Mười bốn thế kỷ cùng mưa gió đã gây thiệt hại khá nhiều cho Saint Germain des Prés. Một nhà thờ thuộc loại cổ nhất ở thủ đô Paris nước Pháp đang được trùng tu nội thất một cách toàn diện để mang lại vẻ sáng chói của một viên ngọc quý cho các thế hệ hiện tại và tương lai.

Được xây dựng vào năm 543, nhà thờ đã trải qua rất nhiều biến cố: bị người Viking tấn công và mạo phạm trong cuộc cách mạng Pháp, nhà thờ đã bị hủy hoại, xây dựng lại và khôi phục không chỉ một lần. Nhưng ngày nay, Saint Germain des Prés vẫn là một ví dụ điển hình của kiến ​​trúc thời trung cổ và nghệ thuật trang trí của thế kỷ 19.

Mặt tiền nhà thờ Saint Germain des Prés. (Ảnh: Amelie Dupont / parisinfo.com)
Mặt bên nhà thờ Saint Germain des Prés. (Ảnh: organsofparis.com)

Đầu những năm 1800, thời kỳ sau Cách mạng Pháp, nhà thờ này nằm ​​trong đống đổ nát. Họa sĩ người Pháp Hippolyte Flandrin được thành phố Paris ủy quyền công việc trang trí lại nhà thờ. Theo tổ chức Bảo tồn nhà thờ Saint Germain des Prés, các bức tranh tường của Flandrin, được vẽ từ năm 1842 đến 1864, là tác phẩm đáng chú ý nhất trong các chi tiết trang trí của thế kỷ 19.

Các bức tranh tường trong nhà thờ. (Ảnh: hotels-paris-rive-gauche.com)

Flandrin đã sử dụng nghệ thuật vẽ sáp màu hoặc sáp nóng – kỹ thuật vẽ tranh được phát minh bởi người Hy Lạp cổ đại, theo đó sáp được nấu chảy và sau đó trộn với các sắc tố và nhựa để đạt được sự đồng nhất theo yêu cầu. Nhiệt sau đó được áp lên bề mặt của bức tranh để xóa bất kỳ dấu vết nào được tạo ra bởi chổi hoặc bay. Bức tranh đã được hoàn thiện có hình thức tương tự như tranh sơn dầu.

Nội thất được trang trí phong phú của nhà thờ Saint Germain des Prés ở Paris đang trải qua công việc trùng tu diện rộng. (Ảnh: P. Voisi / Pierre-Antoine Gatier)

Các bức tranh trong nhà thờ Saint Germain des Prés mô tả các nhân vật và cảnh được mô tả trong lịch sử và Kinh thánh. Các bức tranh trong khu vực dàn hợp xướng mô tả các tông đồ của Chúa; thánh đường mô tả những cảnh trong Khổ hình của Chúa và những nhân vật chủ chốt trong lịch sử nhà thờ. Gian giữa của giáo đường tả các cảnh tượng và nhân vật trong Kinh thánh: Một bức tranh của Paul – anh trai Flandrin – là từ Kinh Tân Ước, phần còn lại là từ Kinh Cựu Ước.

(Ảnh: discoverwalks.com)

Điểm nổi bật về kiến ​​trúc của nhà thờ là gian giữa và các cổng vòm từ thế kỷ 11. Đây cũng là tất cả những gì còn lại của vương cung thánh đường kiểu La Mã cổ đại được xây dựng khoảng năm 1000.

(Ảnh: hotels-paris-rive-gauche.com)

Nhà thờ Saint Germain des Prés cũng có tháp chuông lâu đời nhất ở Paris, được hoàn thành vào năm 1014. Tòa nhà và thánh đường hoàn thành vào năm 1150, thể hiện phong cách kiến ​​trúc theo kiến ​​trúc Gô tích với các đặc trưng như thánh đường ba tầng, các cung vòm lớn và cửa sổ cao.

Tháp chuông nhà thờ.(Ảnh: eglise-saintgermaindespres.fr)

40 mũ cột kiểu La Mã trên đỉnh của các cột. Trong khi phản ánh chủ đề trang trí giống các bức tranh, với những cảnh lịch sử và trong kinh thánh, các hình chạm khắc trên mũ cột cũng mô tả cảnh đời sống của các tu sĩ, thực vật và động vật để truyền cảm hứng và giáo dục cho dân chúng vốn phần lớn không biết chữ vào thời đó.

Mũ cột kiểu La Mã. (Ảnh: hotels-paris-rive-gauche.com)

Để vẻ đẹp của nhà thờ Saint Germain des Prés tiếp tục làm say mê và giáo dục các thế hệ hiện tại và tương lai, một dự án bảo tồn và trùng tu rất lớn đã được tiến hành từ năm 2016, tạo cho nội thất nhà thờ một dáng vẻ tươi mới và dự kiến hoàn thành toàn bộ vào năm 2020.

(Ảnh: paris.fr)

Theo LORRAINE FERRIER, EPOCH TIMES

Clip hay:

videoinfo__video3.dkn.tv||9983cd854__