Trong sâu thẳm nơi ký ức mỗi người, Tết Nguyên Đán vẫn mãi đọng lại những hình ảnh khó quên đó là những gương mặt cười rạng rỡ, tiếng cười nói vui vẻ, tiếng pháo, hoa tươi và người người chúc Tết nhau.

“Nguyên Đán” (元旦) là tên gọi có từ thời cổ đại Trung Quốc, “Nguyên” tức là tháng đầu tiên, tháng giêng, mồng một tức là “Đán”, “Nguyên Đán”  nghĩa là ngày đầu tiên của năm. Thời Chuyên Húc, một trong Tam Hoàng Ngũ Đế, Chuyên Húc quy định tháng giêng là “Nguyên”, mồng một là “Đán”. Trong quá trình diễn biến mấy nghìn năm, ngày tháng của “Nguyên Đán” có những thay đổi, nhưng căn cứ thay đổi đều là theo lịch pháp truyền thống Á Đông.

Thời Hán Vũ Đế, lấy ngày mồng một tháng giêng Hoàng Lịch định là Nguyên Đán, một mạch cho đến trước năm 1949, Trung Quốc (và một số nước Á Đông) đều lấy ngày mồng một tháng giêng làm Tết Nguyên Đán.

Do đặc thù của ngày Tết Nguyên Đán, cho nên những ngày khác đều không thể đem lại cho mọi người niềm vui và hy vọng như Nguyên Đán được. Ngày Tết Nguyên Đán là ngày chính, là ngày rất đặc biệt .

Hiện nay ở Trung Quốc, ngày “Nguyên Đán” này lại không phải ngày Tết truyền thống chân chính Á Đông, “Nguyên Đán” mà ngày nay nói đến, tức là sau năm 1949, Trung Quốc chuyển sang dùng lịch dương thông dụng trên thế giới. Từ đó Trung Quốc chính thức gọi ngày mồng 1 tháng 1 dương lịch là “Nguyên Đán”, còn ngày mồng 1 tháng giêng âm lịch (cũng gọi là Hoàng lịch, nông lịch) là “Tết Xuân” (Xuân Tiết).

Thực ra vào thời cổ đại, Tết Nguyên Đán và Tết Hoàng lịch (âm lịch) là cùng một ngày.

Trung Quốc sửa đổi hai ngày lễ Tết này khiến cho ngày Tết truyền thống bị phai nhạt, khiến cho đông đảo nhân dân Trung Quốc không biết được nội hàm chân chính của ngày Tết truyền thống và một năm bốn mùa mà thượng Thiên đã định, do đó cũng làm thay đổi văn hóa truyền thống chân chính của Trung Quốc.

Trung Quốc sửa đổi hai ngày lễ Tết này khiến cho ngày Tết truyền thống bị phai nhạt. (Ảnh: fireworks.com)

Tết Nguyên Đán của các nước Á Đông, tương truyền khởi đầu từ thời Chuyên Húc – một trong Tam Hoàng Ngũ Đế của Trung Quốc, cho đến nay đã có lịch sử 5000 năm. Từ “Nguyên đán” xuất hiện sớm nhất ở “Tấn thư”: “Vua Chuyên lấy tháng giêng đầu mùa xuân làm Nguyên (khởi đầu), thực ra là mùa xuân ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của năm”.

Nguyên Đán ở các nước Á Đông xưa nay đều chỉ ngày mồng 1 tháng giêng Hoàng lịch (còn gọi là Hạ lịch, âm lịch, nông lịch). Nguyên Đán nghĩa là ngày đầu tiên của một năm mới. “Nguyên” nghĩa là bắt đầu, “Đán” chỉ lúc trời sáng, cũng chỉ ngày Nguyên Đán là ngày đầu tiên khởi đầu cho một năm mới.

Nguyên Đán là ngày đầu tiên khởi đầu cho một năm mới. Các nhà khảo cổ trong khi khai quật các di vật văn hóa Đại Vấn Khẩu phát hiện ra một bức họa mặt trời mọc lên từ đỉnh núi, ở giữa khói mây vây quanh. Sau khi khảo chứng cho thấy, đây là cách viết chữ “Đán” lâu đời nhất. Sau này, trên các văn tự đúc trên đồ đồng thời Ân Thương, lại xuất hiện chữ “Đán” được giản hóa. Chữ “Đán” (旦)được dùng hình mặt trời tròn để biểu thị. Chữ nhất (一)dưới mặt trời (chữ Nhật -日) biểu thị đường chân trời, ngụ ý mặt trời từ từ mọc lên từ đường chân trời.

Do đó ngày mồng 1 tháng 1 dương lịch ngày nay không phải là “Nguyên Đán” (ngày đầu tiên) chân chính, Nguyên Đán trong sách cổ cũng là tên gọi chung cho Tết Năm Mới Hoàng lịch (Tết Âm lịch). Do từ năm 1912 Trung Quốc chuyển sang dùng Tây lịch (lịch Gregorius), lấy ngày Tết Năm Mới (Tết Tây) gọi là “Tết Nguyên Đán”. Lấy ngày Tết Nguyên Đán truyền thống gọi là Tết Xuân (Xuân Tiết) là cách làm đánh lận con đen, rất dễ gây ra hiểu sai cho những người không biết rõ sự thực, cho rằng Tết Nguyên Đán trong sách cổ chính là “Tết Nguyên Đán” của lịch Gregorius ngày nay.

Điều này không chính xác, do đó nhất định phải hiểu lịch sử này mới không bị hiểu sai. Cái “Nguyên Đán” này không phải là cái “Nguyên Đán” kia, Nguyên Đán xưa chính là Tết truyền thống của các dân tộc Á Đông ngày nay, mà Nguyên Đán lịch Gregorius (dân gian gọi là Tết dương lịch hay Tết Tây) là từ phương Tây truyền đến, không phải là Tết truyền thống Á Đông, nó chỉ là ngày lễ mang tính chính trị (Là điểm ranh giới của năm tài chính ngày nay).

Nguyên Đán là ngày đầu tiên khởi đầu cho một năm mới. (Ảnh: wikihow.vn)

Nguyên Đán trong “Kinh Thư – Thuấn điển” gọi là Nguyên Nhật”. Thôi Viện đời Hán trong “Tam tử thoa minh” gọi nó là “Nguyên Giêng”. Canh Xiển đời Tấn trong “Dương đô phú” gọi nó là “Nguyên Thần”. Trong “Nguyên hội đại hưởng ca hoàng hạ từ” đời Bắc Tề gọi nó là “Nguyên Xuân”.

Đường Đức Tông Lý Thích trong bài thơ “Nguyên nhật thoái triều quan quân trượng quy doanh” gọi nó là “Nguyên Sóc”. Nhưng Nguyên Đán mà người Trung Quốc cổ đại gọi thì không phải ngày mồng 1 tháng 1 dương lịch, mà là mồng 1 tháng giêng âm lịch, cũng gọi là Nguyên Nhật. Ở Trung Quốc chỉ từ thời Trung Hoa Dân Quốc trở đi mới dần dần chuyển sang dùng niên kỷ Công Nguyên. Vì vậy ngày mồng 1 tháng giêng Hoàng lịch (âm lịch, hay nông lịch) là “Tết Trung Quốc” có không khí lễ tết “Nguyên Đán” nhiều. Tiếng địa phương các nơi thường gọi là mồng một Tết, thường gọi là mồng một tháng giêng.

Ca dao:

Con ơn con ơi chớ có thèm

Mồng tám tháng chạp Tết đến nơi,

Mồng tám tháng chạp cháo mấy ngày,

Quanh đi quẩn lại đã hai ba,

Hai mươi ba, kẹo dưa xôi,

Hai mươi bốn, quét dọn nhà,

Hai mươi lăm, rán đậu phụ,

Hai mươi sáu, hầm thịt dê,

Hai mươi bẩy, gà trống thịt,

Hai mươi tám, lấy bột ra,

Hai mươi chín, luộc bánh bao

Ba mươi thức trọn cả đêm,

Mồng một Tết khấu đầu chúc Tết.

Không khí rộn ràng chuẩn bị tết

Phong tục xưa, ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày cúng Thần bếp (Táo quân). Tương truyền ngày này, Táo quân sẽ lên Trời báo cáo với Ngọc Hoàng Đại Đế về thiện ác của gia đình, để Ngọc Hoàng Đại Đế thưởng phạt. Ngọc Hoàng Đại Đế căn cứ theo báo cáo của Táo quân lấy vân mệnh hung cát họa phúc của gia đình đó trong một năm mới giao vào tay Táo quân.

Sau khi cúng ông Táo xong, là chính thức chuẩn bị ăn Tết. Mỗi năm từ ngày 23 tháng chạp âm lịch cho đến giao thừa, dân gian gọi thời gian này là “Ngày nghênh xuân”, cũng gọi là “Ngày quét dọn”. Quét dọn chính là tổng vệ sinh cuối năm, miền bắc gọi là “dọn phòng”, miền nam gọi là “Quét bụi”.

Quét dọn trước năm mới là tập quán truyền thống của các nước Á Đông. Theo âm Hán “bụi” (trần) với “cũ” (trần) cùng âm, năm mới quét bụi có hàm nghĩa “loại bỏ cái cũ, nghênh đón cái mới” (Tống cựu nghênh tân), dụng ý là muốn đem tất cả cái vận nghèo, vận đen quét dọn ra khỏi nhà. Tập tục này gửi gắm hy vọng phá bỏ cái cũ, gây dựng cái mới, và cầu mong tống cựu nghênh tân.

Tết âm lịch, việc đầu tiên là đem câu đối đã chuẩn bị trước dán lên cửa, mọi người lúc nào gương mặt cũng tươi cười, không nói lời không may mắn, bất kể nhà có tiền hay không, già trẻ trai gái đều mặc quần áo mới, trang điểm đẹp, nhà nhà treo đèn kết hoa, bầu không khí ăn Tết rất náo nhiệt.

Phong tục xưa, ngày 23 tháng chạp âm lịch là ngày cúng Thần bếp (Táo quân) rất gần gũi với người dân Việt Nam. (Ảnh:phunutoday.vn)

Sự kiện quan trọng nhất ngày 30 Tết là ăn bữa cơm tất niên, trước khi ăn, cả nhà già trẻ đều tụ họp đầy đủ. Đầu tiên lễ Thần Phật, rồi lễ tổ tiên, hành đại lễ 3 quỳ 9 cúi, cảm tạ Thần Phật và tổ tiên phù hộ trong cả năm qua, sau đó theo thứ tự đến vấn an và hành lễ đối với các bậc bề trên.

Vào lúc nửa đêm giao thời giờ chính tý (gọi là giao thừa), chính là đã đến thời khắc “3 khởi đầu” (Tam Nguyên) “khởi đầu năm, khởi đầu tháng, khởi đầu giờ”, mọi người đốt pháo hoa, đốt pháo, nổi lửa “Vượng hỏa”, đốt lửa đến sáng, để biểu thị vượng khí thông thiên, hưng long phồn thịnh, đưa không khí náo nhiệt của đêm giao thừa đến cao trào nhất.

Chúc Tết và tiền lì xì

Chúc Tết là phong tục tập quán truyền thống trong dân gian các nước Á Đông, là phương thức mọi người tống cựu nghênh tân, biểu đạt lời chúc tốt đẹp lẫn nhau. Chúng ta thường thấy mồng một Tết người lớn dẫn trẻ con xuất hành chúc Tết họ hàng, bạn bè, và bề trên, dùng lời nói tốt lành chúc mừng năm mới. Người ít tuổi phải cúi đầu kính lễ và nói “Chúc mừng năm mới” Chủ nhà đem đồ ăn nhẹ, bánh kẹo, và phong bao (tiền lì xì) nhiệt tình tiếp đón.

Khi chúc Tết, người lớn thường đem tiền lì xì (áp tuế) đã chuẩn bị từ trước cho trẻ em. Tương truyền tiền lì xì có thể át chế ma tà bởi vì âm “Tuế” gần với âm “Túy” (ma tà), người trẻ nhận được tiền lì xì thì có thể bình an trong cả một năm mới. Tiền lì xì có hai loại: một loại dùng dây màu buộc, bện thành hình rồng, để ở cuối giường. Tiền lì xì được thưởng cho trẻ em sau khi chúc Tết xong, cũng có thể vào lúc giao thừa khi trẻ em còn đang ngủ say, người lớn nhẹ nhàng đặt dưới gối.

Trong dân gian cho rằng, phát tiền lì xì cho trẻ em, thì khi ác quỷ yêu ma hoặc con “niên” (một loài quái vật) làm hại các em, các em có thể dùng tiền lì xì này trấn áp chúng mà hóa dữ thành lành. Ngoài ra, còn có loại tiền lì xì (áp tuế) xứng danh, đó là tặng các cụ già, “tuế” nghĩa là năm, tuổi tác, lì xì (áp tuế) có ý nghĩa mong các cụ trường thọ.

Khi chúc Tết, người lớn thường đem tiền lì xì (áp tuế) đã chuẩn bị từ trước cho trẻ em. (Ảnh: linkedin.com)

Ăn Tết

Ăn Tết thường chỉ giao thừa và mồng một tháng giêng. Trong dân gian, Tết âm lịch về ý nghĩa truyền thống là chỉ từ ngày cúng ông Táo 23 tháng chạp, kéo dài đến ngày 15 tháng giêng, trong đó giao thừa và mồng 1 tháng giêng là cao trào. Ngày cuối cùng của năm Hoàng lịch (âm lịch) là ngày 30 với tháng đủ và 29 với tháng thiếu, tức là Ba mươi Tết.

30 Tết là ngày đại gia đình các nước Á Đông đoàn viên, giống như lễ Tạ ân là Tết truyền thống của người Mỹ. Vào ngày này, các gia đình người Mỹ dường như có xa xôi thế nào đi nữa cũng về nhà đoàn tụ với gia đình, cũng có nghĩa là ăn Tết ngày lễ Tạ ân.

30 Tết là ngày đại gia đình các nước Á Đông đoàn viên. (Ảnh: giadinh.net.vn)

Ăn cơm tất niên là lúc các gia đình náo nhiệt nhất, vui vẻ nhất dịp Tết âm lịch. Thức ăn bữa tất niên đa phần ngụ ý may mắn, món ăn phải có đủ sắc hương vị. Ví dụ bữa tất niên nhất định phải có cá, vì cá âm Hán là ngư, gần với âm dư, tượng trưng “năm nào cũng dư”, “may mắn có dư”. Trong ngày này món ăn mọi người chuẩn bị gấp nhiều lần ngày thường, đêm 30 không thể nào ăn hết được, nhất định phải để lại phần dư, mong cho vận may quanh năm ăn không hết. Do đó ngày lễ Tết này còn gọi là Ăn Tết.

Tối giao thừa, cả nhà quây quần sau bữa tất niên, có tục thức đón giao thừa, phát tiền mừng tuổi, biểu thị coi giữ từ ngày cuối cùng của năm cũ đến ngày đầu tiên của năm mới.

Mồng một Tết có phong tục đi lễ hội chùa đền, rất náo nhiệt, thưởng thức các món ăn, chơi các trò chơi truyền thống, nghỉ ngơi và thư giãn sau một năm bận rộn lao động vất vả.

Theo zhengjian.org
Hải Sơn biên dịch