Những người chơi đồ gốm đều biết “Nam Thanh Bắc Bạch” (phía nam nổi tiếng với sứ Thanh Hoa, phía bắc nổi tiếng với sứ trắng), những đồ sứ này có thể nói là độc chiếm và dẫn đầu trong những loại gốm sứ thời kỳ nhà Tống. Nhưng nhà Tống cũng có một loại sứ được nung đốt, nó chính là sứ men đen.

Đây là một trong những loại men sứ được nung đốt sớm nhất ở Trung Hoa, nó có cùng thuộc tính với sứ Thanh Hoa, chỉ có điều men sứ đen này chứa hàm lượng sắt cực cao, men sứ Thanh Hoa có hàm lượng sắt chỉ bằng một phần mười của loại men sứ đen này.

Có người nói, màu đen này không phải là một màu sắc khó khăn để tạo ra, cũng không phải màu sắc hiếm có, càng không phải màu có giá trị. Nhưng điều kỳ lạ chính là, sứ được tráng men đen từ thời nhà Tống có giá không hề rẻ, hiện nay trên thị trường được rất nhiều những nhà sưu tầm xem trọng.

(Ảnh: sohu)

Men sứ đen thời Tống được nung đốt ở rất nhiều lò nung nổi tiếng, ví dụ như lò nung Hà Bắc, lò nung Kiến An, Giang Tây, Cát Châu, Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Nam, Tây Hạ Linh Vũ v.v. Trong đó có hai lò nung sản xuất ra nhiều đồ sứ men đen nhất là lò nung tại Kiến An và Cát Châu.

Thời Nam Bắc Tống, hoàng đế Tống Huy Tông có thú đấu trà, tức thi về độ tinh tế của người uống trà, ông đích thân viết cuốn “Đại quan trà luận”, có thể thấy sự ham mê và sùng bái về trà của vị vua này như thế nào. Bởi người thời Tống khi thi đấu muốn xem khi uống cạn trà, tách trà nào để được bọt trà nhiều nhất và lâu nhất thì người đó sẽ thắng, vì thế mà sinh ra men sứ đen để dễ đánh giá và nhìn thấy bọt trà.Trà đạo và thư pháp ngày càng phổ biến và lưu hành trong từng người dân nhà Tống. Thái Tương, tự là Quân Mô, người huyện Hưng Hóa, Phúc Kiến là một thư pháp gia, nhà văn học, nhà chính trị từng làm quan tại Tuyền Châu, Phúc Châu và Hàng Châu. Vào năm thứ 4 vua Trị Bình (1067), Thái Tương qua đời, ông để lại cuốn “Trà lục” có thể nói là trứ tác chỉ sau “Trà kinh” của Đường Lục Vũ. Cũng vì sự ngưỡng mộ trà đạo từ những văn nhân quan nhân, mà men sứ đen cũng dần dần tiến vào cung đình, sau đó được Tống Huy Tông vô cùng yêu thích, từ đó mới lưu hành khắp thiên hạ.

(Ảnh: sohu)
(Ảnh: sohu)

Thái Tương được biết với những danh xưng riêng, ông là một trong bốn bậc thầy về thư pháp (Tô Đông Pha, Hoàng Đình Kiên, Mễ Phất, Thái Tương). Sự phổ biến của men sứ đen trong thời Tống có thể nói là có liên quan trực tiếp với cuốn “Trà lục” của Thái Tương, trong cuốn sách có ghi: “Kiến An tạo ra sứ men đen, hoa văn như bút lông thỏ, phôi đất dày, giữ nhiệt lâu, dùng tốt nhất. Ngoài men đen, những men sắc tím hay bạc đều không sánh kịp.”

Vì lý do này, nhà Tống là triều đại phổ biến nhất của đồ sứ tráng men đen. Về sau có nhiều lò nung cũng bắt chước sản xuất men sứ đen, nhưng đều không thể sánh với lò nung tại Kiến An, phía nam. Những đồ sứ bắt chước đều được nung trong nhiệt độ cao, rất mỏng và nhanh nguội trà, khi bê rất dễ bị bỏng tay. Cho nên sứ men đen chính gốc ở lò nung Kiến An có số lượng không nhiều, vì thế mà giá thành trong các cuộc đấu giá đều rất cao.

(Ảnh: sohu)

Sứ men đen thời bấy giờ, các loại hình dáng và đồ vật được sản xuất cùng với các kiểu hoa văn, vân đốm được sáng tạo, ví như vân lông thỏ, lông chim ngói, đồi mồi, vân nước nhỏ giọt v.v. Hai lần sáng tạo nghệ thuật trên cùng một đồ vật. Người Nhật Bản thường gọi nó là sứ Thiên Mục, có nghĩa là sứ ở núi Thiên Mục, Chiết Giang. Lý do vào thời nhà Nguyên và nhà Tống, núi Thiên Mục, Chiết Giang là nơi các học giả Nhật Bản tụ họp. Sau khi trở về quê hương, họ mang về những bình trà được sử dụng trong các miếu tự trong núi, đồ sứ men đen lúc đấy cũng được sản xuất tại núi Thiên Mục, do đó có tên là Thiên Mục sứ.

(Ảnh: sohu)

Chiếc chén sứ men đen phía trên được sáng tạo hoa văn bằng cách chấm những giọt dầu vào lòng bát. Chiếc chén này còn được gọi là chén vũ trụ, nó là sự kết tinh của men sứ đen với những giọt dầu mà thành, khi giọt dầu thấm vào men nó sẽ biến đổi sang một màu sắc vô cùng hút mắt, lấp lánh và trong trẻo như những thiên thể trong không gian vũ trụ.

Các văn vật sứ men đen được khai quật hiện này đều có giá trị rất lớn, 9000 vạn nhân dân tệ (tương đương 2,7 tỉ đồng tiền Việt) cho đồ sứ được sản xuất từ lò nung Kiến An, những đồ sứ được cất giữ và giá trị kinh tế của chúng ngày nay đã được mọi người phát hiện. Những men sứ đen với hình dạng hoàn hảo, những hoa văn đặc sắc, thậm chí còn quý hơn nữa vì số lượng hiếm thấy.

Dưới đây là vài văn vật về đồ sứ men đen, mời quý độc giả cùng chiêm ngưỡng:

(Ảnh: chnmus)
(Ảnh: blog.sina)
(Ảnh: sohu)
(Ảnh: xuehua)
(Ảnh: chnmus)

Theo sohu.com

Uyển Vân biên dịch