Khi xem Tây Du Ký, rất nhiều người đều thấy thích thú với khí phách ngang tàng của Tôn Ngộ Không khi đại náo trên Thiên cung và làm loạn dưới Địa phủ… bởi đó là những nơi con người bình thường chỉ có thể tưởng tượng ra mà thôi.

Đó là câu chuyện xảy ra sau Tôn Ngộ Không được Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy cho 72 phép Địa Sát. Nhưng vì làm huyên náo đạo quán, Ngộ Không đã bị Tổ Sư nhất quyết đuổi đi và cấm không được nhắc đến tên thầy. 

Xuất khỏi tam giới, Diêm Vương không thể quản

Lấy được Định Hải Thần Châm, áo giáp quý ở Long cung, Tôn Ngộ Không về Hoa Quả Sơn vui vầy với “con cháu”. Trong lúc Hầu vương say ngủ đã bị Hắc Bạch Vô Thường bắt xuống âm phủ.

Trong khi đang ngủ, Mỹ hầu vương bị hai người cầm một văn tự, trên có viết ba chữ “Tôn Ngộ Không” tiến tới gần. Hai người này không cần giải thích, dùng dây thừng trói, khiến linh hồn Ngộ Không bị hút đi theo mãi tới trước cửa một tòa thành. Lúc này Ngộ Không đã tỉnh rượu, ngẩng đầu lên quan sát, và thấy có một tấm biển, trên đó có ba chữ lớn “U minh giới”. Khi nghe Hắc Bạch Vô Thường nói tuổi thọ đã hết nên phải bị bắt đi, Hầu vương bèn nói: “Lão Tôn này đã vượt ra ngoài khỏi tam giới, không còn ở trong Ngũ hành, đâu còn thuộc Diêm vương quản lí nữa. Cớ sao dám hồ đồ đến trói bắt ta?”.

Hai quỷ câu hồn cất giọng: “Sinh linh vạn vật đều do Diêm Vương quản lý. Lão Diêm Vương muốn kẻ nào chết ở canh ba thì kẻ đó không sống được đến sáng”. Hai quỷ câu hồn ấy cứ một mực lôi kéo Hầu vương đi, làm Hầu vương giận dữ, rút bảo bối trong tai ra, vung lên đánh cho hai quỷ câu hồn một trận, rồi tự cởi trói, vác gậy quay vào đánh trong thành, khiến các loại quỷ đầu trâu, mặt ngựa chạy trốn tán loạn. Không chỉ vậy, quá tức giận, Mỹ Hầu Vương đã đại náo âm phủ, xóa hết sổ sinh tử của loài khỉ.

Tranh vẽ Hắc Bạch Vô Thường trong Tân Thuyết Tây Du Ký Đồ Tượng.

Tôn Ngộ Không tu được thuật trường sinh, lấy được Định Hải Thần Châm ở Long cung. Thần thánh, cao siêu vậy, tại sao  lại bị Hắc Bạch Vô Thường kéo được xuống âm phủ?

Thời điểm đại náo thiên cung, Tôn Ngộ Không thực chất cũng chỉ là một con khỉ bình thường bản chất động vật nhưng hơn giống loài là hắn biết Đạo pháp. Chuyện Hắc Bạch Vô Thường bắt được cũng là lẽ bình thường.

Bởi bản tính ngông nghênh lại có căn cơ nên Thạch Hầu ngông cuồng, không sợ Hắc Bạch Vô Thường đã đành, còn đánh họ chạy tán loạn. Tuy nhiên, câu chuyện Hắc Bạch Vô Thường kéo hồn Tôn Ngộ Không xuống địa phủ thực chất là ẩn dụ cho câu chuyện người tu luyện đắc Đạo.

Người tu luyện là không thuộc tam giới quản

Sinh tử xác thực là thuộc về quá trình mà người tu luyện phải vượt qua. Thạch Hầu thiên tư cực cao, theo Tổ sư Bồ Đề học được bản lĩnh cao cường, lại có Pháp bảo là “định hải thần châm” (thiết bảng, hay gậy Như Ý), từ đó sở hữu năng lực thoát khỏi sự quản lý của các Thần tầng thứ thấp tại địa phủ, vượt qua sinh tử. Thạch Hầu tiến bộ cực nhanh, ngay từ đầu đã đạt tới trình độ thoát khỏi sinh tử, thật là lợi hại. Như vậy người tu luyện, chỉ cần có thể dũng mãnh tinh tấn, thì thoát khỏi sinh tử cũng không phải là việc khó, nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu.

Do đó, sinh tử đối với người tu luyện mà nói thì căn bản không phải là chướng ngại gì cả. Câu nói “coi cái chết tựa như sự trở về” (thị tử nhi quy), thực ra bắt nguồn từ đó, chết không có gì là đáng sợ hết, cũng giống như là trở về nhà thôi. Vì thế trong lịch sử, người tu luyện chân chính đều không quan tâm tới sinh tử, ấy là vì họ đã minh bạch ý nghĩa của sinh tử rồi. Còn đối với người không chân tu mà nói, thì khó mà lý giải nổi. Đây không phải là lý tưởng vĩ đại gì ở nhân gian, mà đối với người tu luyện, thì đó là minh bạch chân lý vũ trụ, minh bạch ý nghĩa của kiếp người.

Kiên Định
Theo Secretchina

Video: Huyền cơ ẩn sau những nhân vật được lựa chọn trong Tây Du Ký

videoinfo__video3.dkn.tv||48868aefb__

Từ Khóa: