Những người thích nói dối, từ cách nói chuyện cũng có thể nhận biết được. 

Bạn đã từng nói dối bao giờ chưa? Tin chắc rằng rất nhiều người sẽ trả lời: “đã từng”. Tuy nhiên đại đa số mọi người nói dối đều vì một chuyện cụ thể nào đó, ví như khi còn nhỏ, đi học, thường xuyên nghe thấy câu nói dối kinh điển nhất. “Em để quên vở bài tập ở nhà”. Thật ra không phải quên mang đi mà chưa làm xong, hoặc không tự tin là mình làm đúng.

Nhưng theo nghiên cứu, trong cuộc sống không thiếu những người thích nói dối, những người này nói dối lâu thành quen, phạm vi từ nhỏ đến lớn, có lúc chỉ là sáng nay ăn gì hoặc đi đâu chơi cũng mở miệng nói dối.

Những người thích nói dối vặt như vậy dần dần quen với nó, trong lòng ngày càng méo mó, không thật thà, thích lừa gạt người khác chỉ để thu được sự vui vẻ và cảm giác thành tựu, hoặc để đạt được mục đích của bản thân.

Mà những người nói dối quen miệng thường hay có ba biểu hiện này trong lời nói:

“Tôi xin thề”

Những câu nói như là “tôi đảm bảo”, “hãy tin tôi”, “nếu mình nói dối trời nổi sấm sét”, “mình vĩnh viễn không bao giờ lừa cậu”… Những người thích nói những câu này có cùng một điểm chung là thích nhấn mạnh rằng bản thân rất đáng tin cậy và đáng được tín nhiệm.

Hành vi này trên thực tế là một loại “dùng tính cường điệu để chứng minh” nói một cách đơn giản là có tật giật mình. Bởi vì kẻ lừa đảo khi nói dối thường vô thức tự cảm thấy sợ hãi và xấu hổ, vì thế sẽ tìm những cách nói cường điệu này để tự an ủi bản thân và chứng minh bản thân.

Ảnh minh họa: Ivsky.

Phức tạp hóa lời nói

Người đang nói dối thường thông qua những lời nói chồng chất lên nhau để che giấu cảm giác tội lỗi.

Ví dụ như, cùng là một sự kiện, người đang nói thật và người đang nói dối sẽ nói khác nhau như thế này:

“Cuộc điện thoại đấy là Lệ gọi đến”.

“Cuộc điện thoại đấy là do đồng nghiệp mới của công ty tôi, cô Lệ gọi đến, cô ấy muốn thảo luận một số chuyện liên quan đến công việc, hôm qua chúng tôi đã hẹn là hôm nay sẽ gọi điện cho nhau”.

So sánh sự khác biệt, bạn nghĩ cách nói nào sẽ khiến người khác nghi ngờ hơn?

Không sai, đấy là cách nói dài dòng thứ hai, biến sự việc rất đơn giản trở nên phức tạp. Họ có cảm giác sơ hở, nên muốn sử dụng những lời nói dối khác để làm tròn lời nói dối ban đầu của mình.

Bỏ quên chữ “tôi”

Chuyên gia tâm lý học Wesman tại Đại học Hertfordshire, Hoa Kỳ nhận thấy rằng mọi người thường cảm thấy căng thẳng hơn khi họ nói dối, do đó, họ sẽ luôn vô thức loại bỏ bản thân khỏi những lời dối trá. Tình huống này còn được gọi là “quên đại từ nhân xưng ‘tôi’”.

Ví dụ như khi bạn không muốn tham gia buổi họp mặt buổi tối, bạn thường nói với đối phương “tối nay có việc rồi”, mà không phải là “tối nay tôi có việc rồi”.

Ba điểm trên thường là những thói quen khi nói chuyện của những người thường xuyên nói dối, mặc dù có thể không chính xác với một số người nhưng độ tin cậy là tương đối cao. Do đó nếu bạn phát hiện những người bên cạnh có hiện tượng như thế, vậy thì đối phương có thể là một người thích nói dối. Sau này có thể quan sát nhiều hơn, khi tương tác nhiều bạn mới nên đánh giá con người họ. Nhưng những dấu hiệu này có thể giúp bạn lưu tâm và tránh được những hiểu lầm không đáng có do những thông tin không đúng sự thật mà người thích nói dối đưa ra. Bạn có thể dành thêm chút thời gian để kiểm chứng trước khi đặt trọn niềm tin nơi họ.

Ngọc Linh
Theo Secretchina

Video: Cổ nhân thường nói “tích đức, thất đức” – Đức ấy là gì?

videoinfo__video3.dkn.tv||3e7c4ea50__