Vi điêu khắc là loại hình nghệ thuật truyền thống lâu đời của Trung Hoa, từ triều đại nhà Thương (thế kỷ XVII đến thế kỷ XI TCN) loại hình nghệ thuật này đã sớm xuất hiện, đến dưới thời nhà Minh, Thanh thì phát triển rực rỡ nhất.

Xem thêm: Tinh hoa nghệ thuật Phục hưng: Chiêm ngưỡng những ‘bảo vật’ vi khắc gỗ hoàng dương

Có điển cố thành ngữ “Đắc tâm ứng thủ” (tay chuyển theo tâm), thời bấy giờ, không dụng cụ hiện đại, không kính hiển vi, nhưng người xưa dựa vào đôi bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú và một nội tâm thuần tịnh, đã tạo nên loại hình nghệ thuật có một không hai này.

Kỹ thuật tinh vi lưu truyền ngàn năm

Thời nhà Thương, sách viết đều là khắc chữ lên mai rùa hoặc xương thú, vì vậy, để tiết kiệm không gian, chữ viết phải được khắc thật nhỏ. Thời nhà Tùy, Đường quan niệm giáo dục chính là “bách niên chi kế”, là quá trình “trồng người”, do đó rất nghiêm khắc trông coi, vì vậy nhiều sĩ tử vì muốn qua mắt nên đã nghĩ ra trò viết chữ thật nhỏ lên tờ giấy, gọi đùa là “Sách thu nhỏ”. Cho đến triều nhà Minh, Thanh vi điêu khắc mới dần phát triển thành loại hình nghệ thuật bậc nhất.

“Sách siêu nhỏ” viết chữ Nhật trên lá vàng của Trần Phùng Hiển. (Ảnh: thenewslens)

Trong “Vi điêu Xích Bích du cảm lãm hạch chu” có viết: Thời Minh, Thanh kỹ thuật điêu khắc to không phát triển, mà thay vào đó những pho tượng nhỏ, trang sức v.v. phát triển rực rỡ với các loại hình vô cùng phong phú. Trong số đó, nghệ thuật điêu khắc trên hạt quả trám phát triển lên tầm cao mới, các tác phẩm trở thành “bảo vật” được săn đón của giới quý tộc.

Chuỗi tràng hạt khắc 108 vị La Hán, vật yêu thích của Hoàng đế Càn Long, nhà Thanh. (Ảnh: Sohu)

Bí mật đằng sau loại hình nghệ thuật bậc nhất này

Thời nhà Minh, các nghệ nhân chủ yếu dùng hạt quả đào và quả mơ, trong khi đó hạt quả trám ít được sử dụng hơn. Thời này, các nghệ nhân thường lấy các chủ đề về tâm linh, về Thần Phật v.v. như các vị thần tiên, thần thú trừ ác, các loại vật cát tường v.v. được khắc rất tinh xảo. Phần lớn những tác phẩm được hoàn thành sẽ được đem làm vật trang sức, có thể đeo trước vạt áo, hoặc làm vật trang trí treo trên quạt lụa, làm thành tràng hạt v.v. vừa mang ý nghĩa cầu bình an, vừa có tác dụng làm đẹp.

“Ngũ quỷ nháo phán”, một tác phẩm vi điêu khắc tiêu biểu triều Minh, nhân vật sinh động, được đánh giá là tinh xảo hiếm gặp. (Ảnh: Sohu)
Bức điêu hình Triệu Công Minh, hay còn được dân gian gọi là ông “Thần tài”, nhà Minh. (Ảnh: Sohu)

Đến thời nhà Thanh, nghệ thuật vi chạm khắc đã có những bước phát triển vượt trội.

“Đông pha dạ du xích bích” của Trần Tổ Chương (1729), là một trong những tác phẩm tiêu biểu loại hình nghệ thuật này. (Ảnh: Sohu)

Trong cuốn “Vật cô” thời vua Khang Hi, kể về một nghệ nhân tay nghề là bậc nhất, gọi là Kim lão. Ông có thể từ hạt quả đào, điêu khắc ra một bức “Đông Pha du thuyền”: Thuyền lớn rộng rãi, ở giữa là khoang thuyền được chạm khắc hoa văn tinh tế, rất đẹp mắt; bên trong còn có một chiếc bàn và ba cái ghế, ngồi ở giữa là Tô Đông Pha, vị thiền sư ngồi bên cạnh, còn có một cậu thiếu niên đang thổi tiêu; hai bên có hai ô cửa sổ nhỏ, đang khép mở hờ.

Kim lão chia sẻ, để có thể chạm khắc ra một tác phẩm “danh xứng với thực” không chỉ cần có một đôi mắt sáng, một đôi bàn tay kỹ thuật, một nội tâm tinh tế, mà người nghệ nhân còn cần phải buông bỏ những phiền muộn, những điều cố chấp trong lòng, tĩnh tâm lại, từ đó mà tĩnh lặng quan sát thì mới có thể cho ra được những tác phẩm mang theo những giá trị văn hóa, tinh thần.

Tuy vậy, từ những năm cuối triều Thanh cho đến thời Dân quốc, những tác phẩm được điêu khắc ra tuy cũng tinh xảo, nét khắc chạm cũng rất mượt, nhưng nếu so với tay nghề, cũng như các trị nội hàm ở thời Thanh Sơ kỳ thì đã kém xa rất nhiều.

Chúng ta cùng chiêm ngưỡng các tác phẩm, trong đó có một số hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Cố Cung, Đài Loan:

“108 vị La Hán” nhà Thanh (Ảnh: Bảo tàng Cố Cung, Đài Loan)
(Ảnh: Bảo tàng Cố Cung, Đài Loan)
(Ảnh: Bảo tàng Cố Cung, Đài Loan)
(Ảnh: Bảo tàng Cố Cung, Đài Loan)
(Ảnh: Bảo tàng Cố Cung, Đài Loan)
(Ảnh: Sohu)
(Ảnh: Sohu)

Theo Sohu.com

Trâm Anh biên dịch

Clip ý nghĩa: Thần Phật bảo hộ cho ‘người tín Thần Phật’ như thế nào?

videoinfo__video3.dkn.tv||4e9cbeafb__