bỏ cuộc phẫu thuật, cứ mỗi một hoặc hai tháng lại mang theo đô la Mỹ cùng vợ đến Bắc Kinh để tìm nhân sĩ có công năng đặc dị để trị bệnh.

Sau khi tham gia lớp học chín ngày, Ngô Thịnh Chi lúc đầu chỉ thỉnh thoảng mới luyện Pháp Luân Công, và vẫn thường đến Bắc Kinh để trị bệnh. Vào thời điểm đó, do số lượng học viên Pháp Luân Công ở Đài Loan ngày càng tăng, và việc vận chuyển sách “Chuyển Pháp Luân” từ Hoa lục hoặc Hồng Kông về Đài Loan rất đắt đỏ, nên các học viên ở Đài Bắc đã nhờ Ngô Thịnh Chi mang sách “Chuyển Pháp Luân” từ Bắc Kinh về Đài Bắc giúp họ.

Vì vậy, mỗi khi đến Hoa lục chữa bệnh, vợ chồng Ngô Thịnh Chi khi trở về đều khiêng đồ đạc trên người, sau đó mang theo 4 chiếc vali đựng đầy sách Chuyển Pháp Luân. Cặp đôi cũng làm quen với những học viên Bắc Kinh đến giao sách. Với sự khích lệ thường xuyên của các học viên Bắc Kinh, khi trở về Đài Loan Ngô Thịnh Chi dần nhận ra rằng, loại thảo dược mà anh đã tốn rất nhiều đô la để mua gần như vô công hiệu, vì vậy anh dần dần bắt đầu luyện công một cách nghiêm túc.

Sau một thời gian chuyên tâm tu luyện, Ngô Thịnh Chi phát hiện mình không còn bị đau đầu do khối u nữa, và mắt phải dần dần có thể nhìn rõ mọi vật. Sau đó, anh đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhưng khối u đã không cánh mà bay, khiến bác sĩ vô cùng ngạc nhiên. Được trực tiếp trải nghiệm và thuyết phục bởi sự việc này, vợ chồng Ngô Thịnh Chi bắt đầu luyện công cùng nhau.

Ngô Thịnh Chi, người có kỹ thuật chuyên nghiệp về vệ tinh, đã cung cấp nhiều tư vấn và hiệp trợ chuyên nghiệp khi Đài Truyền hình Tân Đường Nhân NTD.TV được thành lập ở Bắc Mỹ và Đài Loan sau này.

Mỗi người một cơ duyên tu luyện khác nhau

Hoàng Tiểu Minh, trưởng phòng Tài vụ của Đài Truyền hình Đài Loan – TTV, và Lư Hiểu Nguyên, trưởng ban Chỉ đạo chương trình, không bị thu hút bởi hiệu quả chữa bệnh khỏe người của Pháp Luân Công, mà bị hấp dẫn sâu sắc bởi các bài giảng Pháp của Sư phụ Lý.

Lúc đó Hoàng Tiểu Minh khổ sở vì bị mất ngủ, hầu như đêm nào cũng không cách nào ngủ được, người khá gầy; còn Lưu Hiểu Nguyên thì khổ sở vì viêm khớp, và họ đã tiếp xúc qua không ít môn phái khí công để rèn luyện sức khỏe. Khi họ nhìn thấy thông báo về Lớp chín ngày được dán trên thang máy và bảng thông báo, họ đã đăng ký tham gia. 

Buổi trưa đầu tiên xem video bài giảng Pháp của Sư phụ Lý, Hoàng Tiểu Minh trong nội tâm rất chấn động: “Hóa ra có người giảng Pháp! Tất cả các môn khí công tôi luyện trước đây đều không dạy tâm Pháp!” Đã nhiều năm, Hoàng Tiểu Minh đã đọc rất nhiều sách liên quan đến khí công và tu luyện, nhưng càng đọc nhiều, anh càng hoài nghi, càng cảm thấy hoang mang. Lời giảng Pháp của Sư phụ Lý chắc chắn đã “phá nghi” đối với anh, “Sư phụ Lý đã giảng về vũ trụ quan, và cũng nói cho bạn biết bạn là ai, nguyên lai sinh mệnh của bạn từ đâu đến, đều giảng rất rõ ràng!”

Lư Hiểu Nguyên nói: “Tôi đã học qua rất nhiều thứ, Phật, Đạo, ma và quái, điều gì tôi cũng học, nhưng đều không có tâm Pháp”. Nhưng trong giảng Pháp, Sư phụ Lý đã đề cập rằng bệnh tật là vấn đề của nghiệp lực, khiến anh xúc động sâu sắc.

Vậy là Hoàng Tiểu Minh và Lư Hiểu Nguyên cùng quyết định tu luyện vì được thuyết phục bởi các Pháp lý trong bài giảng của Lý Sư phụ. Còn Trần Hinh Lâm, người không có nhu cầu chữa bệnh khỏe người, cũng không quan tâm đến khí công, cũng không nghĩ đến tu luyện, thì đến với Pháp Luân Công từ một cơ duyên khác.

Trần Hinh Lâm làm việc trong văn phòng Tổng giám đốc, nhưng trước những lời mời nhiệt thành của đồng nghiệp, cô không thể cự tuyệt, vì thế đã “nhập cuộc”.

Trên thực tế, Trần Hinh Lâm đang trong một mối quan hệ nhân sinh phức tạp, không có tâm trí cho những sự vụ bên ngoài: cô vừa ly thân với người chồng ngoại tình vốn đã gắn bó với cô mười năm, và người thứ ba vừa sinh một bé trai, một tháng trước thường xuyên gọi điện và liên tục quấy rối cô. Điều tồi tệ hơn là mẹ chồng thường đối xử rất lạnh lùng lãnh cảm với cô – người đã sinh hai bé gái. Cô suy sụp đến mức khó đi vào giấc ngủ, thân người gầy đi, vàng vọt, trên mặt có quầng thâm lớn. Cô hình dung bản thân mình lúc đó “giống như một xác chết biết đi”.

Sau khi xem video giảng Pháp hôm đó, mọi người bắt đầu học các động tác luyện công. Khi mọi người tập bài công pháp thứ hai, cô ấy cũng giơ tay theo.

“Đêm đó tôi ngủ ngon, và đã có một giấc mộng tuyệt vời. Trong giấc mộng không có bất cứ phiền não nào”.

Trần Hinh Lâm đã rất cảm động, cách ngày lại đi luyện công. Không có gì ngạc nhiên khi cô lại có một giấc ngủ yên bình sau khi trở về nhà. Lúc này, cô quyết định sẽ học tốt công pháp và lắng nghe Sư phụ Lý giảng Pháp.

“Các Pháp lý ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ đã chạm vào sâu thẳm trái tim tôi, và khiến tôi minh bạch được ý nghĩa của sinh mệnh. Sau đó, tôi đã lý giải được một số quan hệ nhân duyên…” Những phẫn hận và bất bình đang cố thủ trong tâm Trần Hinh Lâm đã dần dần tiêu biến đi. Không lâu sau, cô nói với mẹ chồng: Con có thể chăm sóc tốt cho cậu bé do người thứ ba này sinh ra.

Một năm sau, khi chồng cô quyết định kết hôn với người thứ ba, Trần Hinh Lâm đã ký vào đơn ly hôn một cách bình hòa mà không oán không hận. Sau đó, người chồng cũ nói với con gái của họ rằng: “Mẹ của con rất thiện lương, có thể nhẫn nại phi thường, bà ấy thật sự là một người tốt”.

Cơ duyên tu luyện của giám đốc chương trình Trương Quỳnh Văn cũng khác. Là người yêu thích các bài tập gym, khi luyện công, cô phát hiện ra, những động tác “duỗi” đơn giản trong bài công pháp thứ nhất của Pháp Luân Công còn “đã” hơn những bài tập nặng nhọc trong phòng tập; từ đó cô đã chuyển từ chăm chỉ “luyện công” sang thực hành tu luyện. Sau đó, cô ấy đã phát huy một vai trò rất quan trọng trong quá trình chế tác phim ảnh về các học viên Pháp Luân Công.

Trong một thời gian dài, Đài Truyền hình Đài Loan đã có các điểm luyện công theo thời gian cố định, hoàn cảnh học Pháp và luyện công ổn định và tiện lợi đã mang lại rất nhiều lợi ích cho mỗi học viên. Tuy nhiên khi ấy chỉ có những nhân viên nội bộ mới có thể tham gia vào các điểm luyện công của TTV. Vì để có nhiều người hữu duyên có thể được thụ ích, mọi người đã lập một điểm luyện công khác ở công viên Đôn Hóa gần Đài truyền hình TTV.

(Còn nữa…)

Quý vị muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, hay còn gọi là Pháp Luân Công, hãy bấm vào link: https://vi.falundafa.org (tiếng Việt); Và: www.falundafa.org (tiếng Anh)

Cuốn sách “Hạt giống vàng – Câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp ở Đài Loan” như một trang sử sống động, ghi chép lại mạch lạc phát triển của Pháp Luân Công ở Đài Loan với những câu chuyện cảm động và những lịch trình trân quý.
Năm 1994, từ cơ duyên kỳ diệu của một cặp vợ chồng Đài Bắc, tới chuyến đi của một bác sĩ Thượng Hải đến Đài Loan, và một lão ông từ Quý Châu đến thăm họ hàng ở Hoa Liên, họ đã mang theo ‘hạt giống’ Đại Pháp đến Đài Loan, và tạo ra một cơ duyên tu luyện hiếm có cho người dân của quốc gia này.
Vào tháng 2 năm 2016, nhóm biên tập đã triển khai các cuộc phỏng vấn độc quyền ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam Đài Loan. Sau ba năm nghe các tệp ghi âm, so sánh đối chiếu và tương tác, cuối cùng đã có thể biên tập thành một cuốn sách, dù khó khăn hơn so với dự kiến ​​ban đầu.
Hôm nay, chúng tôi xin đăng toàn văn cuốn sách “Hạt giống vàng”, hy vọng lưu lại cho độc giả một kiến chứng lịch sử hoàn chỉnh hơn về Pháp Luân Đại Pháp từ góc nhìn của người Đài Loan.

Theo Epoch Times
Phóng viên và biên tập: Tăng Tường Phú – Hoàng Cẩm.
Hương Thảo biên dịch

Từ Khóa: